Phụ âm Kép Gi, Qu.

Diễn Đàn Hội Luận Phỏng Vấn Hiện Tình Việt Nam

Đáp Lời Sông Núi – Trên mạng toàn cầu paltalk.com

  • Lời Ngỏ
  • Nội Quy
  • Liên Lạc
  • Biểu ngữ
  • Danh ngôn
    • Danh ngôn về Tình bạn
    • Lời hay ý đẹp
    • Những Nhân Vật Nổi Danh Thế Giới Nói Gì Về Cộng Sản ?
    • Ý tưởng hay
  • Audio Phỏng Vấn – Hội Luận
  • Lịch trình hội luận hằng tuần
  • Địa Chỉ Các Tổ Chức Quốc Tế
  • Cầu nguyện cho Công Lý và Hoà Bình
    • Cầu nguyện cho Người đã qua đời
Phụ âm kép gi, qu. Ngôn ngữ Việt, Nguyễn Phước Đáng 14.11.2011 1 bình luận Chữ Việt có 7 phụ âm kép: ch, gi, ng, nh, qu, th, tr.  Tôi không coi ghngh là phụ âm kép, mà chỉ coi gh là biến thể của gngh là biến thể của ngH trong ghnghh câm, không có công dụng thay đổi âm của gng.  Theo ý tôi, bỏ h ra, âm gng không bị thay đổi, nhứt là ng. Bảy phụ âm kép nầy chỉ kép về hình thức, tức do 2 chữ cái phụ âm ghép lại.  Còn “nội dung”, phát âm của mỗi phụ âm kép chỉ cho ra một âm trơn, một tiếng, mà thôi. Năm phụ âm kép ch, ng, nh, th, tr được cấu tạo cách bình thường, là ghép 2 phụ âm (trơn) vào nhau để tạo ra 1 phụ âm khác, phát ra tiếng khác với tất cả những phụ âm đã có.  Và 5 phụ âm kép nầy không gây ra điều chi rắc rối cho người nghiên cứu chữ Việt. Riêng 2 phụ âm kép gi, qu được cấu tạo cách khác lạ, là lấy 1 chữ cái phụ âm ghép với 1 chữ cái nguyên âm để tạo ra 1 phụ âm khác, phát ra tiếng khác với tất cả phụ âm đã có.  Và 2 phụ âm kép nầy đã gây ra lắm điều nhiều chuyện trong việc nghiên cứu chữ Việt. Theo tôi, chuyện gây rối lung tung là do cách nghiên cứu kỳ quặc của những nhà ngôn ngữ học tuân thủ theo ngành ngữ âm học được ứng dụng cho các thứ chữ Pháp và Anh.  Người ta đưa ngữ âm học một cách cứng nhắc vào tiếng Việt, nên gây rối, không tìm ra được cách lý giải cho một số chữ có phụ âm kép giqu. A.- Phụ âm kép gi. Ở San Jose có một vị viết một bài với tên tựa “Chữ ‘Giê’ nầy sai”.  Ông nầy quả quyết rằng hằng triệu (toàn dân) người Việt đều đã viết sai chữ “giê” trong chữ phiên âm “chó bẹc-giê”, “giê-rô”, phải viết là “chó bẹc-”, “-rô” mới trúng.  Từ đó suy thêm, viết “giẻ” rách, “gien” di truyền cũng sai, phải viết “gẻ” rách, “gen” di truyền mới trúng. Có lẽ từ vài chữ sau đây, giết, giêng, (láng) giềng, giếng (nước), ông thấy g phải có âm giơ mới đọc ra được g+iết, g+iêng, g+iềng, g+iếng, còn gi+ết, gi+êng, gi+ềng, gi+ếng… thì làm sao phát ra âm như mình muốn được. Từ đó ông nầy cho rằng, đứng trước i, e, ê thì g = gi.  Vậy thì chỉ 1 âm giơ mà biểu thị bằng 2 ký âm ggi. Trong một cơ hội hiếm hoi, tôi có được xấp bài thuyết giảng của Giáo sư Phạm Văn Hải, một đệ tử chân truyền của G/s Nguyễn Đình-Hoà và Học giả Lê Ngọc Trụ, tên tựa là “Hệ Thống Chữ Viết của Người Việt”.  