Phòng Và Ngừa Tiền Sản Giật
Có thể bạn quan tâm
Phòng ngừa tiền sản giật - sản giật
Tiền sản giật còn được gọi là nhiễm độc thai nghén hoặc tăng huyết áp khi mang thai. Huyết áp cao làm co thắt các mạch máu ở tử cung, khiến quá trình cung cấp oxy và dinh dưỡng cho thai nhi bị giảm. Bệnh lý này có thể gây ra nhiều biến chứng cho mẹ và thai nhi và đôi khi thầy thuốc buộc phải kết thúc thai kỳ sớm.
Hình ảnh: Để phòng ngừa tiền sản giật - sản giật, các bà mẹ mang thai nên đi khám thai định kỳ, kiểm tra huyết áp, xét nghiệm nước tiểu.
Theo ước tính của Khoa Sản (BVĐK tỉnh) trung bình mỗi tháng Khoa tiếp nhận khoảng 3 - 4 bà mẹ mang thai bị tiền sản giật và sản giật. Tiền sản giật được chẩn đoán ở phụ nữ mang thai khi có 3 triệu chứng sau: huyết áp cao (>140/90 mmHg), phù, nước tiểu có protein niệu. Sản giật là biến chứng cấp tính của tiền sản giật, có kèm theo co giật và hôn mê. Về lý thuyết, tiền sản giật và sản giật thường xảy ra ở mọi lứa tuổi mang thai, nhưng thường gặp ở những người mang thai lần đầu, phụ nữ lớn tuổi (trên 40), phụ nữ béo phì, chế độ dinh dưỡng kém, có bệnh như bệnh thận mãn tính, bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, thai trứng, hoặc những thai phụ mang đa thai, đa ối và thai phụ có tiền sử tiền sản giật - sản giật.
Tuy nhiên, tiền sản giật và sản giật thường không được phát hiện nếu không kiểm tra huyết áp hoặc xét nghiệm nước tiểu định kỳ. Nhiều sản phụ chủ quan không đi khám thai định kỳ để được kiểm tra huyết áp, xét nghiệm nước tiểu… khi vào viện mới biết huyết áp cao, protein niệu mức độ cao ảnh hưởng tính mạng bản thân và thai nhi.
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Hữu Tiến - Phó trưởng khoa Sản (BVĐK tỉnh) cho biết: “Tiền sản giật và sản giật có thể gây biến chứng nghiêm trọng cho người mẹ và thai nhi. Với người mẹ có thể gây phù não, xuất huyết não - màng não, phù võng mạc, xuất huyết vùng dưới bao gan, suy tim, suy thận, phù phổi cấp, rối loạn đông chảy máu trong lòng mạch, giảm tiểu cầu. Với thai nhi, có thể làm thai nhi chậm phát triển, suy thai, tử vong chu sinh cao… Nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể đe dọa tính mạng cả mẹ và con”.
“Để phòng ngừa tiền sản giật - sản giật, các thai phụ nên đi khám thai định kỳ (ít nhất 3 tháng/lần). Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung canxi, vitamin D hợp lý có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. Ăn nhạt tốt cho tim mạch và giúp hạn chế triệu chứng phù khi mang thai. Đồng thời, bà mẹ mang thai nên giữ ấm khi thời tiết lạnh và ẩm ướt; cần được nghỉ ngơi, chăm sóc tích cực trong thời kỳ hậu sản…”, BS Tiến lưu ý.
Tác giả bài viết : Thùy Vy (Trung tâm TT- GDSK)
Nguồn tin : Báo Bình Định Online
Từ khóa » Chẩn đoán Tiền Sản Giật Bộ Y Tế
-
Quyết định 1911/QĐ-BYT 2021 Tài Liệu Hướng Dẫn Sàng Lọc Và điều ...
-
Chẩn đoán Và Xử Trí Tăng Huyết áp, Tiền Sản Giật Và Sản Giật
-
Quyết định Số 1911/QĐ-BYT Ngày 19 Tháng 4 Năm 2021 Của Bộ Y Tế ...
-
Tiền Sản Giật Và Sản Giật - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
SẢN GIẬT VÀ TIỀN SẢN GIẬT - Bệnh Viện đa Khoa Tỉnh Quảng Ninh
-
[PDF] Hướng Dén Quốc Gia - Vụ Sức Khỏe Bà Mẹ -Trẻ Em - Bộ Y Tế
-
Tiền Sản Giật Và Sản Giật – Phác Đồ Bộ Y Tế - Y Học Tổng Hợp
-
Bộ Y Tế Hướng Dẫn Sàng Lọc Và điều Trị Dự Phòng Tiền Sản Giật
-
[PDF] TiỀN SẢN GiẬT VÀ SẢN GiẬT - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Hướng Dẫn Sàng Lọc Và điều Trị Dự Phòng Tiền Sản Giật | BvNTP
-
Khám Chữa Bệnh Phổ Biến Kiến Thức Y Khoa
-
Sàng Lọc Và điều Trị Dự Phòng Tiền Sản Giật - FAMILY HOSPITAL
-
Sản Phụ Bị Mất Thị Lực Và Phù Não Do Tiền Sản Giật Nặng được Cấp ...
-
Hướng Dân Sàng Lọc Và điều Trị Dự Phòng Tiền Sản Giật (Ban Hành ...