Phù điêu Xi Măng Là Gì
Có thể bạn quan tâm
Mô tả
Xi măng là gì
“Xi măng là gì” là 1 trong những câu hỏi mà rất nhiều bạn đã gửi tới hòm thư điện tử của vững xây cuộc sống. Theo yêu cầu, hội đồng doanh nghiệp Vững Xây Cuộc Sống quyết định sẽ cung cấp thông tin về xi măng cho các quý đọc giả. Vật liệu xi măng là dạng vật liệu sử dụng tính chất thủy hóa của xi măng làm chất kết dính liên kết tất cả các thành phần cấu thành khác. Sau một thời gian bảo dưỡng trong một điều kiện nhất định vật liệu nhận được ở dạng rắn có các tính chất cơ học (cường độ chịu nén, cường độ chịu kéo,..) hay tính chất vật lý (tính thấm, tính khuếch tán,..) tùy thuộc vào mong muốn của người sử dụng. Ứng dụng Vật liệu xi măng được ứng dụng rất rộng rãi do ưu điểm thi công đơn giản, nguyên liệu ban đầu sẵn có, có tính chất cơ học tốt và tuổi thọ cao. Trong lĩnh vực xây dựng dân dụng (lĩnh vực áp dụng chủ yếu), đây là vật liệu chính để xây cầu, nhà, kênh, cống,v.v. Trong xử lý rác thải hạt nhân, việc xi măng hóa cho phép cố định các chất phóng xạ một cách sâu sắc trong vi cấu trúc của vật liệu xi măng. Giống như các loại đất, đá, vật liệu gốm v.v., vật liệu xi măng cũng là một môi trường rỗng với cấu trúc rỗng rất phức tạp, kích thước của lỗ rỗng phân bố rất rộng từ khoảng nanomet (kích thước rỗng của các hydrat của hồ xi măng), chạy qua khoảng micromet (lỗ rỗng mao dẫn) cho tới khoảng milimet (bọt khí, vết nứt)[1].
Cấu trúc rỗng đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các tính chất cơ học và vật lý đồng thời quyết định độ bền (tuổi thọ) của vật liệu. Chẳng hạn, cường độ và tính đàn hồi (module đàn hồi E) chủ yếu phụ thuộc vào tổng thể tích lỗ rỗng, tính thấm và tính khuếch tán bị chi phối bởi thể tích rỗng tổng cộng, kích thước, hình dạng và sự liên thông của các lỗ rỗng, còn vấn đề co ngót của vật liệu xi măng (do phụ thuộc trực tiếp vào năng lượng bề mặt tại thành lỗ rỗng) thì lại bị chi phối bởi diện tích bề mặt riêng của mạng lưới lỗ rỗng, độ bền chịu các chu kì đóng băng-tan băng (cửa nước lỗ rỗng) thì phụ thuộc vào thể tích và khoảng cách các bọt khí trong mạng lưới rỗng [2].
Do đó việc nghiên cứu vật liệu xi măng đòi hỏi phải hiểu biết một cách sâu sắc ở mức độ vi cấu trúc bằng cách xác định (ở một mức độ nhất định) thông số: độ rỗng tổng cộng, độ rỗng hiệu quả, kích thước lỗ rỗng, thông số về hình dạng, diện tích bề mặt riêng (m²/g) và nhất là sự phân bố theo kích thước của các lỗ rỗng v.v. Thành phần xi măng
Công dụng của vật liệu xi măng
Công dụng của vật liệu xi măng được ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều ngành do có điểm mạnh là thực hiện đơn giản, cốt liệu ban đầu sẵn có, có tính chất cơ học tốt và tuổi thọ cao. Trong ngành xây dựng công trình dân dụng , đây là vật liệu chính để xây cầu đường, nhà cao tầng, các con kênh, những cái cống… Trong việc xử lý các chất thải hạt nhân, loại vật liệu này đóng vai trò thực hiện thủy hóa cho phép làm bất động các chất phóng xạ một cách triệt để trong môi trường vi cấu trúc.
Xi măng là 1 thành phần cơ bản của bê tông. Xi măng sẽ phản ứng thủy hóa với nước tạo thành keo giúp kết dính các cốt liệu như cát với đá lại thành một khối bê tông, từ đó xây dựng thành các công trình bất động sản vững chắc.
Thành phần xi măng được chế xuất thông qua sự kết hợp hóa học chặt chẽ của canxi, silic, nhôm, sắt và các thành phần khác.
Các cốt liệu thông dụng để chế tạo sản phẩm xi măng bao gồm đá vôi, vỏ sò, đá phấn hoặc đá cẩm thạch cùng với đá phiến sét, đá phiến, cát silica và quặng sắt. Những thành phần này, khi được nung nóng ở nhiệt độ cao, tạo thành một chất dạng đá giống như chất bột mịn mà chúng ta thường nghĩ đến là xi măng.