Đoạn viết về gi, Ông Phạm Văn Hải viết: Trích:  “- g, gi là 2 cách viết (hai biến thái) của một âm vị /gi/     g đứng trước các âm chính i, iêya.  (Cái ), (tháng) giêng, (chém) giết, (giặt) gỵa.”    Hết trích Vậy G/s Hải cũng cho rằng g có 2 cách phát âm, 1 là “”, 1 là “giơ”.  Chỉ khác ở chỗ ông Hải cho rằng g chỉ phát âm “giơ” trước i, iê, và ya mà thôi: gì, giết, giêng, gỵa.  Còn trước e, ê thì vẫn phải dùng gi: Giê-su, giẻ… Tôi không đồng tình phụ âm g có 2 âm khác nhau, 1 là “”, 1 là “giơ” (âm gần giống với j, jơ, của Pháp).  Tất cả mẫu âm của chữ Việt chỉ có một âm mà thôi (Trừ 2 trường hợp: 2 ký hiệu mẫu âm ck có chung âm là “”; và i có âm gần giống y)  Ông Phạm Văn Hải dùng từ “mẫu âm” để chỉ nguyên âm, âm chánh.  Còn tôi dùng từ “mẫu âm” để chỉ tất cả 39 âm căn bản, gồm chánh âm (nguyên âm & bán nguyên âm) và phụ âm. Có người hỏi tôi, trong vài trường hợp, không dùng g = gi thì ông lý giải thế nào về mấy chữ: (chim) gi, (là) , (chém) giết, (tháng) giêng, giếng (nước)… Tôi xin trình bày ý mọn của tôi, như sau: 1) Mỗi một mẫu âm chỉ có một cách phát âm mà thôi, không thể khi thì phát âm thế nầy, khi thì phát âm thế khác.  39 âm căn bản (mẫu âm) có 39 tiếng phát âm khác nhau.  Không thể g phát âm “” chỗ nầy, lại có khi g phát âm “giơ” chỗ khác.  Làm vậy là làm rối loạn quốc ngữ, bắt học sinh phải nhớ những chuyện thật vô lý (một biểu thị có tới 2 lối phát âm, dù là tử âm, phụ âm) 2) Các từ gi, gì, giết, giêng, giếng… phân tích ra thấy gi+-, gi+-, gi+ết, gi+êng, gi+ếng, không thể phát âm ra gi, gì, giết, giêng, giếng…  Tôi thấy các từ nầy nằm trong qui tắc sau đây: “Trong một chữ quốc ngữ không có 2 nguyên âm giống nhau đứng liền nhau.  Nếu có thì phải bỏ bớt một”  Theo tôi, các chữ nêu trên đúng ra phải viết đủ như vầy: (chim) gii, (làm) giì, (chém) giiết, (tháng) giiêng, giiếng (nước).  Chữ i trước là thành phần “kép” của phụ âm kép gi, còn i sau là thành phần của bán nguyên âm kép .  Vậy mình đánh vần gi+i, gi+ì, gi+iết… (giơ+i, giơ+ì, giơ+iết…) thì sẽ ra đúng với tiếng mình muốn ghi lại.  Tuân thủ qui tắc bỏ bớt một nguyên âm, nên các chữ đó thành ra những chữ giống như chúng ta thấy đang dùng hôm nay.  Riêng chữ gỵa, theo tôi phải viết là giịa mới chỉnh.  Bỏ 1 i thì còn gịa.  Chữ nầy dễ lộn với chữ giạ, nên người xưa chế ra chữ gỵa.  Thật ra quốc ngữ không có vần ya, mà chỉ có vần ia.  Nhưng thỉnh thoảng mình cũng thấy vần ya, vì có qui tắc nầy “Vần ia, iu khi ráp với u hay vần xuôi có u phía trước thì i phải đổi thành y”: (canh) khuya, khuỷu tay, té khuỵuya mà ráp với phụ âm phía trước thì chỉ có 1 chữ duy nhứt gỵa.  Có lẽ người ta nghĩ y = ii, nên mới chế chữ như vậy.  