Phụ âm Trong Bảng Chữ Cái Tiếng Việt - Monkey
Có thể bạn quan tâm
Phụ âm trong bảng chữ cái tiếng Việt là gì?
Trong bảng chữ cái tiếng Việt, thông thường sẽ được chia ra làm 2 loại chính đó là nguyên âm và phụ âm. Trong đó:
Phụ âm trong tiếng Việt được biết đến là những từ dùng để chỉ những tiếng động, những tiếng này thường có tần số không ổn định, khó nghe do khi phát âm ra thì luồng hơi đi từ thanh quản lên miệng, rồi phát ra môi bị cản trở lại.
Vậy nên, các phụ âm thường được hình thành từ những tiếng răng, môi chạm nhau, lưỡi,… Đồng thời, nếu như trong tiếng Việt các nguyên có có thể đứng một mình, nhưng với phụ âm chúng luôn phải kết hợp với nguyên âm để phát ra thành tiếng.
Bảng chữ cái tiếng Việt có bao nhiêu phụ âm?
Trong bảng chữ cái tiếng Việt của Bộ GDĐT đưa ra hiện nay thì có tổng cộng 17 phụ âm đơn và 10 phụ âm ghép. Cụ thể:
- 17 phụ âm đơn: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x
- 10 phụ âm ghép: ch, gh, gi, kh, ng, ngh, nh, th, tr, qu.
Qua đó có thể thấy, phần lớn các phụ âm ghép đều là sự kết hợp của các phụ âm đơn và một số nguyên âm. Vậy nên, chỉ cần các bé nhớ được các phụ âm đơn thì việc học phụ âm ghép cũng sẽ dễ dàng hơn.
ĐỪNG BỎ LỠ!! Chương trình xây dựng nền tảng tiếng Việt theo phương pháp hiện đại nhất. Nhận ưu đãi lên đến 40% NGAY TẠI ĐÂY! |
Chi tiết phân loại phụ âm trong tiếng Việt
Dưới đây là 3 loại phụ âm phổ biến trong tiếng Việt hiện nay:
Bán phụ âm (hay còn gọi là bán nguyên âm)
Bán phụ âm là những âm mà vừa mang tính chất của phụ âm, mà vừa mang tính chất của nguyên âm. Có 4 trường hợp bán phụ âm đó là oa, oe, uy, uê thì trong đó có o và u là bán nguyên âm, và có vai trò đệm cho nguyên âm và o, u không được xem là nguyên âm.
Phụ âm đơn
Phụ âm đơn là những âm tiết được tạo thành từ một phụ âm và không kết hợp với bất kỳ phụ âm nào khác. Bao gồm: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x.
Phụ âm ghép
Phụ âm ghép được tạo thành từ các phụ âm đơn ghép lại với nhau. Trong bảng chữ cái tiếng Việt sẽ có 10 phụ âm ghép đó là: ch, gh, gi, kh, ng, ngh, nh, th, tr, qu.
Thành phần phụ âm trong tiếng Việt rất quan trọng, đặc biệt với những người mới học tiếng Việt thì càng phải học thành phần này. Đây là một trong ba yếu tố cấu tạo nên một từ hoàn chỉnh.
Các vị trí của phụ âm trong một từ vựng tiếng Việt
Từ vựng tiếng Việt là một trong ba thành phần quan trọng của cơ sở của tiếng Việt, bên cạnh ngữ âm và ngữ pháp. Một từ vựng thông thường được hình thành từ nguyên âm, phụ âm và dấu câu (có thể có hoặc không). Với mỗi nguyên âm và phụ âm sẽ có những vị trí đứng khác nhau trong một từ vựng tiếng Việt.
- Phụ âm thường có hai vị trí đứng chính đó là đứng đầu và cuối một từ trong tiếng Việt. Từ vị trí đứng tạo thành hai loại phụ âm đó là phụ âm đầu và phụ âm cuối.
- Nguyên âm cũng thường có vị trí đứng đầu, cuối của từ hai âm tiết hoặc đứng riêng biệt. Thế nên được chia làm hai loại nguyên âm chính là: Nguyên âm hạt nhân và Nguyên âm đóng.
Cách phân biệt nguyên âm và phụ âm tiếng Việt
Nguyên âm và phụ âm đều là những thành tố đứng trong cùng một bảng chữ cái tiếng Việt. Tuy nhiên, cả hai thành phần này lại không hề giống nhau mà có nhiều điểm khác biệt.
Cả nguyên âm lẫn phụ âm đều khác nhau về cả định nghĩa, cách sử dụng, phát âm,... Để quá trình học tiếng Việt trở nên hiệu quả, dưới đây Monkey sẽ giới thiệu cách phân biệt hai thành phần này dễ người học có thể dễ dàng nhận biết và tiếp thu hơn.
Định nghĩa nguyên âm phụ âm là gì?