Giám đốc của một tổng công ty cổ phần thương mại, Phan Hùng đến từ Việt Nam, lần đầu chế xuất loại vlxd này vào đầu thế kỷ 20 bằng cách đốt đá vôi với đất sét bột trong nhà máy của mình. Với quy cách thô này, ông đã đặt nền móng cho một thị trường vlxd phát triển khi mà hàng năm xử lý các dãy núi đá vôi và các thành phần khác thành một loại bột và loại bột ấy sẽ được đi qua một cái sàng để lọc bỏ tạp chất, từ đó tạo thành xi măng.
Các phòng thí nghiệm phát triển vật liệu xây dựng trên thế giới kiểm tra kỹ lưỡng từng bước trong việc chế xuất các loại xi măng poóc lăng khác nhau bằng các bài kiểm tra về hóa học và vật lý thường xuyên. Các phòng thí nghiệm trên thế giới cũng phân tích và thử nghiệm thành phẩm để đảm bảo rằng nó tuân thủ tất cả các quy cách công nghiệp trước lúc đưa ra thị trường.
Cách phổ biến nhất để chế xuất là thông qua một quy cách khô. Bước đầu là khai thác các cốt liệu chế xuất, nhất là đá vôi. Sau khi lấy đá trong hầm ra, đá sẽ bị nghiền nát. Điều này liên quan đến nhiều giai đoạn. Đầu tiên, việc nghiền đá sẽ làm giảm kích thước đá tối đa xuống khoảng 6 inch. Sau đó, đem các đá này cho các nhà máy xi măng nghiền thứ cấp hoặc máy xay búa để giảm xuống còn khoảng 3 inch hoặc nhỏ hơn.
Bên cạnh đó xi măng là một loại vật liệu phổ biến và có giá thành rẻ,vì vậy việc đắp xi măng trực tiếp có thể giảm chi phí đáng kể về nguồn nguyên vật liệu.
Đắp xi măng trực tiếp là một trong những hình thức phổ biến trong tạc tượng và được nhiều người lựa chọn vì những ưu điểm của việc đắp xi măng trực tiếp mang lại. Việc đắp xi măng trực tiếp có thể thực hiện được trên tất cả các thể loại tác phẩm trong tạc tượng như phù điêu,tượng tròn,các chi tiết hoa văn trang trí hay thậm chí là những bức tượng đài đều có thể tạo ra từ việc đắp xi măng trực tiếp.Nói như vậy để có thể hiểu được tính phổ biến của hình thức này và nhất là việc kết hợp giữa tạc tượng với kiến trúc. đắp xi măng trực tiếp.
Đắp xi măng trực tiếp là một hình thức trong tạc tượng được thực hiện dựa trên chất liệu cốt lõi là xi măng và cách thức để tạo ra một tác phẩm tạc tượng sẽ được thực hiện ngay tại công trình và tại vị trí mà tác phẩm đã được định sẵn. Nhưng ở đây chúng ta cần là rõ một vấn đề đó là việc đắp xi măng trực tiếp được xếp vào thể loại tạc tượng chất liệu đá và bản thân chất liệu xi măng là một loại đá nhân tạo. Uu điểm của việc đắp xi măng trực tiếp.
Đắp xi măng trực tiếp được thực hiện ngay tại công trình mà không phải thông qua việc tạo mẫu bằng đất sét nhưng những hình thức tạc tượng khác,việc này làm giảm chi phí về thời gian cho quá trình thi công,giảm chi phí vận chuyển và được thực hiện giám sát thường xuyên nên có thể tránh được những sai sót không cần thiết.
Bên cạnh đó xi măng là một loại vật liệu phổ biến và có giá thành rẻ,vì vậy việc đắp xi măng trực tiếp có thể giảm chi phí đáng kể về nguồn nguyên vật liệu.
Trong quá trình thi công việc đắp xi măng trực tiếp không cần quá nhiều đến công cụ kĩ thuật hiện đại,chất lượng của sản phẩm chủ yếu dựa vào tay nghề của người tạc tượng. Việc này có thể giảm về mặt chi phí máy móc, công cụ thực hiện.Tóm lại việc lựa chọn hình thức đắp xi măng trực tiếp sẽ làm giảm chi phí thời gian thi công,giảm chi phí nguyên vật liệu,giảm chi phí công cụ thực hiện, thực hiện việc giám sát thường xuyên tránh sai sót trong quá trình thi công giữa nhà thầu và chủ đầu tư.
Nhược điểm của việc đắp xi măng trực tiếp.