Nếu nghĩ như vậy mà được mọi người chấp thuận, thì viết gyết, gyêng thay cho giết, giêng cũng được. 3) Âm kép là âm được chế tạo thêm để có đủ âm căn bản cho hệ thống tạo chữ Việt.  Nếu cắt rời một thành phần của âm kép, thì tức thời nó không còn là âm kép nữa.  gi mà bị ngắt i ra, thì tức thời đâu còn là gi nữa, mà chỉ còn là g thôi, nghĩa là sẽ trở lại là âm “” trơn thôi.  Tôi gọi lối phân tách âm kép ra tới từng chữ cái là theo lối ngữ âm học áp dụng cho chữ Pháp và chữ Anh, áp dụng vào chữ Việt chỉ gây phức tạp, rối rắm mà thôi. 4) Nếu chúng ta chịu cải tiến chữ Việt bằng cách dùng j thay gi (làm gọn một phụ âm), thì không còn gì vướng mắc.  Các chữ gây rắc rối được viết như vầy, (chim) ji, (là) , (chém) jiết, (tháng) jiêng, jiếng (nước)… thì đâu còn gì để tranh luận. [Có người cho rằng âm của j không giống âm của gi.  Nói như vậy là quên rằng ta chỉ mượn bộ chữ cái thôi. Còn âm thì ta toàn quyền sửa đổi ít nhiều để phù hợp trong việc ghi âm tiếng Việt.  Âm Tr của Anh đâu giống âm Tr của ta.  Âm G của Anh trước âm i, e đâu giống G của Pháp.  Âm E của Anh (phát âm là i), của Pháp (phát âm là ơ), của ta (phát âm là e) đâu giống nhau] B.- Phụ âm kép qu. Gần như những nhà ngôn ngữ đều cho rằng c, kq cùng âm, là /k/. G/s Phạm Văn Hải viết, “c, kq là 3 cách viết của một âm vị /k/”. Ông Đỗ Việt Hùng (“Tiếng Việt Thực Hành”, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, Hà Nội, 1998) viết, “…-âm /k/ được biểu thị bằng 3 kí hiệu: C, K, Q”. Tôi nhận định về chuyện nầy như sau:       1) Trong chữ Việt, âm c () có rất nhiều công dụng trong việc tạo chữ, vừa đứng được đầu chữ, vừa đứng được cuối chữ: a) C đứng trước, ghép được với 6 nguyên âm a, o, ô, ơ, u, ư để tạo chữ vần xuôi: ca, co, cô, cơ, cu, cư. b) C đướng sau ghép được với 11 chánh âm (gồm nguyên âm và bán nguyên âm) a, e, o, ô, u, ư, ă, â, iê, uô, ươ để tạo chữ vần ngược: ac, ec, oc, ôc, uc, ưc, ăc, âc, iêc, uôc, ươc. c) C cũng được dùng ghép với h để tạo ra phụ âm kép Ch.       2) Trong chữ Việt, k có rất ít công dụng trong việc tạo chữ: a) K chỉ đứng trước, ghép được với 4 nguyên âm e, ê, i y để tạo chữ vần xuôi thôi: ke, kê, ki, ky. b) K cũng được dùng ghép với h để tạo ra phụ âm kép Kh c) K không có chức năng đứng cuối chữ. Vậy, theo tôi, phải viết, “Ck cùng âm là //” hoặc viết “Âm // được biểu thị bằng 2 ký hiệu ck”.  Sự thật, k chỉ là biến thể của c, chỉ thay thế c khi ghép với e, ê, i, y mà thôi.       3) Còn q đứng một mình thì chưa được giao “trách nhiệm” giữ âm gì hết.  Đứng một mình, q không ghép được với bất cứ chánh âm nào để tạo ra chữ, ra vần.  Vậy làm sao coi q có âm giống c hay k được.  Q phải được u ghép vào mới thành phụ âm kép qu, có âm là quơ (hoặc cu-ơ)  Lúc bấy giờ qu mới có chức năng tạo chữ như các phụ âm khác.  