Phủ Dầy – Wikipedia Tiếng Việt

Phủ Tiên Hương là phủ chính thờ Liễu Hạnh công chúa tại Phủ Dầy
Hầu đồng tại Phủ Dầy nơi thờ Liễu Hạnh công chúa
Bài này không có nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài bằng cách bổ sung các nguồn tham khảo đáng tin cậy. Các nội dung không nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì bạn có thể chép nguồn tham khảo bên đó sang đây. (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này)

Phủ Dầy (có khi ghi là Phủ Giầy, Phủ Giày) là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng truyền thống của người Việt trải rộng trên địa bàn xã Kim Thái huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, gần quốc lộ 10, quốc lộ 37B và quốc lộ 38B từ thành phố Nam Định đi thành phố Ninh Bình.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Phủ Dầy có ý nghĩa là "đền lớn ở làng Kẻ Dầy".[1]

Năm 1557 triều vua Lê Anh Tông, làng Kẻ Dầy mới lấy tên chữ là xã An Thái, chia làm bốn thôn: Vân Cát, Vân Đình, Vân Cầu, Nham Miếu. Vì hai quan tiến sĩ Trần Ngọc Kỳ và Trần Bích Hoành cùng xã An Thái bất bình với nhau về chức Tiên chỉ, không ai nhường ai nên dân sở tại xin chia xã An Thái làm hai xã nhỏ: một xã lấy tên là Tiên Hương và một xã là Vân Cát, cách nhau 2 km. Mỗi nơi có phủ thờ Liễu Hạnh riêng.

Năm 1861 (Tự Đức thứ 12) xã An Thái mới chính thức đổi tên là Tiên Hương.

Phủ Chính nơi Thánh Mẫu Liễu Hạnh giáng sinh thuộc thôn Tiên Hương được xây dựng từ thời Lê – Cảnh Trị (1662 – 1671)

Thôn Tiên Hương gồm 4 giáp lần lượt là Giáp Nhất, Giáp Nhị, Giáp Ba và Giáp Tư tương ứng với 4 xóm ngày nay lần lượt là Xóm 1, Xóm 2, Xóm 3 và Xóm 4 thuộc xã Kim Thái.

Không gian đền phủ

[sửa | sửa mã nguồn]

Đền thờ của Đức Thánh Mẫu gọi là "Phủ", vì Đức Thánh Mẫu được sắc phong là "Liễu Hạnh Công Chúa". "Phủ" là danh từ chỉ định dinh cơ của các vương công, và theo lẽ đó chỗ thờ công chúa cũng là nơi công chúa trú ngụ nên đền thờ Liễu Hạnh cũng dùng chữ Phủ.

Quần thể Phủ Dầy bao gồm hơn 20 di tích gắn liền với cuộc đời Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong lần giáng sinh tại An Thái (thôn Tiên Hương, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định ngày nay). Gồm Phủ Chính Phủ Dầy, Phủ Vân Cát, Phủ Bóng (Nguyệt Du Cung), phủ Giáp Ba, phủ Dinh, phủ Đá, phủ Nội, phủ Tổ (Khải Thánh), đền Trình, đền Công Đồng, đền Chầu Bà Đệ Tứ Khâm Sai, đền Mẫu Thượng, đền Mẫu Thoải, đền Mẫu Đông Cuông, đền Đức Vua, đền Quan Lớn, đền thờ Lý Nam Đế, đền Đức Thánh Trần, chùa Tiên Hương, chùa Linh Sơn, chùa Dần, chùa Gôi, chùa Vân Cát...

Lịch sử hình thành

[sửa | sửa mã nguồn]

Phủ Dầy khởi thủy ban đầu chỉ là 1 quán cỏ được thờ phụng đơn sơ dưới thời Lê Thế Tông (1578 - 1599), sau tới niên hiệu Phúc Thái thời vua Lê Chân Tông (1643 -1649) được trùng tân, như trong bài Bái An Thái Tiên nữ từ của Tiến sỹ Phạm Đình Kính (người xã Cổ Sư, huyện Thiên Bản, nay là xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản), được khắc trên bức Bảo Hành:

Bái An Thái Tiên Nữ từ

Vân hương tái thế nhất truyền kỳ Lê thị đầu sinh Đinh Tỵ niên Giá tại Trần môn năng khắc hậu Từ ư An ấp khả quang tiền Thế Tông thủy tạo mao từ quán Phúc Thái trùng khai ngoã thạch hiên Hoằng Định dĩ mông ban bảo chiếu Linh danh ảnh hưởng khởi u huyền!

