Phớt Máy Bơm Là Gì? Cách Thay Phớt Máy Bơm Chuẩn

Khi tìm mua một sản phẩm máy bơm nước, chắc hẳn bạn sẽ thấy trong thông số kỹ thuật của máy có một bộ phận là phớt bơm. Vậy phớt máy bơm là gì? có cấu tạo và hoạt động ra sao, nó có ảnh hưởng gì trong quá trình sử dụng máy bơm của bạn? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn một cách chi tiết nhất, giúp bạn có thể hiểu về một bộ phận “nhỏ nhưng có võ” trong máy bơm nước này.

phot-may-bom
                                    Phớt máy bơm

Phớt máy bơm là gì?

Phớt máy bơm hay còn được gọi là phốt bơm nước, phớt cơ khí,… tiếng anh là “mechanical seal“. Đây là bộ phận giúp làm kín cốt (trục) máy bơm và guồng bơm khi bơm hoạt động. Phớt bơm có tác dụng ngăn nước không bị văng vào trong máy, bảo vệ động cơ và giúp máy bơm chạy ổn định hơn.

vi-tri-phot-bom
                             Vị trí của phớt máy bơm

Ngoài ra, phớt máy bơm còn được ứng dụng rộng rãi trong một số loại máy móc khác như: máy nén khí, động cơ điện, máy khuấy chìm hoặc các loại máy có trục quay cần làm kín khác.

Cấu tạo và nguyên lý của phớt máy bơm nước

Cấu tạo

Phốt bơm nước được cấu tạo gồm 4 phần chính:

  • Phần quay (rotary): được gắn vào trục bơm và quay theo trục
  • Phần tĩnh (seat – sationary seal): được gắn vào một hốc của guồng (buồng) bơm, trên phớt có đế thân phớt, đế, vòng đệm và mặt chà. Mặt chà thường được làm từ các vật liệu tungsten cacbua/tungsten cacbua (WC/WC), Silicon cacbua/silicon cacbua (SiC/SiC) rất cứng và kháng mài mòn tốt.
cau-tao-phot-bom
Cấu tạo phớt máy bơm
  • Phần lò xo (spring): thường sẽ được gắn trên phần quay (rotary), lò xo này có chức năng đẩy (hoặc nén) phần quay rotary áp sát vào phần tĩnh với một lực nén tiêu chuẩn, làm cho chất lỏng trong guồng bơm không bị rò rỉ ra bên ngoài khi máy bơm hoạt động.
  • Đệm cao su (o-ring): có nhiệm vụ làm kín cho phần tĩnh và trục phần quay, thường được làm từ các vật liệu như NBR, EPDM, FKM, PTFE, Viton vv…

Nguyên lý của phớt máy bơm

Phớt bơm nước hoạt động theo nguyên tắc làm kín trục của dây packing (bôi trơn và làm kín bằng nước) được thực hiện bởi 2 mặt phẳng tiếp xúc trượt lên nhau. Nước sẽ giúp bôi trơn và giải nhiệt cho bộ phận này. Phớt bơm khi quay với tốc độ cao sẽ tạo ra lớp màng nước làm kín phớt. Khi máy bơm đang hoạt động thì phớt bơm sẽ chuyển động lên xuống tạo nên áp lực để hút và đẩy nước.

Phớt cơ khí được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau tùy vào tính năng của máy bơm và nhu cầu của khác hàng. Ví dụ như phốt bơm nước chịu nhiệt dùng cho bơm nước nóng sẽ được cấu tạo từ vật liệu Silic và thép không gỉ (SiC/ SiC/ VITON/ SUS304) có thể chịu nhiệt độ từ -20ºC đến +180ºC đa phần sử dụng cho các loại bơm ly tâm của Italy như máy bơm nước Ebara, máy bơm nước Pentax…

Các loại phớt máy bơm

Phớt máy bơm nước có thể được chia làm nhiều loại tùy thuộc vào nhiều tiêu chí khác nhau như:

Theo hãng sản xuất:

  • Phớt bơm Ebara
  • Phớt máy bơm Pentax
  • Phốt máy bơm nước Panasonic
  • Phớt bơm Grundfos
  • Phớt máy bơm Hanil
  • Phớt máy bơm Teral
  • Phốt bơm Tsurumi

phot-may-bom

Phớt bơm nước theo ứng dụng:

  • Phớt máy bơm nước công nghiệp
  • Phớt máy bơm nước gia đình
  • Phớt bơm trục đứng
  • Phớt bơm chìm nước thải
  • Phốt bơm nước chịu nhiệt
  • Phớt bơm trục ngang
  • Phớt bơm hóa chất
  • Phớt máy bơm tăng áp