Cắt u trong qu ra để định âm q là gì là làm rối nghiên cứu mà thôi.            Vậy, theo tôi, qu không dính dáng với ck.  Cho q = c thì chữ “đi qua” sẽ có thể thành “đi cua” sao?  Chữ “qui y” sẽ có thể thành “cui y”; “quì lạy” thành “cùi lạy” sao? Kính xin quí vị “nhà ngôn ngữ” VN đừng đem ngữ âm học của Pháp & Anh áp dụng vào việc nghiên cứu chữ Việt, rồi phân tích chữ Việt tới từng đơn vị chữ cái, gặp chữ có phụ âm kép, hoặc chữ ráp vần, quí vị sẽ làm rối lung tung, mà không ích lợi gì. Tôi coi các chữ “qua”, “qui”, “quý” là chữ vần xuôi, phụ âm ghép với nguyên âm, giống như các chữ “ta”, “ti”. “” hoặc như “nha”, “nhi”, “tha”, “thi”… Tôi phân tích 3 chữ đó ra 2 phần , phụ âm + nguyên âm, như vầy: Qua = qu+a, đánh vần quơ+a sẽ tự nhiên ra tiếng qua Qui = qu+i, đánh vần  quơ+i = qui Quý = qu+ý, đánh vần quơ+ý = quý. Đến các chữ ráp vần, có một vần rồi, đem vần đó ráp với qu, như các chữ sau đây: quắn, quang, quốc, quân, quính quáng… thì cũng phân tích thành phụ âm + với vần ngược để đánh vần như sau: Quăn = qu+ăn, đánh vần là quơ+ăn sẽ đương nhiên ra tiếng quăn, Quang = qu+ang, đánh vần là quơ+ang = quang, Quốc = qu+ốc, đánh vần là quơ+ốc = quốc (chớ không ra cuốc được) Quân = qu+ân, đánh vần là quơ+ân = quân (Người Nam phát âm ra quưng, sai) Quính = qu+ính, đánh vần là quơ+ính = quính. Quáng = qu+áng, đánh vần là quơ+áng = quáng… Trong một bài góp ý thảo luận về “qui tắc đánh vần” trên Trang Nhà Viện Việt Học (viethoc.org) phần Diễn Đàn Tiếng Việt, tác giả Lily viết: “- Phụ âm QUỜ được ghi lại bằng kí hiệu QU. Phụ âm này chỉ kết hợp với những vần khởi đầu bằng âm U và âm O. Khi viết, người ta lược bỏ chữ U hay chữ O của vần ấy đi. (Thí dụ: QU+ÚY = QUÝ; QU+ OANH = QUANH)” Mọi phụ âm được ghép với nguyên âm thì tạo ra chữ vần xuôi, được ghép với vần ngược thì tạo ra chữ ráp vần: ma, tha, tu, lư, ngu, che, trê, thô, phê: tan, nhang, sông, thênh thang, mênh mông… Lẽ nào phụ âm Qu lại ngoại lệ, “phải ráp với vần khởi đầu bằng O hoặc U?”.  Chữ qua lẽ nào phải là quoa?  Chữ quê lẽ nào phải là quuê?  Chữ Quì lẽ nào phải là Quuì?  Chữ Quang lẽ nào phải là quoang, chữ Quỳnh lẽ nào phải là Quuỳnh? Không biết Bà/Cô Lily lấy đâu ra âm U và âm O bị bỏ ra từ chữ Quuý, Quoanh để hiện nay còn là Quý, Quanh. Hai phụ âm kép giqu là 2 phụ âm gây nhiều tranh cãi rối rắm mà vô ích nhứt.  Những tranh cãi nầy là do quí vị “nhà ngôn ngữ” tìm cách biện giải giqu cách rắc rối, rập theo khuôn “ngữ âm học” của các nhà ngôn ngữ Tây phương. Mong rằng các nhà ngôn ngữ Việt Nam, trong cũng như ngoài nước, nên coi lại, và tìm cách biện giải đơn giản mà thuyết phục mọi người, về 2 phụ âm giqu. Kính, Nguyễn Phước Đáng.