Dịch nghĩa:

Đến bái yết đền vị Tiên nữ An Thái

Lại xuống làng Vân năm Đinh Tỵ Họ Lê sự lạ hãy còn truyền Chồng con lúc sống trong Trần tộc Thờ phụng khi về ở Thái thôn Quán cỏ Thế Tông đời ấy dựng Nhà xây Phúc Thái bấy giờ tôn Thời vua Hoằng Định ban ơn sắc Chớ nói mơ hồ chuyện kính tin !

Các giai đoạn khởi tạo, trùng tu:

Phủ Chính Phủ Dầy ( còn được gọi là Phủ Chính,hoặc Phủ Chính Tiên Hương hoặc Phủ Tiên Hương) là một công trình đẹp được xây dựng trong niên hiệu Cảnh Trị (1663 – 1671) thời Lê Huyền Tông và đã qua nhiều lần trùng tu. Phủ có 19 toà với 81 gian lớn nhỏ, mặt phủ quay về phía tây nam nhìn về dãy núi Tiên Hương (tức núi An Thái khi xưa). Trước phủ có hồ và một sân rộng, có 3 toà nhà dàn hàng ngang hai tầng, tách mái đó là phượng du nơi đón khách tới hành hương. Một hồ bán nguyệt có lan can thấp bao quanh, có bình phong và hai cầu vượt đều bằng đá chạm khắc hình con rồng với móng vuốt sinh động tinh xảo. Phủ có 4 lớp thờ (4 cung): đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ. Các cung đều được tập trung các nghệ thuật chạm khắc tinh vi, thể hiện đủ các mảng đề tài: rồng, phượng, hổ… Chính cung (cung đệ nhất) có một khám thờ khảm trai, bề thế và tinh xảo. Đây chính là nơi đặt 5 pho tượng có giá trị mỹ thuật cao của thế kỷ 19.

Phủ Vân Cát khi xưa là khởi đầu là một quán cỏ dựng thời Lê Thế Tông (1578 - 1599) không rõ thờ vị thần nào (có quan điểm cho rằng thờ Tứ Pháp). Tới niên hiệu Phúc Thái (1643 -1649) mới xây thành đền thờ. Sau này khi Vân Cát được tách ra từ thôn An Thái (An Thái tách thành 2 thôn, thôn cũ Tiên Hương, thôn mới mang tên Vân Cát, là vùng đất phía bắc dân cư phát triển mở rộng ra từ đất cổ Tiên Hương). Phủ Vân Cát được xây dựng mở rộng trên khu đất rộng gần 1 ha, mặt quay về hướng tây bắc, bên cạnh là chùa Long Vân và đền thờ Đức vua Lý Nam Đế. Phủ Vân Cát ngày nay có 7 toà với 30 gian lớn nhỏ. Phía trước có hệ thống cửa ngọ môn với 5 gác lầu; phía ngoài ngọ môn có hồ bán nguyệt, giữa hồ là nhà thủy lâu, 3 gian, mái cong. Phủ Vân Cát cũng có 4 cung như ở Phủ Chính Tiên Hương. Trung tâm là nơi thờ chúa Liễu, bên trái là chùa thờ Phật, bên phải là đền thờ Lý Nam Đế.

Lăng Thánh Mẫu Liễu Hạnh được xây dựng vào năm 1938. Lăng được xây dựng bằng đá xanh, chạm trổ đẹp, với diện tích 625 m2, gồm có cửa vào lăng theo hướng đông tây, nam bắc. Các cửa đều có trụ cổng trên đắp hình bông sen. Giữa lăng là ngôi mộ khối bát giác, mỗi cạnh chừng 1m. Toàn lăng có 60 búp sen hồng trông xa như một hồ sen cạn.

Di tích Phủ Dầy có giá trị rất cao về trình độ kiến trúc nghệ thuật cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Đến với Phủ Dày vừa để thưởng ngoạn cảnh đẹp, vừa là dịp Mẫu ban cho điều lành và sự may mắn.

Sinh hoạt tín ngưỡng

[sửa | sửa mã nguồn]

Hội Phủ Dầy được tổ chức hàng năm vào ngày 3 tháng 3 âm lịch. Lễ hội nhằm tổ chức nghi lễ, thắp hương biết ơn Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Cùng thời điểm này, bà Chúa Liễu Hạnh cũng được thờ tại nhiều lễ hội khác trên Việt Nam, nhưng hội Phủ Dầy thuộc vào loại long trọng nhất, với sự tham gia của đông đảo dân chúng.

