Phủ Đồi Ngang – Wikipedia Tiếng Việt

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. (tháng 4/2022)

Phủ Đồi Ngang là một di tích văn hóa tâm linh thuộc hệ thống thờ tín ngưỡng tứ phủ thánh cậu ở miền Bắc Việt Nam. Phủ nằm ở xã Phú Long, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, thuộc vùng du lịch hồ Đồng Chương - sân golf Tràng An - phủ Sòng Xanh. Từ Quốc lộ 1 tại thành phố Tam Điệp theo quốc lộ 12B về ngã 3 Rịa rẽ vào quốc lộ 45 chừng 1 km là đến phủ Đồi Ngang hoặc có thể theo đại lộ Tràng An hay quốc lộ 38B từ thị trấn Thiên Tôn về ngã 3 Rịa. Phủ Đồi Ngang nằm bên đồi thông, thờ Cậu Bé Đồi Ngang và mẹ là Công chúa Liễu Hạnh cùng tướng Lê Du thời Đinh và các vị tiên thánh khác trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ.[1] Do phủ nằm ở trên đồi có một con đường ngang chạy qua nên được gọi là phủ Đồi Ngang.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo truyền thuyết Thánh Mẫu tiên chúa tái tam giáng thế, hiển thánh tại vùng đất Nho Quan, Ninh Bình vào khoảng thế kỷ XVI. Biến hóa thành cô thôn nữ dọn quán bán nước ven đường (trước cổng phủ Đồi Ngang ngày nay) quan sát, dùng phép thuật trừ tà ác, dâm tặc bảo vệ nhân dân. Thánh Mẫu biến hóa, cải trang thành người trần để thử lòng trần gian.

Lúc bấy giờ, có một người con trai họ Mai cũng cùng cảnh giáng trần. Cơ duyên đã đưa họ gặp gỡ, tâm đầu ý hợp, trong cuộc trò truyện họ nghĩ về cuộc sống gia đình hạnh phúc với những đứa con. Bỗng nhiên có tiếng khóc của một đứa bé. Và đó chính là đứa con ước nguyện của Mẫu Liễu Hạnh và người con trai họ Mai. Theo thời gian cậu bé lớn lên và trưởng thành, khí phách hiên ngang, giúp dân giúp nước. Tương truyền rằng cậu là sống phóng khoáng, cậu sẵn sàng cho một người nào đó tất cả nếu thuận lòng, nếu người đó có tâm sáng. Nhưng cũng không kém phần dứt khoát của một chàng trai, nếu không bằng lòng với ai, cậu sẽ lấy hết những gì mà người đó có. Vì vậy Đền Đồi Ngang ngoài thờ Mẫu Liễu Hạnh, còn là nơi linh thiêng thờ cậu bé Đồi Ngang. Hàng năm du khách thập phương đến với đền đều thành tâm cúng lễ xin lộc tài, mong điều tốt đẹp và thuận lợi trong cuộc sống và công việc.

Kiến trúc

[sửa | sửa mã nguồn]

Phủ được xây dựng thời Lê, đến năm 1989 được xây dựng lại như ngày nay. Phủ có diện tích 5.000 mét vuông. Phủ Đồi Ngang có ba ngôi nhà đứng độc lập. Trong phủ có 5 toà nhà gồm ba gian nhà ngang, động Sơn Trang, 1 gian thờ Cậu bé Đồi Ngang.Đầu tiên là Bái đường, tiếp theo là toà thờ tứ vị chầu Bà và cung cấm thờ tượng Công chúa Liễu Hạnh. Toàn phủ đều quay về hướng Đông, thẳng hướng về chùa Bái Đính và cố đô Hoa Lư.

Lễ hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Lễ hội phủ Đồi Ngang diễn ra vào ngày 10 đến ngày 20 tháng 2 âm lịch. Hiện nay, lễ hội phủ Đồi Ngang diễn ra các phần tế và hầu đồng, diễn về các sự tích, công lao của các vị thần, các vị anh hùng dân tộc, đây là những hoạt động tín ngưỡng mang tính chất độc đáo, có giá trị di sản văn hoá phi vật thể. Cũng như người dân khu vực đền Dâu và đền Quán Cháo ở Tam Điệp, người dân Nho Quan tổ chức lễ hội đền để tưởng nhớ cậu bé và Công chúa Liễu Hạnh, người đã hóa thân vào người dân bản địa để giúp nghĩa quân Tây Sơn đánh giặc. Lễ hội phủ Đồi Ngang còn gắn kết với các lễ hội trong và ngoài tỉnh tạo thành tuyến du lịch tâm linh: đền Dâu - quán Cháo (thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình); phủ Dày, phủ Sòng Sơn, phủ Tây Hồ…

Phủ Đồi Ngang cùng với điểm du lịch khác của Nho Quan bao gồm: Vườn Quốc gia Cúc Phương; Khu tắm ngâm nước khoáng Cúc Phương; Khu du lịch nghỉ dưỡng Cucphuong Orion Resort; Khu du lịch sinh thái hồ Đồng Chương; Hang động Vân Trình, xã Thượng Hòa; Khu du lịch hang Bụt - động Thiên Hà, xã Sơn Hà[2] đã được kết nối tạo thành những tuyến điểm du lịch, tạo điều kiện phát triển kinh tế cho địa phương.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA CẤP TỈNH PHỦ ĐỔI NGANG, XÃ PHÚ LONG”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2018.
  2. ^ “Nho Quan hướng tới phát triển du lịch bền vững”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2012.