Chia sẻ cùng thân hữu:

  • In
  • Email
  • Facebook
  • Twitter
  • LinkedIn
Thích Đang tải...

Có liên quan

Điều hướng bài viết Thiên thần mũ đỏ – Hùng Cường Thủy thủ biển cả (south Vietnam Navy 1974) – Hùng Cường

1 thoughts on “Phụ âm kép gi, qu.

  1. Nguyến kỳLƯU 16.12.2012 lúc 17:39 Reply

    Tôi là người rất dốt về ngữ pháp việt nam thậm chí không phân biệt nỗi chính tã nưã vậy nên tôi đề xuất như sau. Tôi lấy ví dụ. Dống nhau và Giống nhau. Có gì không? và có dì không? Kíu với và ciú với. Nếu ai viết những câu như vậy lên thành văn thì tôi cũng hiễu được ý nội dung tức là ý cuã người muốn nói gì. Ai bắt bẻ ngữ pháp khi một đưá trẻ học lớp một đến cụ già bãy mươi củng hiễu được ý câu văn là kẽ cố chấp khó tính. Quan trọng là văn cuã bạn có hoá dãi từ thù hận đễ người ta hết hận thù hay không ấy là văn hoá. Mà văn tài ngữ pháp mà gây mâu thuẫn tăng mê muội , lôi bè kéo phái ấy là văn tà ma.

Lưu lại ý kiến đóng góp hay phản hồi vào ô dưới đây : Hủy trả lời

Δ

"Dân tộc ta cần những thanh niên rất thuần túy và sung thực, đem ra làm tròn vẹn các chức vụ của thời đại Cách Mạng là: Cứu Nước, Giữ Nước, Dựng Nước ..."

Chỉ có mình mới tự cứu mình được thôi, và vấn đề Việt Nam phải do người Việt Nam giải quyết lấy ...

Các bài đăng trên trang blog này đuợc đăng tải như 1 thư viện thu nhỏ cho diễn đàn tham khảo, không phản ánh quan điểm hay lập truờng của diễn đàn.

Bài mới đăng

  • Cập nhật thông tin phản hồi về Bản báo cáo Vi phạm NQ 2014 của 24 Tổ chức XHDS, Cuộc đối thoại tại HĐ NQ LHQ mấy ngày qua và IPU
  • Tàu hủ ky (Dry Tofu) kịch độc gây ung thư trôi nổi thị trường
  • 1000 năm trang phục Việt Nam
  • Tôm khô cao su có bán ở chợ Hà Nội ?
  • Giết người quá dễ !!!
  • UPR – BIỂU TÌNH tại GENEVE 05.02.2014
  • Khi đồng tiền tháo chạy
  • Bài Hát Chống Xâm Lăng
  • Tham luận tại Hội thảo “Trách nhiệm của Việt Nam trong vai trò thành viên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc ” ngày 4/2/2014, bên cạnh cuộc Kiểm điểm định kỳ phổ quát về nhân quyền Việt Nam diễn ra tại Geneve vào ngày 5/2/2014
  • Hoàng Sa và Trường Sa: vấn đề kế thừa
  • Thêm một bằng chứng bán nước rõ ràng của đảng CSVN
  • Thư ngỏ gửi các bạn đồng nghiệp (ở Bộ Ngoại giao CHXHCN Việt Nam)

