"Phù Hợp Quy Hoạch"

  • Skip to content
  • Skip to main navigation
  • Skip to 1st column
  • Skip to 2nd column
Ashui.com Saturday Dec 28th
  • Home
  • English
  • Tin tức
  • Chuyên mục
  • Tương tác
  • Dự án
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Công nghệ
  • Cộng đồng
  • Ấn phẩm
  • Ashui Awards
  • VN Architects
  • CLB Điện ảnh Kiến trúc
  • Tuyển dụng
  • Gallery
  • Videos
  • Downloads
  • RSS
  • Sitemap
  • Quảng cáo / PR
  • News
  • Projects
  • Products
  • Việt Nam
  • Thế giới
  • Sự kiện
  • Lịch sự kiện
  • Cuộc thi "Đánh thức không gian"
  • Kiến trúc
  • Quy hoạch đô thị
  • Bất động sản
  • Nội - ngoại thất
  • Phong thủy
  • Năng lượng - Môi trường
  • Chuyên đề
  • Đối thoại
  • Phản biện
  • Góc nhìn
  • Điểm đến
  • Nhìn ra thế giới
  • Khảo sát ý kiến
  • Q&A
  • Giới thiệu dự án
  • Tư vấn thiết kế
  • Kinh tế / Pháp luật
  • Vật liệu xây dựng
  • Trang thiết bị
  • Trang trí nội thất
  • Thị trường
  • Công nghệ mới
  • Giải pháp
  • Xu hướng
  • Ứng dụng
  • Tuyển dụng
  • Kiến trúc sư
  • Kỹ sư
  • Thiết kế / Sáng tạo
  • Sinh viên
  • CLB Điện ảnh Kiến trúc
  • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
  • Facebook
  • Twitter
  • E-book
  • Tạp chí Quy hoạch Đô thị
  • Tạp chí FuturArc
  • Tạp chí Kiến trúc & Đời sống
  • TP. Hồ Chí Minh: MEGA City (2017)
  • UN-Habitat
Home Tương tác Góc nhìn "Phù hợp quy hoạch"

"Phù hợp quy hoạch"

Thứ hai, 16 Tháng 3 2009 08:21 Trần Thanh Bình / Thanh Niên Viết email In

Hầu như mọi hoạt động liên quan đến vấn đề hạ tầng đô thị đều liên quan đến công tác quy hoạch. Cụm từ “phù hợp quy hoạch” được sử dụng trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan chức năng. Những văn bản mới đây liên quan đến giao dịch, cấp giấy chủ quyền nhà ở, đất đai, đầu tư dự án… của người dân và doanh nghiệp đều được yêu cầu là phải phù hợp quy hoạch. Ví dụ muốn cấp số nhà, phải phù hợp quy hoạch; muốn tách thửa đất phải phù hợp quy hoạch, muốn đầu tư dự án cũng phải phù hợp quy hoạch…

Bản đồ QH tổng thể Khu đô thị mới Nam Sài Gòn (click vào ảnh để xem kích thước lớn hơn / Ashui.com) Quy hoạch giống như một cái khung, mọi hoạt động đều phải được pháp lý hóa bằng công tác quy hoạch. Thế nhưng, nhìn lại công tác quy hoạch tại TP.HCM trong những năm gần đây, điều dễ nhận thấy là còn có quá nhiều bất cập. Hơn 300 đồ án quy hoạch 1/2.000 trên địa bàn TP.HCM được phê duyệt từ năm 1997, 1998 sau một thời gian áp dụng đều được điều chỉnh, sửa chữa lại. Suốt 5 năm qua, Sở Quy hoạch-Kiến trúc TP.HCM và các quận huyện dù đã rất cố gắng, song vẫn chỉ mới phê duyệt điều chỉnh được hơn 50% trong số đồ án quy hoạch phải chỉnh sửa, số đồ án còn lại vẫn đang trong quá trình thẩm định nhiệm vụ quy hoạch hoặc đang trong quá trình xem xét, phê duyệt. Sự chậm trễ này khiến cho rất nhiều hoạt động liên quan đến nhà đất của người dân và doanh nghiệp bị ách tắc. Có đến các phòng tài nguyên - môi trường hoặc phòng quản lý đô thị của các quận huyện mới thấy hết được sự bực dọc, thất vọng của những người dân có nhà nằm trong khu vực chưa được duyệt đồ án quy hoạch 1/2.000 hoặc đã duyệt rồi nhưng hồ sơ nhà đất của họ bị ghi chú là “không phù hợp quy hoạch”. Mới đây, tại một hội thảo góp ý dự thảo Luật Quy hoạch đô thị, các đại biểu Quốc hội TP.HCM đã đặt lên bàn hàng loạt vấn đề bức xúc liên quan đến công tác quy hoạch và thống nhất một quan điểm rằng dự thảo luật cần đặt nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ lợi ích của người dân lên hàng đầu.