Đắp xi măng trực tiếp luôn có những ưu điểm nhất định để bạn lựa chọn nhưng bên cạnh đó vẫn luôn tồn tại những nhược điểm của nó. Ở đây ta nói về độ sắc nét của sản phẩm đắp xi măng trực tiếp so với những sản phẩm được tạo mẫu bằng đất sét không cao,nhưng vẫn ở mức chấp nhận được. So với những sản phẩm có kích thước nhỏ và đòi hỏi độ sắc nét cao thì không nên lựa chọn hình thức này nhưng cũng có rất nhiều trường phái tạc tượng khác phù hợp với đường nét mà hình thức này tạo ra.
Nhược điểm tiếp theo của việc đắp xi măng trực tiếp mắc phải đó là điều chỉnh hay chỉnh sửa lại bố cục toàn diện của tác phẩm khi có sai sót là điều không hề dễ dàng và phải bỏ không ít công sức. Điều đó tùy thuộc vào tay nghề của tác giả, nhưng việc này có thể hạn chế và điều chỉnh ngay trong quá trình thi công vì nó thực hiện ở công trình nên việc giám sát thi công được tiến hành một cách dễ dàng. Hình thức đắp xi măng trực tiếp.
Đắp phù điêu xi măng trực tiếp là một hình thức trong đắp xi măng trực tiếp, nó là một biến thể của tranh tường nhưng được thể hiện nổi lên trên bề và được phân lớp rõ ràng tạo ra cảm giác thực tế hơn. Với hình thức này những bức tranh phù điêu luôn được lựa chọn trong tạc tượng trang trí ở những công trình kiến trúc khác nhau. Tranh phù điêu được đắp bằng xi măng có độ bền cao, có hình thức nổi bật hơn so với những bức tranh tường thuộc thể loại khác.
Tượng tròn đắp xi măng trực tiếp.
Tượng tròn được đắp xi măng trực tiếp có độ bền cao chịu được nắng mưa và nhiệt độ tốt, hình thức này rất thích hợp cho những công trình ngoài trời như tượng đài, tượng công viên nơi công cộng hay những tác phẩm trang trí tiểu cảnh sân vườn như hòn non bộ,đài phun nước…cách thức này làm giảm thời gian và chi phí cho mỗi tác phẩm mà vẫn đảm bảo về độ bền đẹp cho tác phẩm. Ưu điểm của đắp phù điêu xi măng Sau đây chúng tôi sẽ lưu ý với các bạn những ưu điểm có thể nói là vượt trội của thể loại thi công này, nhằm giúp các bạn so sánh và dễ dàng hơn trong việc lựa chọn nhằm giảm chi phí + đảm bảo chất lượng sản phẩm:
Ưu điểm về tiến độ của hình thức đắp phù điêu xi măng Ưu điểm vượt trội đầu tiên của dạng tranh này đó là đẩy nhanh được tiến độ thi công gấp 2 lần so với cách thi công trên tạo mẫu đất sét cộng với ưu điểm trên dẫn đến kết quả là chi phí cho một sản phẩm cũng được giảm mạnh hơn nhằm đảm bảo cân bằng giá cả cạnh tranh.
Ưu điểm vật tư của hình thức đắp phù điêu xi măng Áp dụng một chất liệu xi măng để thi công rõ ràng là một sự đảm bảo về chất lượng thời gian sử dụng lâu bền cộng với chi phí thấp đã dấn đến giá thành cũng giảm theo.
Ưu điểm về tính nghệ thuật của hình thức đắp phù điêu xi măng Chât liệu xi măng là một sự thể hiện tuyệt vời cho dòng tranh phù điêu đắp nổi này, nó mang lại một bề mặt mịn, gần gũi,..Dễ dàng tạo nên một tác phẩm sinh động.
Ưu điểm về chi phí gia tăng của hình thức đắp phù điêu xi măng Loại hình thi công đắp trực tiếp trên nền tường cũng dẫn đến một kết quả vui hơn đối với khách hàng là không tồn tại chi phí gia tăng và nhà sản xuất chính là chi phí vận chuyển không tồn tại, chi phí bao gói,…
Trên đây là 4 ưu điểm đặc thù cho dạng tranh phù điêu đắp nổi. Nhưng bên cạnh đó chúng cũng tồn tại một số lưu ý nhỏ về nhược điểm như sau
Nhược điểm của đắp phù điêu xi măng
Khó sửa chữa cũng như thay đổi toàn bộ bố cục của tấm phù điêu Nhược điểm đầu tiên đó chính là khâu sửa chữa và thay đổi sản phẩm, có thể nói để sửa chữa một sản phẩm phù điêu bằng xi măng đã và đang trong giai đoạn hoàn thành có thể ngốn hết thời gian của người thi công và tiến độ của công trình
Bạn có thể tưởng tượng khi chúng ta phá một diện tích xi măng đã chết sẽ tốn nhiều công sức và tiền bạc hơn.