Được xem nhiều nhất

  • Cầu nguyện cho Người đã qua đời
  • Mại dâm trẻ em Việt Nam tại Campuchia
  • Bỏ đảng, rồi sao nữa?
  • Văn hóa “mất nết” và chuyện tố cáo "sếp" lạ lùng nhất thế kỷ
  • Đọc sách Xóm đạo của tác giả Nguyễn Ngọc Ngạn
  • 16 điều gian trá của Hồ tặc
  • Sách lược Việt cộng đối phó với đạo Thờ Thần, đạo Ông Bà
  • Phụ âm kép gi, qu.
  • Trương Tấn Sang gọi Nguyễn Tấn Dũng là "đồng chí X"
  • Miền Bắc Việt Nam Sau Hiệp Định Genève (20-7-1954)

Thư viện

  • AUDIO HỘI LUẬN – PHỎNG VẤN
  • CHUYÊN ĐỀ
    • Bán nguyệt san Tự do ngôn luận
    • Chính trị
    • Chuyện dân tôi
    • Cười ra nước mắt
    • Hán tặc Trung cộng
    • Hoạt động cộng đồng Người Việt Quốc Gia
    • Hướng tâm hồn lên – Sống sao cho đẹp
    • Khoa học – Kiến thức phổ thông
    • Kinh tế
    • Ngôn ngữ Việt
    • Nhìn ra Thế giới
    • Nhận diện thái thú và nô tài
    • Sức khoẻ – Đời sống
    • Tâm bút
    • Tìm thân nhân
    • Tội ác cộng sản
    • Tin học – Computer – Internet
    • Truyện – Hồi ký
    • Việt Nam nhìn lại
    • Văn bản – Tuyên cáo
    • Văn hóa – Nghệ thuật
    • Vườn hình ảnh
    • Vườn thơ
    • Đạo đức xã hội
  • GIÒNG LỊCH SỬ
    • Lịch sử địa dư
    • Lột trần huyền thoại hồ chí minh
    • Mậu thân 1968
    • Nguồn gốc và văn minh Bách Việt
    • Nhân vật lịch sử
    • Thời đệ I Việt Nam Cộng Hòa – Ngô gia
    • Thời đệ II Việt Nam Cộng Hòa
  • NHẠC
    • Hùng ca sử Việt
    • Nhạc chế
    • Thính phòng
    • Tiền chiến
    • Đấu tranh
  • PHIM – VIDEO
    • Bình luận về đảng cộng sản Trung cộng
    • Biểu tình
    • Giải trí
    • Hội thảo
    • Tài liệu – Lịch sử
    • Thời sự
  • TÁC GIẢ
    • Alphalinh
    • Ý Nga
    • Bùi Tín
    • Bùi Thị Minh Hằng
    • Chu Chỉ Nam
    • Chu Tất Tiến
    • Dư Thị Diễm Buồn
    • Hoàng Phong Linh Võ Đại Tôn
    • J.B. Nguyễn Hữu Vinh
    • Khương Tử Dân
    • Kiều Phong
    • Lê Chân
    • Lê Chí Quang
    • Lê Hiền Đức
    • Lê Nguyễn Huy Trần
    • Lý Đại Nguyên
    • Lm. Nguyễn Văn Lý
    • Lưu Nguyễn Đạt
    • Mường Giang
    • Ngô Minh Hằng – Song Châu Diễm Ngọc Nhân
    • Ngô Nhân Dụng
    • Nguyên Thạch
    • Nguyễn Anh Dũng
    • Nguyễn Bá Chổi
    • Nguyễn Chí Thiện
    • Nguyễn Học Tập
    • Nguyễn Hữu Thống
    • Nguyễn Nghiã
    • Nguyễn Phước Đáng
    • Nguyễn Quang Duy
    • Nguyễn Thanh Khiết
    • Nguyễn Việt Nho
    • Nguyễn Văn Canh
    • Nguyễn Xuân Nghiã
    • Nguyễn Đình Thắng
    • Phan Văn Hưng
    • Phạm Tín An Ninh
    • Phạm Trần
    • Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh
    • Thanh Quang
    • Thụy Khuê
    • Trúc Giang MN
    • Trấn Quốc
    • Trần Bửu Hạnh
    • Trần Gia Phụng
    • Trần Khải
    • Trần Khải Thanh Thủy
    • Trần Viết Đại Hưng
    • Vi Anh
    • Việt Khang
    • Vũ Linh
    • Văn Quang
    • Vĩnh Nhất Tâm
    • X.Y. Thái Dịch Lý Đông A
    • Yên Tử cư sĩ Trần Đại Sỹ
    • Đằng Phương – Nguyễn Ngọc Huy
    • Đinh Khang Hoạt