Đồ án điều chỉnh QHCT tỷ lệ 1/2000 khu dân cư liên phường 1-3-4, quận 5, TPHCM (ảnh minh họa / SGTT)Có những khu vực quy hoạch “treo” năm này sang năm khác, thậm chí thập kỷ này sang thập kỷ khác. Nhưng cũng có những khu vực thay đổi quy hoạch xoành xoạch khiến cho người dân và nhà đầu tư không biết đâu mà lần. Quy hoạch, có thể nhằm để phát triển đô thị một cách hài hòa nhưng đôi khi lại biến thành một nỗi ám ảnh đối với người dân. Và cũng có những đồ án quy hoạch nhằm để phục vụ chỉ riêng lợi ích của Nhà nước hoặc một nhóm các nhà đầu tư mà bỏ quên mất quyền lợi của đại đa số những người dân đã từng sinh sống bao đời trên mảnh đất của họ. Đến với các khu phố 4, 6, 7, 8 thuộc phường Hiệp Bình Chánh (quận Thủ Đức) mới thấy vì sao người dân phạm luật, xây nhà không phép hàng loạt. Bởi họ không thể chờ quy hoạch, hoặc đồ án quy hoạch đã “treo” hàng trăm ha đất thuộc dự án xây dựng cụm đầu mối giao thông đường sắt Bình Triệu từ năm 1997 đến nay, còn người dân cứ ngóng cổ chờ đợi nhưng chẳng thấy ai thực hiện dự án… Đó chỉ là một trong rất nhiều ví dụ về tình trạng quy hoạch “treo” tại TP.HCM, khiến cho người dân buộc lòng phải “phá rào” dù biết rằng như vậy là sai phạm.

Mô hình đồ án của Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị & Nông thôn (VIAP) đoạt giải Nhì cuộc thi “ý tưởng quy hoạch tổng thể khu đô thị Cảng Hiệp Phước” (ảnh minh họa / Ashui.com)TP Hồ Chí Minh muốn phát triển năng động và hợp lý, không thể không đẩy nhanh công tác quy hoạch và quy hoạch phải căn cơ, có tầm nhìn lâu dài chứ không thể để biến tướng quy hoạch thành quy hoạch “treo” hoặc quy hoạch thiếu thực tiễn, quy hoạch phục vụ quyền lợi cho một bộ phận nào đó. Nếu cứ tiếp diễn động cơ quy hoạch như vậy, thì sẽ không bao giờ đảm bảo được tiêu chí phát triển đô thị có định hướng, bền vững đã đề ra trong nhiều năm qua. Trần Thanh Bình

TweetTin mới hơn:
  • Di sản Quốc gia: Làng, xã quản lý!
  • Khu phố cũ Hà Nội sẽ ra sao?
  • Dự luật Quy hoạch đô thị: Xác định vai trò kiến trúc sư trưởng
  • Tạm dừng trùng tu là bảo vệ di tích
  • Thương hiệu thành phố
Tin cũ hơn:
  • Quy hoạch hồ Gươm - việc đại sự không thể xem thường
  • Bỗng dưng muốn… cơi nới
  • Vụ tranh chấp ở khu đô thị The Manor (Hà Nội): Giàu, sang sao chẳng đi liền?
  • Chống ngập: Cần một chiến lược căn cơ
  • "Đánh thức" chủ nhân của thành phố
>

Thêm bình luận

Họ tên (yêu cầu)

E-mail (yêu cầu, sẽ không hiển thị)

Thông báo cho tôi khi có bình luận mới trong chủ đề này!

Mã an toàn Đổi mã khác

Gởi Hủy JComments Bảng quảng cáo

Tìm kiếm

Tạp chí

  • Độc đáo phố cổ Tạ Hiện
  • Đà Nẵng - Thành phố đáng sống nhất Việt Nam
  • Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng: Nguy cơ biến thành… phố
  • Hà Nội 1940 qua 50 bức ảnh tuyệt đẹp của Harrison Forman
  • Chuyển đổi kiến trúc nông thôn truyền thống sang hiện đại: Nhu cầu có thật
  • Tai nạn lao động tại các công trình xây dựng cao tầng: Còn thờ ơ, còn phải trả giá
  • Thừa Thiên Huế : Cả tỉnh "lên" thành phố
  • Hà Nội nhìn từ tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark Tower
  • Làng cổ Đường Lâm - địa danh cần bảo tồn
  • Về mạng lưới chợ Hà Nội xưa và nay
  • Giao thông của người Việt Nam xưa: Đường đi và người đi
  • Quy hoạch hồ Gươm - việc đại sự không thể xem thường
  • Loạn dịch vụ tại các bảo tàng
  • Những câu chuyện "quái đản" trong bảo tồn di tích hiện nay! - Phần 1
  • Di sản đô thị: Xung đột giữa phát triển và bảo tồn
  • Hồ Tây giờ còn một chủ!
  • Trăn trở xung quanh vấn đề bản sắc dân tộc
  • Nhà cổ Hội An: Lưu giữ dấu xưa
  • Tương lai nào cho kiến trúc Hồ Gươm?
  • “Mốt” xây nhà chọc trời
Hiện có 5658 khách Trực tuyến

Quảng cáo

  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Quảng cáo / PR
  • Downloads
  • Sitemap
  • RSS
  • Tìm kiếm
Copyright © 2024 Bản quyền thuộc về Ashui.com. feed-image Feed Entries
Thiết kế website chuyên nghiệp
Thiết kế website chuyên nghiệp

Từ khóa » đất Phù Hợp Với Quy Hoạch Là Gì