Phụ Cấp ưu đãi Theo Nghề Mới Nhất 2022 - Luật Minh Gia

Phụ cấp ưu đãi theo nghề mới nhất 2024 Phụ cấp ưu đãi nghề là phụ cấp lương cho công chức, viên chức và người lao động thuộc các đối tượng được hưởng ưu đãi về nghề nghiệp hoặc làm việc trong một số ngành nghề cần phải ưu tiên đặc biệt nhằm góp phần cải thiện đời sống của người lao động, thúc đẩy họ gắn bó với nghề.

Mục lục bài viết

  • 1. Tư vấn quy định về phụ cấp ưu đãi nghề
  • 2. Chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức
    1. 2.1 - Đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề
    2. 2.2 - Mức hưởng phụ cấp ưu đã nghề trong các cơ sở y tế
    3. 2.3 - Cách tính phụ cấp ưu đãi nghề
  • 3. Hưởng đồng thời phụ cấp ưu đãi nghề và phụ cấp trách nhiệm được không?

1. Tư vấn quy định về phụ cấp ưu đãi nghề

- Nếu như giáo viên, người làm công tác giảng dạy trong các đơn vị giáo dục công lập được hưởng ưu đãi về phụ cấp thâm niên nhà giáo thì người làm việc trong các cơ sở y tế công lập cũng có thể được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề khi đáp ứng được những điều kiện nhất định. Vậy mức hưởng phụ cấp ưu đãi nghề đối với đối tượng làm việc trong các cơ sở y tế công lập được quy định như thế nào? Mức hưởng được xác định ra sao?

- Để nắm được các quy định pháp luật lao động hiện hành liên quan đến các trường hưởng các loại phụ cấp giành cho người lao động, cán bộ, công chức và viên chức bạn hãy liên hệ với Luật Minh Gia để được tư vấn nhanh nhất.

2. Chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức

Câu hỏi:

Hiện tôi đang làm tại cơ sở y tế công lập, Trung tâm y tế quận - phòng khám lao. Công tác chuyên môn dược trực tiếp tại phòng lao, đã là viên chức. Vậy cho tôi hỏi về phụ cấp ưu đãi ngành tôi sẽ được hưởng bao nhiêu % theo Nghị định Số: 56/2011/NĐ-CP về quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập. Chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi yêu càu tư vấn đến Luật Minh Gia, sau khi nghiên cứu trường hợp của bạn chúng tôi đưa ra nội dung tư vấn như sau:

- Đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định 56/2011/NĐ-CP thì đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề bao gồm:

''1. Nghị định này quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức, cán bộ y tế xã, phường, thị trấn (đang làm việc theo chế độ hợp đồng theo Quyết định số 58/TTg ngày 03 tháng 02 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số vấn đề về tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở) trực tiếp làm chuyên môn y tế; công chức, viên chức làm công tác quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các chuyên khoa HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần, giải phẫu bệnh lý, pháp y (sau đây gọi chung là công chức, viên chức) trong các cơ sở sự nghiệp y tế công lập …”

Vậy hiện tại bạn đang là viên chức, công tác chuyên môn dược trực tiếp tại phòng lao thuộc Trung tâm y tế quận và bạn được xác định là đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề theo quy định tại Điều 1 Nghị định 56/2011/NĐ-CP nêu trên.

- Mức hưởng phụ cấp ưu đã nghề trong các cơ sở y tế

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 56/2011/NĐ-CP thí mức hưởng phụ cấp ưu đãi nghề được xác định như sau:

Điều 3. Mức phụ cấp ưu đãi

“1. Mức phụ cấp 70% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm các công việc sau đây:

a) Xét nghiệm, khám, điều trị, chăm sóc người bệnh HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần;

b) Giám định pháp y, pháp y tâm thần, giải phẫu bệnh lý.

….”

