Photpho Nguyên Tử Khối - Học Tốt Hóa Cùng Toppy!

1.7/5 - (413 bình chọn)

Kiến thức hóa học thật rộng lớn khiến không ít các bạn học sinh ngao ngán. Nhưng sẽ dễ dàng và thú vị biết bao nếu chúng ta có kế hoạch học tập hợp lý. Tích góp và ôn tập kiến thức từng chút một chắc chắn sẽ giúp chúng ta ghi nhớ lâu và ứng dụng hiệu quả. Hôm nay, hãy cùng Toppy khám phá kiến thức về photpho nguyên tử khối ngay thôi nào!

Table of Contents

Toggle
  • Cấu tạo nguyên tử của photpho – Photpho nguyên tử khối
  • Tính chất vật lý của photpho 
    • Photpho trắng
    • Photpho đỏ
  • Tính chất hóa học của photpho nguyên tử khối 
    • Tính oxi hóa
    • Tính khử
      • Photpho có thể cháy trong không khí khi bị đốt nóng
      • Photpho có thể tác dụng dễ dàng với khí clo khi bị đốt nóng
  • Ứng dụng của photpho
  • Lời kết,
  • Giải pháp toàn diện giúp con đạt điểm 9-10 dễ dàng cùng Toppy

Cấu tạo nguyên tử của photpho – Photpho nguyên tử khối

Cấu trúc photpho nguyên tử khối
Cấu trúc photpho nguyên tử khối

Trong bảng Hệ thống tuần hoàn, photpho thuộc ô thứ 15, nhóm VA và chu kỳ 3

Cấu hình electron nguyên tử:  1s22s22p63s23p3. 

Hóa trị của photpho có thể là 5 do có 5 electron ở lớp ngoài cùng. Bên cạnh đó còn có hóa trị 3 trong một số hợp chất.

Photpho nguyên tử khối là 31.

Tính chất vật lý của photpho 

Một số loại chất photpho trong thực tế
Một số loại chất photpho trong thực tế

Photpho có thể tồn tại ở nhiều hình thù khác nhau, tùy vào các loại photpho.  Đáng chú ý nhất là photpho trắng và photpho đỏ. Tính chất vật lý cụ thể như sau:

Photpho trắng

Photpho trắng là loại chất rắn trong suốt, màu trắng hoặc hơi vàng, rông giống như sáp khi quan sát. Có cấu trúc mạng tinh thể phân tử, những phân tử P4 nằm ở nút mạng và liên kết với nhau bằng lực tương tác yếu trong tinh thể.

Một số tính chất vật lý như: Mềm, dễ nóng chảy (tnc = 44,1oC); Không tan trong nước, tan trong một số dung môi hữu cơ như C6H6, CS2, … ; Rất độc và gây bỏng nặng khi rơi vào da; bốc cháy trong không khí ở nhiệt độ trên 40oC, nên được bảo quản bằng cách ngâm trong nước. Phát quang màu lục nhạt trong bóng tối ở nhiệt độ thường; khi đun nóng đến nhiệt độ 250oC và không có không khí, photpho trắng chuyển dần thành photpho đỏ là dạng bền hơn.

Photpho đỏ

Photpho đỏ có dạng chất bột màu đỏ khi quan sát, dễ hút ẩm và chảy rữa. Chất này bền trong không khí ở nhiệt độ thường và không phát quang trong bóng tối.

Một số tính chất vật lý đáng chú ý như: Không tan trong các dung môi thông thường; bốc cháy ở nhiệt độ trên 250oC; không có không khí khi đun nóng mà photpho đỏ chuyển thành hơi, khi làm lạnh thì hơi đó ngưng tụ lại thành photpho trắng; có cấu trúc polime nên khó nóng chảy và khó bay hơi hơn photpho trắng.

>>> Tìm hiểu về muối: Tìm hiểu muối nitrat là gì với phương pháp học hiệu quả  và Axit photphoric và muối photphat – Học hóa không hề khó!

Tính chất hóa học của photpho nguyên tử khối 

Photpho là phi kim tương đối hoạt động. Photpho đỏ hoạt động hóa học yếu hơn photpho trắng do kiểu mạng phân tử. Trong các hợp chất, photpho có các mức oxi hóa -3, +3 và +5. Vì vậy mà photpho thể hiện tính oxi hóa hoặc tính khử khi tham gia phản ứng hóa học.

Tính oxi hóa

Photpho thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với kim loại
Photpho thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với kim loại

Tác dụng với một số kim loại hoạt động tạo ra photphua kim loại và sau đó bị thủy phân mạnh giải phóng thành photphin.

Tính khử

Photpho có thể bị đốt cháy khi tác dụng với oxi
Photpho có thể bị đốt cháy khi tác dụng với oxi

Với tính khử, Photpho có thể tác dụng với các phi kim hoạt động như oxi, halogen, lưu huỳnh,… và các hợp chất có tính oxi hóa mạnh khác.