Các tác giả khác

Anh Vũ Bùi Công Tự Bảo Anh Cao Minh Duy Khiêm Giang Uyên Giao Chỉ Hoài Hương Hoàng Oanh Hoàng Thi HT. Thích Quảng Độ Huy Phương Huỳnh Thục Vy Hà Sĩ Phu Hướng Dương Hồ Tấn Vinh Jeffrey Thai Jonathan Steele Khiết Châu Nguyễn Huy Hùng Khánh An Lm. An Thanh CSsR Lm . Nguyễn Văn Khải Lê Ngọc Thống Lê Phan Lê Văn Ấn Mai Thanh Truyết Mặc Lâm Nguyễn Dư Nguyễn Dương Nguyễn Hoàng Vi Nguyễn Hưng Quốc Nguyễn Lương Tuyền Nguyễn Minh Tâm Nguyễn Nghĩa Nguyễn Ngọc Sẳng Nguyễn Thiếu Nhẫn Nguyễn Thu Trâm Nguyễn Thị Thanh Dương Nguyễn Ý Đức Nguyễn Đức Lê Nguyệt Ánh Ngôn Nguyễn Ngô Đình Châu Nhật Tiến Phương Đăng Phạm Hiện Quỳnh Trâm Việt Nam Thanh Hà Thanh Phương Thanh Quang Thanh Trúc Thomas Fuller Thế Việt Thụy My Trà Mi Trúc Hồ Trường Sơn Trần Mạnh Hảo Trần Thanh Nhiệm Trần Đức Thạch Trịnh Kim Tiến Trọng Nghiã Trọng Thành Tuấn Sơn Tú Anh Việt Dzũng Việt Hà Việt Hùng Việt Oan Xuân Ngọc Âu Dương Thệ Đình Hiệp Đặng Chí Hùng Đặng Quang Chính Đức Tâm

Nguyệt san Hiện tình Việt Nam

Nguyệt san Hiện tình Việt Nam Thời gian Tháng Ba 2015 (3) Tháng Mười Hai 2014 (2) Tháng Hai 2014 (4) Tháng Một 2014 (10) Tháng Mười Hai 2013 (9) Tháng Mười Một 2013 (6) Tháng Mười 2013 (12) Tháng Chín 2013 (5) Tháng Tám 2013 (8) Tháng Bảy 2013 (11) Tháng Sáu 2013 (17) Tháng Năm 2013 (4) Tháng Tư 2013 (4) Tháng Hai 2013 (12) Tháng Một 2013 (8) Tháng Mười Hai 2012 (15) Tháng Mười Một 2012 (53) Tháng Mười 2012 (52) Tháng Chín 2012 (49) Tháng Tám 2012 (68) Tháng Bảy 2012 (125) Tháng Sáu 2012 (91) Tháng Năm 2012 (160) Tháng Tư 2012 (295) Tháng Ba 2012 (300) Tháng Hai 2012 (300) Tháng Một 2012 (300) Tháng Mười Hai 2011 (294) Tháng Mười Một 2011 (223) Tháng Mười 2011 (227) Tháng Chín 2011 (199)