Độ bén nét của cách đắp phù điêu xi măng sẽ giảm Chính vì cấu tạo hạt của cát hay bột đá rõ ràng sẽ to hơn làm giảm thiểu đôi chút độ sắc nét của dòng tranh này. Nhưng bạn hãy yên tâm vì đây vẫn chưa phải là nhược điểm khiến sản phẩm kém chất lượng vì nó nằm dưới mức 5%.
Làm sao để khắc phục nhược điểm ? Sau khi hoàn thành công đoạn đắp thô hãy giám sát và yêu cầu thêm một lớp bột phủ bên ngoài sẽ làm cho sản phẩm trau chuốt hơn rất nhiều.
Trình độ chuyên môn ở mức thấp
Đây rõ ràng là một điểm đáng lưu ý. Không như điêu khắc trên các chất liệu khác, đắp trực tiếp đòi hỏi nhà điêu khắc phải có trình độ chuyên môn cao và cực kỳ chuẩn xác nếu không sẽ dẫn đến chúng ta phải quay lại nhược điểm số 1.
Trên đây là những điều đáng lưu ý cho các bạn trong khi lựa chọn cho mình một hình thức đắp phù điêu xi măng hiệu quả và an toàn trên mỗi chi phí mà mình đã bỏ ra.
Khác với việc đắp phù điêu xi măng trực tiếp thì những tác phẩm tượng tròn đòi hỏi về bố cục không gian ba chiều và được thể hiện ở nhiều khối không gian khác nhau nên việc thi công tác phẩm cũng đòi hỏi tay nghề cao hơn so với đắp phù điêu xi măng trực tiếp.
Nghề đắp phù điêu ở Thạch Xá
Là vùng đất nổi tiếng với những nghề thủ công truyền thống, còn được biết đến là nơi có những người thợ đắp phù điêu tài hoa. Những người thợ Thạch Xá được nhiều người biết đến qua công việc phục chế, tân tạo nhiều công trình văn hóa tâm linh ở Việt Nam. Theo nghệ nhân Nguyễn Văn DƯƠNG, một trong số người giữ gìn và phát triển nghề đắp phù điêu của Thạch Xá thì nghề đắp phù điêu có lịch sử cách đây khoảng 200 năm. Là người theo bố học nghề từ năm 13 tuổi, nghệ nhân Nguyễn Văn Tuấn với tài năng và kinh nghiệm hơn 40 năm đã trực tiếp thiết kế, phục chế, tôn tạo hàng trăm tác phẩm tại các công trình di tích lịch sử, văn hóa tâm linh được Nhà nước xếp hạng. Trong đó, tiêu biểu là phục chế đầu đao (chùa Tây Phương, Thạch Thất), đắp nổi Rồng chầu mặt nguyệt (chùa Thầy, Quốc Oai), phục dựng con giống cổ chùa Sóc Sơn, xây cột trụ và đắp hoa văn con giống tại chùa Hòe Nhai, một trong những di tích kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội
..VẬY NÊN BẠN MUỐN BIẾT RÕ HƠN VỀ ĐẮP PHÙ ĐIÊU XI MĂNG XEM THÊM CHI TIẾT TẠI http://phudieu3d.com.vn.
Từ khóa » đắp Bằng Xi Măng
-
Đắp Tranh Tường Xi Măng :Những ưu Và Nhược điểm Nổi Bật
-
Học Đắp Phù Điêu Xi Măng Chi Tiết - Nội Thất Nhà Lee
-
HƯỚNG DẪN ĐẮP PHÙ ĐIÊU ĐẸP BẰNG XI MĂNG CÁT - YouTube
-
Đắp Con Hổ Bằng Xi Măng Cát - Catch The Tiger With Sand Cement
-
Phù Điêu Xi Măng - Nghệ Thuật đắp Nổi Tranh Từ Xi Măng - Sân Vườn
-
Học Đắp Phù Điêu Xi Măng Chi Tiết - Bộ Bàn Ghế Văn Phòng
-
Học Cách Trộn Xi Măng Đắp Phù Điêu Chuẩn Nhất Từ Trước Đến ...
-
Bảng Báo Giá đắp Tranh Tường Bằng Xi Măng Theo 1m2 Mới Nhất
-
Chất Liệu Xi Măng được đắp Trực Tiếp Trong Phù điêu Và Tạc Tượng
-
Đắp Tranh Tường Bằng Xi Măng Tại Hưng Yên - Phù điêu
-
Cách đắp Tranh Tường
-
Cách Trộn Vữa Đắp Phù Điêu Xi Măng Chi Tiết, Phù ...
-
Tranh Phù điêu đắp Nổi Bằng Xi Măng, Thạch Cao, Composite