Phủ Mẫu Mộc Hoàn (Duy Tiên, Hà Nam) - Chốn Thiêng

Làng Hoàn Dương

Làng Hoàn Dương, trước đây là xã Hoàn Dương thuộc tổng Mộc Hoàn, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Nội. Cách đây 128, từ ngày 20/10 đời Vua Thành Thái thứ 2(1890), toàn quyền Đông Dương quyết định tách Phủ Lý Nhân ( gốm 5 huyện Duy Tiên, Bình Lục, Kim Bảng, Thanh Liêm, Nam Xang) tỉnh Hà Nội, thành lập tỉnh Hà Nam.

Toàn Quyền Đông Dương cũng quyết định cắt đất 2 tổng Mộc Hoàn và Tổng Chuyên Nghiệp của huyện Phú Xuyên nay thuộc Thành Phố Hà Nội và tỉnh Hà Nam. Qua nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, đến nay Hoàn Dương là một trong 5 thôn của xã Mộc Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam có trên 3 nghìn nhân khẩu; hiện nay địa phương đang xây dựng mô hình nông thôn mới, đã hoàn thành 18/19 tiêu chí quốc gia và được công nhận là làng văn hóa cấp tỉnh.

Làng Hoàn Dương có cụm di tích văn hóa lịch sử tâm linh, bao gồm Đình, Đền, Chùa. Đình làng thờ Đô Đại Linh Quang Đại Vương; Lê Tiến Sở Đại Vương, Hoàng Tiến Trần Đại Vương. Các ngài là bậc có công lớn với nước, với dân được các triều đại phong kiến phong nhiều đạo sắc phong. Cạnh Đình là Ngôi chùa cổ kính thờ Phật và các nhân vật có liên quan đến Phật giáo. Đây là nét văn hóa mà từ xưa của Dân làng.

Làng Hoàn Dương từ lâu đời thịnh hành tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh Công chúa, vị thần của Đạo Mẫu nổi tiếng linh thiêng của cả tổng Mộc Hoàn và quanh vùng kể cả dân cư tỉnh Hưng Yên phụ cận. Là một tín ngưỡng dân gian, có lịch sử lâu đời, làng Hoàn Dương đã biến chuyển thích ứng với sự thay đổi của xã hội. Tín ngưỡng thờ Mẫu đã hướng cuộc sống thực tại của con em địa phương có ước vọng sức khỏe, tài lộc, may mắn, là một nhu cầu trong đời sống tâm linh của bà con dân làng, mang lại sức mạnh, niềm tin và đã thu hút mọi tầng lớp trong gia đình và xã hội. Tín ngưỡng thờ Mẫu ở địa phương cũng đã dạy con người sống hướng thiện, có cái tâm trong sáng, biết đối nhân xử thế, thờ phụng ông bà tổ tiên và biết ơn những người có công với dân, với nước.

Trải qua lịch sử, tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hoàn Dương gắn liền với sự phát triển hình thành tín ngưỡng Tam phủ (Thiên phủ, Nhạc phủ, Thoải phủ), Tứ phủ (ba phủ trên có thêm Địa phủ). Đến thế kỷ XVI, trên cơ sở tín ngưỡng Tam phủ, Tứ phủ, với sự ra đời của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, một tôn giáo bản địa sơ khai được hình thành.

Hiện nay tại đây, tín ngưỡng thờ Mẫu đã gắn liền với nghệ thuật Chầu văn hay còn gọi là Hát văn – một loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống của người Việt đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia ở Hà Nam. Nghi lễ Chầu văn, hay còn gọi là hầu đồng, là một nghi thức tín ngưỡng tiêu biểu nhất với tên gọi chính thức “Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đang được dư luận đặc biệt quan tâm, nhất là khi tín ngưỡng đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể của nhân loại.

Nhân dân nơi đây đã thể hiện tại đền Mẫu các giá văn ” Cô đôi Thượng Ngàn ” gắn với một sự tích Cô là con Vua Đế Thích trên Thiên Cung, được phong là Sơn Tinh Công Chúa, ra vào hầu cận bơ tòa Vua Mẫu trong điện ngọc, nơi tiên cảnh. Sau cô giáng sinh xuống đất Ninh Bình làm con gái nhà một chúa đất ở chốn sơn lâm, khi hạ sinh, Cô Đôi rất xinh đẹp: da trắng, tóc xanh mượt mà, mặt tròn, lưng ong thon thả.

“Bồng Lai là cảnh Thiên Thai Tấu Cô Đôi Thượng đại tài hái hoa Hầu Vua hầu Mẫu bơ tòa Tiếng tăm lừng lẫy Vua Bà yêu thương Về đồng đánh phấn soi gương Lược ngà chải chuốt, khăn xanh vấn đầu”

Phủ mẫu Mộc Hoàn

Phủ mẫu là tòa đài nguy nga lộng lẫy trên thế đất phong thủy hữu tình, cảnh hồ khuôn viên bốn mùa hoa lá tốt tươi, tam quan (gác chuông thờ Phật Quan Âm Thiên Thủ), cung cấm thờ Liễu Hạnh Công Chúa cung đệ nhị thờ Tam Tòa Quốc Mẫu Ngọc Hoàng Thượng Đế Ngũ Vị Tôn Ông Tứ Vị Chầu Bà Tứ Phủ Thành Hoàng, hai bên tả hữu thờ Trần Triều động sơn trang lầu cô – lầu cậu.

Ngoài giá trị kiến trúc phủ mẫu Mộc Hoàn còn bảo tồn nhiều cổ vật cổ thư tượng cổ chuông đồng trồng cổ sắc phong thần tích nghi thức diễn xướng hầu đồng dân gian đặc sắc trong hệ thống di tích thờ mẫu Tam Phủ của người Việt.

Hàng năm phủ mẫu Mộc Hoàn tổ chức đại lễ vào ngày 09 /03 âm lịch và ngày rằm tháng 8 tưởng nhớ Đức Thánh Trần và các lễ theo tiệc mẫu và các lễ tiết cổ truyền.

5/5 (1 bình chọn)

Từ khóa » đền Mẫu ở Hà Nam