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cô Đôi Thượng Ngàn
  • Động Thiên Hà
  • Vườn Quốc gia Cúc Phương

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • x
  • t
  • s
Du lịch Ninh Bình
Vùng du lịch phía Bắc:Gia Viễn – Nho Quan
  • Suối Kênh Gà – Động Vân Trình
  • Chùa Địch Lộng
  • Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long
  • Động Hoa Lư
  • Các đền thờ Vua Đinh
  • Đền Thánh Nguyễn
  • VQG Cúc Phương
  • Hồ Đồng Chương
  • Chiến khu Quỳnh Lưu
  • Phủ Đồi Ngang
  • Đan viện Châu Sơn
Quần thể danh thắngTràng An
  • Tam Cốc – Bích Động
  • KDLST Thung Nham
  • Cố Viên Lầu
  • Động Thiên Hà
  • KDLST Tràng An
  • Chùa Bái Đính
  • Hành cung Vũ Lâm
  • Cố đô Hoa Lư
  • Đền Vua Đinh
  • Đền Vua Lê
  • Chùa Nhất Trụ
  • Chùa Duyên Ninh
  • Động Am Tiên
  • Thành Hoa Lư
  • Hoa Lư tứ trấn: Động Thiên Tôn
  • Đàn Kính Thiên
  • Hang Múa
Du lịch trung tâm đô thịThành phố Ninh Bình
  • Di tích đặc biệt núi Non Nước
  • Núi Kỳ Lân
  • Núi Ngọc Mỹ Nhân
  • Chùa Đẩu Long
  • Chợ Rồng Ninh Bình
  • Ga Ninh Bình
  • Cảng Ninh Phúc
  • Cầu Ninh Bình
  • Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế
  • Làng hoa Ninh Phúc
  • Công viên văn hóa Tràng An
Vùng du lịch phía Nam:Tam Điệp – Kim Sơn
  • Phòng tuyến Tam Điệp
  • Hồ Yên Thắng
  • Sân golf Hoàng Gia
  • Hồ Đồng Thái
  • Cửa biển Thần Phù
  • Nhà thờ chính tòa Phát Diệm
  • Bãi Ngang - Cồn Nổi
Lễ hội, làng nghềĐặc sản ẩm thực
  • Lễ hội Hoa Lư
  • Lễ hội chùa Bái Đính
  • Lễ hội Tràng An
  • Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ
  • Rượu Kim Sơn
  • Cơm cháy Ninh Bình
  • Cá rô Tổng Trường
  • Dê núi Ninh Bình
  • Dứa Đồng Giao
  • Cá tràu tiến vua
Du lịch Việt Nam

7 khu du lịch quốc gia • An Giang • Bà Rịa – Vũng Tàu • Bạc Liêu • Bắc Giang • Bắc Kạn • Bắc Ninh • Bến Tre • Bình Dương • Bình Định • Bình Phước • Bình Thuận • Cà Mau • Cần Thơ • Cao Bằng • Đà Nẵng • Đắk Lắk • Đắk Nông • Điện Biên • Đồng Nai • Đồng Tháp • Gia Lai • Hà Giang • Hà Nam • Hà Nội • Hà Tĩnh • Hải Dương • Hải Phòng • Hậu Giang • Hòa Bình • Thành phố Hồ Chí Minh • Hưng Yên • Khánh Hòa • Kiên Giang • Kon Tum • Lai Châu • Lạng Sơn • Lào Cai • Lâm Đồng • Long An • Nam Định • Nghệ An • Ninh Bình • Ninh Thuận • Phú Thọ • Phú Yên • Quảng Bình • Quảng Nam • Quảng Ngãi • Quảng Ninh • Quảng Trị • Sóc Trăng • Sơn La • Tây Ninh • Thái Bình • Thái Nguyên • Thanh Hóa • Thừa Thiên Huế • Tiền Giang • Trà Vinh • Tuyên Quang • Vĩnh Long • Vĩnh Phúc • Yên Bái

Hình tượng sơ khai Bài viết về những kiến trúc tiêu biểu tại Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s

Từ khóa » Cậu Quận đồi Ngang