- Cách tính phụ cấp ưu đãi nghề

Căn cứ theo quy định tại điều 2 Nghị định 56/2011/NĐ-CP quy định về nguyên tắc áp dụng và cách tính phụ cấp

''Điều 2. Nguyên tắc áp dụng và cách tính phụ cấp

1. Mỗi công chức, viên chức chỉ được hưởng một phụ cấp ưu đãi theo nghề ở mức cao nhất.

2. Phụ cấp ưu đãi theo nghề được tính theo tỷ lệ phần trăm (sau đây viết là %) trên mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) của đối tượng được hưởng.''

Ngoài ra, cách tính phụ cấp ưu đãi nghề được quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC như sau:

''Điều 5. Cách tính và nguồn kinh phí chi trả phụ cấp ưu đãi theo nghề

1. Cách tính

a) Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề được tính trên mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), được xác định bằng công thức sau:

Mức tiền phụ cấp ưu đãi theo nghề được hưởng = (bằng) Mức lương tối thiểu chung X (nhân) Hệ số lương ngạch, bậc hiện hưởng + (cộng) hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + (cộng) % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) X (nhân) ức phụ cấp ưu đãi theo nghề được hưởng''

Vậy mức hưởng phụ cấp ưu đãi nghề của bạn trong trường hợp này được xác định bằng 70% trên mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) của đối tượng được hưởng. Mức tiền phụ cấp ưu đãi theo nghề của bạn được xác định bằng mức lương tối thiểu chung x hệ số lương bậc, ngạch của bạn ( có bao gồm phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có) x mức phụ cấp ưu đãi theo nghề (70%).

---

3. Hưởng đồng thời phụ cấp ưu đãi nghề và phụ cấp trách nhiệm được không?

Câu hỏi:

Chào Luật sư văn phòng Luật Minh GiaXin cho hỏi: Tôi là kiểm dịch viên động vật - cán bộ công chức thuộc cơ quan quản lý nhà nước. Hiện tại tôi được hưởng 10% phụ cấp ưu đãi nghề theo Quyết định số 132/2006/QĐ-TTg ngày 31/5/2006 của Thủ tướng chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức ngành kiểm lâm, bảo vệ thực vật, thú y và kiểm soát đê điều. Từ ngày 01/07/201x, ngoài công việc chuyên môn tôi được cơ quan phân công, bố trí kiêm nhiệm thêm công việc thủ quỹ. Vậy xin hỏi tôi có được vừa nhận phụ cấp ưu đãi nghề và vừa nhận phụ cấp trách nhiệm của công việc thủ quỹ không? Rất mong văn phòng Luật giải đáp giúp để tôi trình với lãnh đạo cơ quan để được hưởng chế độ. Mong nhận được phẩn hồi sớm của Luật sư.Trân trọng cảm ơn.

Trả lời tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi thông tin tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi giải quyết như sau:

Căn cứ Khoản 8 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định các chế độ phụ cấp lương như sau:

“b) Phụ cấp ưu đãi theo nghề:

Áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm những nghề hoặc công việc có điều kiện lao động cao hơn bình thường, có chính sách ưu đãi của Nhà nước mà chưa được xác định trong mức lương.

Phụ cấp gồm 10 mức: 5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 30%, 35%, 40%, 45% và 50% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

...

d) Phụ cấp trách nhiệm công việc:

d1) Những người làm việc trong tổ chức cơ yếu được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc bảo vệ cơ mật mật mã.

Phụ cấp gồm 3 mức: 0,1; 0,2 và 0,3 so với mức lương tối thiểu chung.

d2) Những người làm những công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc đảm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) thì được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc.

Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,5 so với mức lương tối thiểu chung.”

Theo đó, pháp luật không có quy định về việc người hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề sẽ không được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc. Cán bộ, công chức, viên chức chỉ cần thỏa mãn điều kiện được hưởng các khoản phụ cấp trên thì sẽ được làm hồ sơ hưởng theo chế độ. Do vậy, bạn có thể trình với lãnh đạo cơ quan để được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề và phụ cấp trách nhiệm công việc tương ứng.

Từ khóa » Hệ Số ưu đãi Nghề