Photpho có thể cháy trong không khí khi bị đốt nóng

  •  Trường hợp thiếu oxi: 4P + 3O2→2P2O3

                                                           (điphotpho trioxit)

  • Trường hợp dư oxi: 4P + 5O2→2P2O5

                                                          (điphotpho pentaoxit)

Photpho có thể tác dụng dễ dàng với khí clo khi bị đốt nóng

  • Trường hợp thiếu clo: 2P + 3Cl2→2 PCl3

                                                        (photpho triclorua)

  • Trường hợp dư clo: 4P+ 5Cl2→2 PCl5

                                                        (photpho pentaclorua)

Ứng dụng của photpho

Photpho được ứng dụng đa dạng trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và cả quân sự
Photpho được ứng dụng đa dạng trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và cả quân sự

Một số ứng dụng của photpho trong thực tế đáng chú ý như:

  • Được sử dụng phần lớn trong sản xuất axit photphoric, ngoài ra còn dùng trong sản xuất diêm.
  • Nhờ tính dễ cháy, tạo màn khói và sương độc photpho trắng còn được ứng dụng trong quân sự để chế tạo vũ trang như bom lửa, bình khói, bom khói, đạn lửa,…
  • Ở nhiệt độ thường, photpho đỏ không bị chát nên có thể sử dụng làm hóa chất phục vụ quá trình nông nghiệp, nhất là làm phân bón trong trồng trọt.
  • Photphat được dùng trong sản xuất các loại thủy tinh, đặc biệt là thủy tinh sử dụng trong đèn hơi Natri.
  • Photpho được sử dụng trong sản xuất hợp chất hữu cơ chứa photpho. Thông qua các chất trung gian như clorua photpho hay sunfua photpho. Tạo ra đa dạng các chất như: các chất làm chậm cháy, chất làm dẻo, thuốc trừ sâu, chất xử lý nước,…
  • Là thành phần quan trọng trong sản xuất thép, đồng thau chứa photpho và trong nhiều sản phẩm liên quan khác.
  • Photpho đỏ còn được dùng để sản xuất vỏ bao diêm, pháo hoa và đặc biệt là mêtamphêtamin (C10H15N).
  • Photpho P32 và photpho P33 được dùng làm chất phát hiện dấu vết phóng xạ trong phòng thí nghiệm hóa sinh học.

Lời kết,

Trên đây là một số thông tin về photpho nguyên tử khối mà Toppy chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng bài viết bổ ích sẽ góp phần củng cố lại thông tin về photpho nguyên tử khối đã học và có thêm một số khám phá mới mẻ. Bên cạnh đó, có thể mang lại những giây phút học tập thú vị với bộ môn hóa học nhé! Chúc các bạn đạt kết quả học tập thật tốt!

>> Xem thêm các bài viết khác

  • Bí quyết đột phá, nắm vững chương trình Hóa học lớp 11(Mở trong cửa số mới)
  • Hóa trị và số oxi hóa – Kiến thức tổng quan cần nắm rõ(Mở trong cửa số mới)
  • Tính chất hóa học của Oxi hóa 8 – lưu ý quan trọng khi học(Mở trong cửa số mới)
  • Phản ứng Oxi hóa – khử lớp 8 – Các dạng bài tập hay gặp(Mở trong cửa số mới)
  • [Lưu ngay] Các công thức hóa học lớp 8 cần nhớ -Toppy(Mở trong cửa số mới)

Giải pháp toàn diện giúp con đạt điểm 9-10 dễ dàng cùng Toppy

Với mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm, Toppy chú trọng việc xây dựng cho học sinh một lộ trình học tập cá nhân, giúp học sinh nắm vững căn bản và tiếp cận kiến thức nâng cao nhờ hệ thống nhắc học, thư viện bài tập và đề thi chuẩn khung năng lực từ 9 lên 10.

Kho học liệu khổng lồ

Kho video bài giảng, nội dung minh hoạ sinh động, dễ hiểu, gắn kết học sinh vào hoạt động tự học. Thư viên bài tập, đề thi phong phú, bài tập tự luyện phân cấp nhiều trình độ.Tự luyện – tự chữa bài giúp tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian học. Kết hợp phòng thi ảo (Mock Test) có giám thị thật để chuẩn bị sẵn sàng và tháo gỡ nỗi lo về bài thi IELTS.

Học online cùng Toppy
Học online cùng Toppy

Nền tảng học tập thông minh, không giới hạn, cam kết hiệu quả

Chỉ cần điện thoại hoặc máy tính/laptop là bạn có thể học bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu. 100% học viên trải nghiệm tự học cùng TOPPY đều đạt kết quả như mong muốn. Các kỹ năng cần tập trung đều được cải thiện đạt hiệu quả cao. Học lại miễn phí tới khi đạt!

Tự động thiết lập lộ trình học tập tối ưu nhất

Lộ trình học tập cá nhân hóa cho mỗi học viên dựa trên bài kiểm tra đầu vào, hành vi học tập, kết quả luyện tập (tốc độ, điểm số) trên từng đơn vị kiến thức; từ đó tập trung vào các kỹ năng còn yếu và những phần kiến thức học viên chưa nắm vững.

Trợ lý ảo và Cố vấn học tập Online đồng hành hỗ trợ xuyên suốt quá trình học tập

Kết hợp với ứng dụng AI nhắc học, đánh giá học tập thông minh, chi tiết và đội ngũ hỗ trợ thắc mắc 24/7, giúp kèm cặp và động viên học sinh trong suốt quá trình học, tạo sự yên tâm giao phó cho phụ huynh.

Từ khóa » Nguyên Tử Khối Của P