Có 3 nghi thức quan trọng nhất trong Lễ hội Phủ Dầy bao gồm:

  1. Lễ Rước Mẫu Thỉnh Kinh,
  2. Lễ Rước Đuốc tại Phủ Chính ,
  3. Lễ kéo chữ Hoa Trượng Hội.

Ngoài ra trong lễ hội còn có các trò chơi truyền thống như: Thi hát văn, hát chèo, múa rối nước, đấu vật, đấu cờ người, thổi cơm thi... Nghi lễ Hầu Đồng diễn ra trong suốt thời gian lễ hội.

Thành ngữ dân gian một số nơi ở miền Bắc có câu:

Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ

Cha là Đức Thánh Trần Hưng Đạo, còn Mẹ chính là Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Liễu Hạnh công chúa
  • Phủ Quảng Cung (Phủ Nấp)
  • Phủ Đồi Ngang
  • Đền Phủ Dầy ở Thành phố Hồ Chí Minh

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Sự tích Hội Phủ Giầy”.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Khu di tích Phủ Dầy
Hình tượng sơ khai Bài viết về những kiến trúc tiêu biểu tại Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Du lịch Nam Định
Di tích lịch sử- Kiến trúc công cộng Hành cung Thiên Trường · Tháp Phổ Minh · Thành Nam Định · Cột cờ Nam Định · Phố cổ Thành Nam · Mộ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến · Mộ nhà thơ Tú Xương
Kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng Đền An Lá · Đền Bảo Lộc · Đền Trần · Quần thể di tích thờ Vua Đinh ở Nam Định · Chùa Cổ Lễ · Chùa Keo Hành Thiện · Chùa Vọng Cung · Phủ Dầy · Phủ Quảng Cung
Hồ, công viên, khu sinh thái

Hồ Truyền Thống · Hồ và công viên Vị Xuyên · Hồ Vị Hoàng · Rừng phòng hộ ven biển Nghĩa Hưng · Vườn quốc gia Xuân Thủy

Bãi biển, bãi tắm

Quất Lâm · Thịnh Long

Bảo tàng

Bảo tàng tỉnh Nam Định

Làng nghề, lễ hội Sơn mài Cát Đằng · Lễ hội chợ Viềng · Lễ khai ấn đền Trần
Các công trình khácGa Nam Định · Cầu Đò Quan · Sân vận động Thiên Trường · Khách sạn Nam Cường Nam Định · Khách sạn Vị Hoàng · Nhà văn hóa 3-2 · Nhà thờ Khoái Đồng · Nhà thờ Lớn · Quảng trường Nữ Vương Hoà Bình · Quảng trường Vị Xuyên · Cửa Đông Nam Định Plaza · Khu đô thị Dệt may Nam Định · Son Nam Center - Siêu thị thời trang LAMA · Ngân hàng Nhà nước · Nhà hát Chèo Nam Định
Du lịch Việt Nam

7 khu du lịch quốc gia • An Giang • Bà Rịa – Vũng Tàu • Bạc Liêu • Bắc Giang • Bắc Kạn • Bắc Ninh • Bến Tre • Bình Dương • Bình Định • Bình Phước • Bình Thuận • Cà Mau • Cần Thơ • Cao Bằng • Đà Nẵng • Đắk Lắk • Đắk Nông • Điện Biên • Đồng Nai • Đồng Tháp • Gia Lai • Hà Giang • Hà Nam • Hà Nội • Hà Tĩnh • Hải Dương • Hải Phòng • Hậu Giang • Hòa Bình • Thành phố Hồ Chí Minh • Hưng Yên • Khánh Hòa • Kiên Giang • Kon Tum • Lai Châu • Lạng Sơn • Lào Cai • Lâm Đồng • Long An • Nam Định • Nghệ An • Ninh Bình • Ninh Thuận • Phú Thọ • Phú Yên • Quảng Bình • Quảng Nam • Quảng Ngãi • Quảng Ninh • Quảng Trị • Sóc Trăng • Sơn La • Tây Ninh • Thái Bình • Thái Nguyên • Thanh Hóa • Thừa Thiên Huế • Tiền Giang • Trà Vinh • Tuyên Quang • Vĩnh Long • Vĩnh Phúc • Yên Bái

Từ khóa » đền Mẫu Nam định