'Phụ Huynh Test Nhanh Covid-19 định Kỳ để Trẻ Mầm Non đến Trường'
Có thể bạn quan tâm
Số ca F0 trẻ em ở Sài Gòn có chiều hướng tăng trong thời gian gần đây, trong bối cảnh thành phố có nhiều ca nhiễm mới hàng ngày, nhưng hầu hết không nghiêm trọng. Trẻ chủ yếu nhiễm từ người lớn trong gia đình, dẫn đến sự lo ngại của phụ huynh khi cho trẻ quay trở lại trường. Khảo sát ý kiến gần đây của phụ huynh học sinh lớp 1 của thành phố cho thấy 70% phụ huynh không đồng ý cho trẻ đi học trong giai đoạn này.
Với tình hình dịch vẫn còn kéo dài, ngày trẻ nhỏ (mầm non, lớp 1) được quay lại trường học trực tiếp ngày càng xa. Việc học trực tuyến kéo dài hạn chế khả năng tiếp thu của trẻ, đặc biệt khó áp dụng tại cấp mầm non, làm chậm khả năng phát triển ngôn ngữ, vận động, kỹ năng xã hội của trẻ.
Vậy đâu là phương án tối ưu để bảo vệ sức khỏe của trẻ khi học trực tiếp trong mùa dịch? Hãy trả lời những câu hỏi sau:
Tại sao phụ huynh lo lắng khi cho trẻ nhỏ đến trường học trực tiếp?
- Vì phụ huynh lo lắng con bị nhiễm bệnh từ các bạn học cùng lớp.
Tại sao trẻ nhỏ lại có nguy cơ nhiễm bệnh?
- Vì trẻ có khả năng lây nhiễm từ các người lớn trong gia đình.
Tại sao người lớn trong gia đình lại có nguy cơ nhiễm bệnh tăng cao?
- Vì người lớn phải đi làm, đi chơi, ra đường, giao tiếp xã hội...
Rõ ràng, để tối ưu hóa việc ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập trường học, chúng ta cần chủ động cắt đứt nguồn lây nhiễm từ người lớn trong gia đình với trẻ em. Việc chủ động xét nghiệm định kỳ cho học sinh cũng là một phương án, nhưng một giải pháp tối ưu hơn đó là phụ huynh tự chủ động xét nghiệm bản thân định kỳ để sớm phát hiện bệnh và hạn chế lây cho trẻ.
Khi giảm tối thiểu rủi ro trẻ F0 đến trường, công tác y tế học đường bảo vệ sức khỏe học sinh sẽ phát huy tác dụng tốt hơn. Nhà trường và phụ huynh cần chung tay hợp tác để để triển khai việc phòng chống dịch trong trường học. Sự tự giác và hợp tác của phụ huynh là chìa khóa để đảm bảo con trẻ được đi học an toàn, vui vẻ.
>> Gửi con cho hàng xóm vì trường mầm non chưa mở cửa
Trách nhiệm của nhà trường
Trước khi mở cửa trường học trở lại, cần đảm bảo tất cả giáo viên, công nhân viên, cán bộ quản lý của nhà trường được tiêm chủng vaccine đầy đủ và được xét nghiệm đầu vào để đảm bảo tình trạng sức khỏe ổn định. Nhân sự nhà trường cần đảm bảo thực hiện nghiêm túc 5K trong và ngoài nhà trường để giảm khả năng lây nhiễm, xét nghiệm định kỳ hàng tuần để sớm phát hiện bệnh và thực hiện các biện pháp cách ly, tránh tiếp xúc gần với học sinh.
Trường học cần đáp ứng các tiêu chuẩn của Bộ tiêu chí an toàn phòng, chống dịch trong trường học của Sở Giáo dục & đào tạo thành phố, đồng thời xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch trong trường học cụ thể, rõ ràng; xây dựng phương án xử lý F0 trong trường học theo hướng dẫn của Sở Y tế. Kế hoạch phòng dịch cần được truyền thông đầy đủ, hiệu quả đến phụ huynh để phụ huynh yên tâm khi con đi học trở lại.
