Phú Dưỡng Hóa Và Xử Lý Nito Không Triệt Để - Tin Cậy

Phú Dưỡng Hóa Và Xử Lý Nito Không Triệt Để

Phú dưỡng là gì?

Phú dưỡng là hiện tượng ao hồ bị dư thừa chất dinh dưỡng như nitrate (NO3) và photphat (PO4). Khi bị quá tải, các thực vật phù du như tảo lam, rong rêu,…sẽ tiêu thụ các chất dinh dưỡng dư thừa này. Sự gia tăng đột biến của tảo khiến màu nước chuyển xanh lục hoặc đỏ.

Ao nuôi thủy sản bị phú dưỡng hóa
Ao nuôi thủy sản bị phú dưỡng hóa

Tác hại của phú dưỡng hóa

Sự gia tăng đột biến của các thực vật phù du trong nước làm cho nồng độ oxy trong nước suy giảm rõ rệt. Điều này làm tăng sự cạnh tranh oxy trong nước cho quá trình sống của các động-thực vật khác như tôm cá,…

Các sinh vật phù du này sau khi chết sẽ phân hủy tạo ra một lượng bùn lớn lắng xuống đáy của ao hồ. Hiện tượng này tích tụ lâu ngày làm cho ao hồ ngày càng nông hơn, diện tích bề mặt bị thu hẹp và cuối cùng sẽ biến thành vùng đầm lầy.

Phú dưỡng hóa rất có hại cho môi trường nước tự nhiên
Phú dưỡng hóa rất có hại cho môi trường nước tự nhiên

Hiện tượng phú dưỡng hóa có thể gây đột biến cho các loài sinh vật sống trong nước, ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái tự nhiên. Ngoài ra rong tảo chết đi ngoài sinh bùn còn giải phóng 1 lượng lớn khí NH3 gây mùi hôi thối ảnh hưởng đến con người và vật nuôi xung quanh

Phú dưỡng hóa sẽ biến vùng ao hồ thành đầm lầy phát sinh mùi hôi- nguồn internet
Phú dưỡng hóa sẽ biến vùng ao hồ thành đầm lầy phát sinh mùi hôi- nguồn internet

Nguyên nhân của hiện tượng phú dưỡng

Trong các nguồn nước tự nhiên như ao hồ sông suối luôn tồn tại các vi sinh vật tự nhiên đóng vai trò lọc nước, giúp duy trì cân bằng hệ sinh thái. Ba nguồn dinh dưỡng chính của vi sinh đó là Carbon, Nito, và Photpho.

Tuy nhiên nguồn cơ chất chính của vi sinh là Carbon nên lượng nito và photpho được hấp thu là rất ít. Ngoài ra lượng cơ chất mà vi sinh trong tự nhiên là rất ít dẫn đến nếu dư thừa các nguồn cơ chất ấy trong nước sẽ bị rêu tảo hấp thụ.

Xác định nguyên nhân chính:

Nguyên nhân khiến cho các nguồn nước trong tự nhiên dư thừa nguồn cư chất như nitrate và photpho chính là việc xả thải không đạt tiêu chuẩn. Ao hồ sông suối tự nhiên chính là nguồn tiếp nhận xả thải của các nhà máy các khu công nghiệp.

Để ngăn chặn hiện tượng phú dưỡng cơ quan chức năng đã yêu cầu tất cả các nhà máy phải có hệ thống xử lý nước đạt tiêu chuẩn và ban hành các tiêu chuẩn cột A và cột B để đánh giá hiện trạng nước xả thải.

Tuy nhiên việc chấp hành không nghiêm túc xả thải lén nước thải xử lý chưa đạt chất lượng hay thậm chí là chưa qua xử lý làm cho nguồn nước trong tự nhiên dư thừa nitrate photpho dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hóa.

Phú dưỡng hoá và xử lý nitơ không triệt để
Phú dưỡng hoá và xử lý nitơ không triệt để
Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt ngưng hoạt động lâu ngày cũng bị phú dưỡng hóa nhiều bể
Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt ngưng hoạt động lâu ngày cũng bị phú dưỡng hóa nhiều bể

Các loại nước thải điển hình dư thừa N và P đó là nước thải sinh hoạt, nước thải nhà máy chế biến thủy sản, thức ăn gia súc, nước thải của các cơ sở chăn nuôi gia súc gia cầm,…

Bộ đôi chế phẩm sinh học giúp xử lý nito-amoni trong nước do Tin Cậy cung cấp
Bộ đôi chế phẩm sinh học giúp xử lý nito-amoni trong nước do Tin Cậy cung cấp

Xem thêm:

  • Chế Phẩm BIO TC NX Solube Xử Lý Nước Thải Dạng Nước
  • Chế Phẩm BIO TC NX Powder Xử Lý Nước Thải Dạng Bột

Trên đây là một vài chia sẻ về hiện tượng phú dưỡng hóa rất phổ biến trong tự nhiên. Hy vọng tất cả mọi người sẽ cùng chung tay bảo vệ môi trường sống của chính chúng ta nhé.

Tác giả: Lê Nguyên
Mọi thắc mắc về “Phú dưỡng hóa và xử lý Nito không triệt để” , vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0933 015 035 – 0902 701 278 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Từ khóa » Nguyên Nhân Hiện Tượng Phú Dưỡng Hóa