Cách chọn phớt máy bơm tốt nhất

Phớt cơ khí hiện nay được sản xuất rất thuận tiện để có thể lắp trên nhiều loại máy bơm nước khác nhau. Tuy vậy, tùy từng điều kiện làm việc, điều kiện chất lỏng khác nhau mà người dùng nên lựa chọn các loại phớt bơm phù hợp để đạt hiệu quả làm việc cao nhất. Sau đây là một số cách chọn phớt máy bơm tốt nhất mà chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn:

  • Lựa chọn theo điều kiện làm việc và độ bền: Nhiệt độ, Độ giãn nở, Áp suất nén, Chống ăn mòn & Độ nhớt lưu chất.
  • Chọn theo phạm vi ứng dụng: Nhà máy bơm nước, sản xuất máy móc công nghiệp hoặc nhà máy thực phẩm
  • Chọn theo thông số phot may bom: Áp suất khoan chứa phớt, Nhiệt độ chất lỏng, Tốc độ quay & đặc điểm lưu chất.
  • Nguyên tắc lựa chọn: O-ring, 2 mặt phớt, kiểu dáng lò xo, loại phớt phù hợp với không gian & lưu chất.
  • Chọn phớt bơm ngành thực phẩm và dược phẩm: Đây là ngành được quản lý rất chặt chẽ về chất lượng các thiết bị khi sử dụng. Đối với những thực phẩm khi bị đọng lại trong rãnh chứa O-ring, chúng có thể lên men và tạo ra nhiều vi khuẩn có hại. Bởi vậy, nên sẽ có phốt bơm nước làm mát bằng nước được thiết kế đặc biệt.
phot bom nuoc ebara
         Phớt bơm nước chịu nhiệt Ebara

Yêu cầu vật liệu chế tạo cho phớt bơm nước chịu nhiệt thực phẩm: O-ring – EDPM;  Lò xo – SS304, SS316; Mặt chà – Carbon or Sic; Mặt phớt – Carbon or Sic

  • Chọn phớt cho máy bơm dầu truyền nhiệt: Nhiệt độ max 220ºC, O-ring Viton
  • Chọn phớt bơm trục đứng nước nóng: Nhiệt độ max 140ºC. O-ring EDPM hoặc FKM, FFKM, PTFE

Cách lắp phớt máy bơm nước chuẩn

Máy bơm bị hở phớt

Trong quá trình sử dụng, do nhiều nguyên nhân mà phớt máy bơm nước có thể bị hở, vỡ. Dẫn đến các hiện tượng như cắm điện vào mà máy bơm không lên, có nước chảy ra ở phần nối giữa thân bơm với guồng bơm. Nguyên nhân khiến máy bơm bị hở phớt có thể kể đến như:

  • Lựa chọn máy bơm không phù hợp, dùng máy bơm thông thường để bơm nước nóng, hóa chất…
  • Để máy bơm chạy khô quá lâu, làm cho bề mặt tiếp xúc giữa phần tĩnh và phần động của phớt ma sát, sinh nhiệt mà không được làm mát, dẫn đến bị mòn nhanh hoặc vỡ
phot-may-bom-bi-vo
                                         Phớt máy bơm bị vỡ
  • Máy bơm bị rung do đặt bơm tại nơi không bằng phẳng, bơm bị lệch trục…
  • Bơm bị rơi hoặc va đập mạnh khớp nối vào trục bơm.

Thay phớt máy bơm nước

Bước 1: Tháo rời phần thân máy và guồng bơm, gỡ phớt ra và vệ sinh vị trí đặt phớt

Bước 2: Kiểm tra độ lệch trục và độ nhám của vị trí đặt phốt bơm

Bước 3: Dùng chất bôi trơn thoa đều vào trục, o-ring, hốc phần tĩnh.

Bước 4: Lắp phớt vào vị trí và căn chỉnh thật chính xác, khi lắp nên cẩn thận để tránh làm vỡ hoặc xước phần mặt chà. Lưu ý khi lắp phớt bơm cần kiểm tra độ đàn hồi, độ căng lò xo phớt, nếu cảm thấy chưa đủ thì nên lắp thêm long đèn.

cach-thay-phot-may-bom

Bước 5: Vệ sinh sạch sẽ các bộ phận còn lại như gioăng chống nước, trục bơm… sau đó lắp lại.

Bước 6: Khi lắp xong có thể dùng tay quay nhẹ bơm, không có tiếng va chạm cơ khí là được.

Việc thay phớt máy bơm nước khá dễ dàng, tuy nhiên người lắp cần phải cẩn thận để tránh làm xước mặt chà của phớt hoặc đặt phớt bị lệch dẫn đến bị rò gỉ nước khi sử dụng.

Như vậy, chúng tôi đã giới thiệu với các bạn rất chi tiết về phớt máy bơm nước. Hi vọng bài viết trên sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình sử dụng máy bơm. Qua đó giúp mọi người có thể tự lắp đặt hoặc sửa chữa, thay phớt máy bơm một cách dễ dàng mà không cần phải nhờ đến thợ.

Từ khóa » Cách Thay Phớt Máy Bơm Công Nghiệp