Khi trường học được hoạt động trở lại, tất cả học sinh cần được xét nghiệm tầm soát đầu vào để đảm bảo tình trạng sức khỏe ổn định, không lây nhiễm. "Phòng bệnh hơn chữa bệnh" cần được đưa lên tiêu chí hàng đầu trong công tác phòng, chống dịch trường học.
>> 'Lớp 1 chưa cần đến trường'
Trách nhiệm của phụ huynh
Trẻ nhỏ ở lứa tuổi mầm non và tiểu học chưa được tiêm vaccine, nên cần được chú ý bảo vệ khỏi rủi ro lây nhiễm. Mặc dù đã có những báo cáo khoa học rằng dịch Covid-19 ít ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, nhưng đối tượng trẻ béo phì, có bệnh nền cần được đặc biệt lưu ý. Trẻ đi học nhiễm bệnh từ bạn học cũng là nguy cơ lây nhiễm cho gia đình, gây tâm lý hoang mang cho phụ huynh.
Trẻ nhỏ thường lây nhiễm từ người lớn trong gia đình, nên phụ huynh và những người lớn thường tiếp xúc với trẻ cần có kế hoạch tự xét nghiệm nhanh định kỳ hoặc khi có dấu hiệu nghi nhiễm để bảo vệ bản thân. Khi thành phố mở cửa các hoạt động kinh tế, ba mẹ cần đi làm và tham gia các hoạt động xã hội, nên số ca nhiễm mới của thành phố cũng tăng mạnh. Phụ huynh nên có kế hoạch dự phòng cách ly bản thân khi trở thành F0, tạm thời hạn chế tiếp xúc với trẻ để tránh lây bệnh cho con, và tránh gửi bé đến trường trong giai đoạn này.
Trong những tháng đầu được đi học lại, nhà trường nên yêu cầu phụ huynh tự xét nghiệm định kỳ hàng tuần và gửi kết quả về cho trường, đây là minh chứng cho tình trạng sức khỏe ổn định của trẻ. Khi phụ huynh trở thành F0, trẻ em nên được xét nghiệm tại nhà để đánh giá tình hình sức khỏe, bố trí nuôi dưỡng ở nhà người thân và tạm thời ngừng đến trường để giảm rủi ro lây nhiễm cho bạn học. Phụ huynh là F1 có thể tự xét nghiệm trong ba ngày đầu để xác minh tình trạng lây nhiễm, và trẻ em cũng tạm thời nghỉ ở nhà và học trực tuyến.
Hiện tại, ở các công xưởng, nhà máy, công ty, cũng thường tổ chức xét nghiệm cho nhân viên. Phụ huynh có thể kết hợp để cung cấp thông tin cho nhà trường, tiết kiệm thời gian, công sức, và tiền bạc. Cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhà trường và phụ huynh để giảm thiểu rủi ro lây nhiễm trong trường học. Ý thức tự bảo vệ bản thân và người khác của phụ huynh là rất quan trọng.
>> 'Mở cửa trường học - đừng chần chừ nữa'
Môi trường xung quanh của trẻ
Cuối cùng, cần đánh giá rủi ro lây nhiễm trong môi trường xung quanh của trẻ. Ví dụ khi trẻ được đưa đến khu vui chơi bên ngoài và tiếp xúc với các trẻ khác, nếu có trường hợp trẻ là F0, sẽ dẫn đến nguy cơ lây nhiễm của trẻ khác.
Môi trường được kiểm soát như trường học, gia đình, là nơi các biện pháp phòng chống dịch được thực hiện hiệu quả. Môi trường khó kiểm soát là khu vui chơi tập trung, khu vực công viên trong chung cư, lớp học ngoại khóa... Thang máy chung cư thường xuyên được cư dân sử dụng cũng là nơi tiềm tàng nhiều rủi ro lây nhiễm cho trẻ khi có trường hợp cư dân tòa nhà là F0.