Bình luận mới nhất

Hai Phan trong Đảng Cộng sản và “Quyền…
Hai Phan. trong Đảng Cộng sản và “Quyền…
Hai Phan trong Viết Về Bà Ngô Đình Nhu
Hai phan trong Thay cờ máu bằng cờ Vàng Việt…
Hai Phan. trong Thay cờ máu bằng cờ Vàng Việt…
Hai Phan. trong NHỚ MÃI QUỐC KỲ VNCH
Hai Phan. trong NHỚ MÃI QUỐC KỲ VNCH
Hai Phan. trong NHỚ MÃI QUỐC KỲ VNCH
Hai Phan. trong NHỚ MÃI QUỐC KỲ VNCH
Hai Phan. trong NHỚ MÃI QUỐC KỲ VNCH
Hai Phan. trong NHỚ MÃI QUỐC KỲ VNCH
Hai Phan. trong NHỚ MÃI QUỐC KỲ VNCH
Ẩn danh trong Những bạo chúa bị đàn em giết…
Ẩn danh trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và…
Ẩn danh trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và…

Điểm hẹn Saigon

  • 740 233 điểm

Anh em ta đáp lời sông núi

free counters

Mà phải lên tiếng

  • Audio truyện Lịch sử Việt Nam
  • Cao trào nhân bản – Tập hợp vì nền dân chủ
  • Có phải là Huyền Thoại …
  • Diễn đàn hội luận phỏng vấn hiện tình Việt Nam
  • Diễn đàn người Việt quốc gia
  • Kiện vì công lý cho dân
  • Là công dân, chúng ta có quyền gì?
  • Lịch sử Việt Nam bằng tranh
  • Lột trần huyền thoại hồ chí minh
  • Liên lạc tìm thân nhân và tìm mộ
  • Nhạc đấu tranh
  • Nhật ký công nhân 21
  • Phong trào Hưng ca Việt Nam
  • Tội ác với nhân dân
  • Thư viện Huyền Thoại
  • Uỷ ban chống Bắc thuộc
  • Vietnamese American Thăng Long
  • Vườn thơ Tao Đàn

Quán cafe thân hữu

Tìm Tháng Mười Một 2011
H B T N S B C
123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
282930
« Th10 Th12 »

Góp gió làm bão

  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • RSS bài viết
  • RSS bình luận
  • WordPress.com
Blog tại WordPress.com. Trang này sử dụng cookie. Tìm hiểu cách kiểm soát ở trong: Chính Sách Cookie
  • Bình luận
  • Đăng lại
  • Theo dõi Đã theo dõi
    • Diễn Đàn Hội Luận Phỏng Vấn Hiện Tình Việt Nam
    • Đã có 27 người theo dõi Theo dõi ngay
    • Đã có tài khoản WordPress.com? Đăng nhập.
    • Diễn Đàn Hội Luận Phỏng Vấn Hiện Tình Việt Nam
    • Tùy biến
    • Theo dõi Đã theo dõi
    • Đăng ký
    • Đăng nhập
    • URL rút gọn
    • Báo cáo nội dung
    • Xem toàn bộ bài viết
    • Quản lý theo dõi
    • Ẩn menu
Đang tải Bình luận... Viết bình luận ... Thư điện tử Tên Trang web %d Tạo trang giống vầy với WordPress.comHãy bắt đầu

Từ khóa » Chữ Gi Ghép Với Chữ Gì