-
Nguyên âm: Âm được phát ra nhờ sự rung lên của thanh quản, âm phát ra thành tiếng và không bị cản trở.
-
Phụ âm: Âm thanh được phát ra từ thanh quản, đó là âm thanh của lời nói và âm đó sẽ chịu sử cản trở lại của môi.
Cách sử dụng phụ âm nguyên âm là gì?
-
Nguyên âm: Với một từ thông thường, nguyên âm chỉ có thể đứng một mình riêng biệt hoặc kết hợp cùng với phụ âm.
-
Phụ âm: Phụ âm không thể phát thành tiếng, mà chỉ khi kết hợp cùng với nguyên âm mới có thể phát ra được một từ hoàn chỉnh. Phụ âm không thế đứng một mình.
Bảng chữ cái tiếng Việt:
-
Nguyên âm: Về mặt chữ viết, trong bảng chữ cái có 12 nguyên âm đơn khác nhau: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y.
-
Phụ âm: Trong bảng chữ cái có 17 phụ âm đơn khác nhau, đó là: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x.
Qua những thông tin trên, chắc hẳn bạn cũng hiểu thêm được về phụ âm trong tiếng Việt là gì cũng như phân biệt được nguyên âm và phụ âm trong bảng chữ cái. Đây đều là hai thành phần rất quan trọng tạo nên âm thanh, chữ viết và sự hoàn thiện về ngôn ngữ của nước ta “tiếng Việt”.
Hướng dẫn cách phát âm các phụ âm bảng chữ cái tiếng Việt chính xác
Đối với việc phát âm các phụ âm sẽ dễ hơn nguyên âm. Đặc biệt, với các nguyên âm đơn thường sẽ hai môi chạm nhau sau đó mở rộng ra, đồng thời đẩy hơi lên thanh quản và phát ra tiếng tương ứng.
Điểm đặc biệt khi phát âm các phụ âm chính là chúng thường có đuôi “ờ” phía sau khi nói. Chẳng hạn như b --> bờ, c --> cờ, d --> dờ,…
Ngoài ra, phần phụ âm trong bảng chữ cái tiếng Việt này các bé cần phải ghi nhớ một số quy tắc ghép phụ âm tương ứng với cách đọc như sau:
Phụ âm /k/ phát âm thành:
- K nếu đứng trước e, ê, iê, i/y. Ví dụ: kệ, kiêu, kí/ký….
- Q nếu đứng trước bán nguyên âm u. Ví dụ: quê, qua, quảng,…
- C nếu đứng trước các nguyên âm còn lại. Ví dụ: Cám, con, cá,…
Phụ âm /g/ phát âm thành:
- Gh nếu đứng trước những nguyên âm e, ê, iê, i. Ví dụ: ghẹ, nghi, ghiền…
- G nếu đứng trước các nguyên âm còn lại. Ví dụ: gạo, gà, gồng….
Phụ /ng/ được phát âm thành:
- Ngh nếu đứng trước các nguyên âm i, iê, ê, e. Ví dụ: nghe, nghỉ, nghệ….
- Ng nếu đứng trước các nguyên âm còn lại: người, ngốc, nghèo, ngà….
Mẹo giúp bé học, ghi nhớ tốt bảng chữ cái tiếng Việt phụ âm
Về cơ bản, số lượng phụ âm bảng chữ cái tiếng Việt không quá khó nhớ, chỉ cần chú ý một kỹ thì bé hoàn toàn có thể ghi nhớ và học thuộc chúng.
Nhưng bên cạnh đó, để giúp bé có thể học và luyện tập thuần thục kiến thức này trong tiếng Việt, bố mẹ có thể áp dụng một số mẹo học hiệu quả sau đây:
- Áp dụng mẹo vặt: Như đã nói trên, các phụ âm khi phát âm thường sẽ có “ờ” phía sau như “bờ”, “cờ”, “dờ”, “đờ”…. Tránh đọc “bê”, “cê”, “đê”…
- Sử dụng bảng chữ cái sinh động: Việc dùng bảng chữ cái sinh động với hình ảnh minh họa, thậm chí có phát ra âm thanh sẽ giúp bé có hứng thú học và ghi nhớ tốt hơn.
- Lồng ghép bài học với thực tiễn: Thay vì chỉ học trên bảng chữ cái thông thường, bố mẹ hãy lấy những ví dụ liên quan tới thực tiễn để bé dễ hình dung và ghi nhớ hơn. Chẳng hạn như phụ âm “b” là “ba”, “c” là “cún”….
- Học luôn đi đôi với hành: Để giúp bé học phụ âm tiếng Việt tốt hơn, bố mẹ nên rèn luyện cho bé vừa nhìn vào bảng chữ cái, vừa chỉ, vừa đọc, phát âm và thậm chí là viết.