Để hạn chế rủi ro, phụ huynh cần hướng dẫn trẻ thực hiện nghiêm 5K, đeo khẩu trang khi ra ngoài, rửa tay thường xuyên, hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người hoặc những nơi có rủi ro lây nhiễm khó kiểm soát... Trường học cũng có thể góp phần thông qua việc tổ chức xét nghiệm ngẫu nhiên định kỳ cho học sinh trong lớp hoặc khi trẻ có dấu hiệu cảm sốt, nghi nhiễm.
Trong các ý kiến khảo sát ý kiến của phụ huynh và dư luận trong thời gian gần đây, chúng ta thường chú ý đến ý kiến của người lớn mà thường bỏ qua ý kiến của trẻ em, một phần vì nghĩ các em còn nhỏ và chưa hình thành đầy đủ ý thức để quyết định bảo vệ bản thân. Trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Quyền trẻ em, trẻ em có quyền được học và phát triển các năng khiếu của bản thân.
Ở các nước phát triển, việc đến trường của trẻ em rất được coi trọng và nhiều biện pháp phòng, chống dịch được triển khai để đảm bảo các em đến trường an toàn; như học sinh cấp 1 ở Singapore được phát bộ xét nghiệm nhanh hai tuần một lần, hoặc trẻ mầm non ở Mỹ được xét nghiệm hàng tuần bằng nước bọt. Chúng ta nên nghiên cứu để đưa ra những chính sách, kế hoạch hành động hiệu quả để chủ động bảo vệ các em trong đại dịch khi trở lại trường học.
Để trẻ em có thể tháo khẩu trang, người lớn cần tự giác đeo khẩu trang và thực hiện 5K nghiêm túc. Để bảo vệ trẻ em khỏi dịch bệnh, người lớn cần chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
Tuấn
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
- 'Tôi mong con được đến trường'
- 'Tôi yên tâm cho con đi học lại'
- 'Trẻ mầm non, tiểu học đi học lại trước sinh viên?'
- Cho học sinh đi học lại giữa những hoài nghi
- 'Bong bóng học đường' sau dịch
- Mầm non tư thục quay cuồng vì Covid-19
Từ khóa » Cách Dùng Que Test Covid Cho Trẻ Em
-
Test COVID-19 Cho Trẻ Dưới 3 Tuổi, Có Nên Không? | BS Trương Hữu ...
-
Trẻ Con Bị F0 Cha Mẹ Nên Và Không Nên Làm Gì?
-
Lưu ý Quan Trọng Khi Tự Làm Test Nhanh COVID-19 Tại Nhà
-
[PDF] Cách Lấy Mẫu Nước Bọt (Nước Miếng) để Xét Nghiệm COVID-19
-
HƯỚNG DẪN TỰ LẤY MẪU VÀ THỰC HIỆN XÉT NGHIỆM NHANH ...
-
Test Nhanh COVID-19 Tại Nhà Làm Sao Cho Kết Quả đúng Nhất?
-
Chẩn đoán Và điều Trị COVID-19 ở Trẻ Em
-
Mới: Không Nhất Thiết Phải Test COVID-19 Thường Xuyên Cho Mọi Trẻ ...
-
Đã Có Kit Test Nhanh Covid-19 Phù Hợp Trẻ Em - Vietnamnet
-
Test Covid-19 Cho Trẻ Lấy Dịch Mũi Hay Nước Bọt để Có Kết Quả Chuẩn?
-
Đặc điểm Mắc COVID-19 ở Trẻ Sơ Sinh - Thư Viện Pháp Luật
-
Sai Lầm Nghiêm Trọng Khi Test Nhanh, Dùng Thuốc điều Trị COVID-19 ...
-
Kit Test Covid-19 Bằng Nước Bọt Có Chính Xác Không?
-
Test Nhanh Bằng Nước Bọt Có Chính Xác Không? | Vinmec