- Học phụ âm thông qua trò chơi: Để tạo hứng thú trong quá trình học của bé, bố mẹ có thể tổ chức các trò chơi liên quan đến tìm phụ âm cũng là phương pháp dạy học chữ cho bé hiệu quả.
- Tạo cơ hội cho bé đọc chữ mọi lúc, mọi nơi: Để giúp con học chữ nhanh hơn, ở bất kỳ đâu như siêu thị, khu vui chơi, công viên,… bố mẹ hãy luôn hỏi bé về chữ cái trên biển quảng cáo, tường,… để con luyện tập.
- Dạy bé học tiếng Việt thú vị cùng Vmonkey: Bố mẹ có thể đầu tư ứng dụng Vmonkey này để dạy bé học tiếng Việt qua video, truyện tranh, sách nói và cả trò chơi. Qua đó giúp bé học tiếng Việt hứng thú hơn, tạo được nền tảng một cách vững chắc nhất.
Để được tư vấn tốt nhất, ba mẹ hãy liên hệ Monkey thông qua tổng đài 1900 63 60 52. Hoặc để lại thông tin ngay TẠI ĐÂY để nhận được nhiều ưu đãi lên đến 40% và hàng ngàn tài liệu học tập Miễn Phí.
Một số lưu ý bố mẹ có thể giúp bé học phụ âm trong bảng chữ cái tiếng Việt tốt hơn
Để giúp con học, ghi nhớ bảng chữ cái tiếng Việt nói chung, các phụ âm nói riêng thì bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề như:
- Đừng quá khắt khe trong quá trình học của bé: Việc áp đặt hay khắt khe việc bắt bé nhớ, đọc chính xác các từ sẽ dễ khiến con cảm thấy áp lực. Thay vào đó hãy ân cần, từ tốn và kiên nhẫn dạy bảo bé nhé.
- Chú ý cách phát âm các nguyên âm của bé: Việc phát âm chính xác ngay từ đầu sẽ tránh bé nói ngọng, nói sai hay viết sai chính tả trong quá trình học sau này.
- Đọc sách cho con nghe mỗi ngày: Thông qua việc đọc sách sẽ rèn luyện cho bé niềm đam mê với sách, con chữ, giúp phát triển ngôn ngữ và cảm xúc của mình hơn thông qua các câu chuyện.
- Thường xuyên kiểm tra bài cũ của con: Để đảm bảo bé ghi nhớ kiến thức đã học, bố mẹ nên thường xuyên kiểm tra lại bài cũ của bé, bằng việc hỏi những chữ cái, phụ âm đã học để tránh bé bị quên.
- Có thời gian học hợp lý: Để nâng cao hiệu quả tiếp thu, bố mẹ nên cân đối thời gian học tập, nghỉ ngơi, vui chơi của bé tránh gây áp lực cho con.
Xem thêm: Giải đáp: Bảng chữ cái tiếng việt có bao nhiêu nguyên âm?
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ về kiến thức phụ âm trong bảng chữ cái tiếng Việt. Hy vọng rằng, với những chia sẻ trên thì bố mẹ có thể giúp bé nắm vững kiến thức và luyện tập chúng một cách hiệu quả hơn. Chúc bố mẹ thành công.
ĐỪNG BỎ LỠ!! Chương trình xây dựng nền tảng tiếng Việt theo phương pháp hiện đại nhất. Nhận ưu đãi lên đến 40% NGAY TẠI ĐÂY! |
Từ khóa » Những Phụ âm Trong Tiếng Việt
-
Phụ âm Trong Tiếng Việt Là Gì? Phân Biệt Phụ âm Và Nguyên âm
-
Làm Thế Nào Học Tiếng Việt Hiệu Quả
-
Phụ âm Trong Tiếng Việt Là Gì ? Tổng Hợp 11 Phụ âm Kép Tiếng Việt ...
-
Phụ âm Là Gì? Cập Nhật Những Thông Tin Chính Xác ... - Du Học Sunny
-
Âm Vị Học Tiếng Việt - Wikipedia
-
Chữ Cái, Nguyên âm Và Phụ âm Tiếng Việt
-
Nguyên âm Là Gì? Phụ âm Là Gì? Cách Phân Biệt ... - Sen Tây Hồ
-
Phụ âm Là Gì? Cách đơn Giản để Phân Biệt Phụ âm Và Nguyên âm
-
Âm Và Phân Biệt âm Trong Ngôn Ngữ Tiếng Việt
-
Bảng Chữ Cái Tiếng Việt Có Bao Nhiêu Nguyên âm?
-
Tổng Hợp Về Nguyên âm Và Phụ âm Trong Tiếng Việt
-
Phụ âm đầu Âm Vị Học Tiếng Việt - Tieng Wiki
-
Bảng Chữ Cái Tiếng Việt Mới Và đầy đủ Nhất - Du Học Netviet