Phủ Mỗ- Nơi Giáng Sinh Lần Thứ Ba Của Mẫu Liễu Hạnh

Tứ Trụ Phủ Mỗ

Phủ Tây Mỗ, hay còn gọi là Phủ Mỗ, có tên cổ là “Tây Mỗ Linh Từ” ở chân núi Ông Quân, làng Tây Mỗ, xã Hà Thái, huyện Hà Trung, Thanh Hóa. Phủ Tây Mỗ là nơi thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Nơi đây gắn với sự tích giáng sinh lần thứ ba của Mẫu Liễu Hạnh.

Quan âm Bồ tát

Theo truyền thuyết Mẫu Liễu Hạnh vốn là công chúa thứ hai tên là Đệ Nhị Quỳnh Hoa Công chúa của Vua Cha Ngọc Hoàng. Do một lần, lỡ đánh rơi vỡ chén ngọc quý của Thiên Đình nên Công Chúa bị phạt giáng xuống dương gian.  Mẫu Liễu Hạnh có 3 lần giáng sinh xuống cõi trần:

+  Lần thứ nhất bà giáng trần năm Thiệu Bình 1434, vào nhà họ Phạm ở Yên Đồng huyện Ý Yên , tỉnh Nam Định. Bà có tên Phạm Tiên Nga và hưởng thọ 40 tuổi.

Ngay sau khi bà mất, nhân dân xã La Ngạn, huyện Đại An, phủ Nghĩa Hưng đã lập đền thờ trên nền nhà cũ, gọi là Phủ Đại La Tiên Từ, Đồng thời quê mẹ của Người là xã Vỉ Nhuế cũng lập đền thờ để tưởng nhớ công lao của bà, gọi là Phủ Quảng Cung.

+  Lần thứ hai bà giáng sinh năm Thiên Hựu 1557 vào nhà họ Lê ở An Thái, Vụ Bản, Nam Định. Lần này, Bà kết duyên với ông Trần Đào Lang sinh được một người con trai, tên là Nhân, một con gái tên là Hoà. Năm 21 tuổi hạn kỳ đã hết tuyệt nhiên không bệnh tật gì, bỗng nhiên qua đời. Bà mất ngày 3 tháng 3 năm Đinh Sửu, thời Lê Gia Thái thứ 5 (1577) Lăng mộ và đền thờ ở Phủ Dầy, thôn Thiên Hương - Vân Cát, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, Nam Định.

Bức Bình phong

Giếng Ngọc trước Đền

Bia đá

+ Lần thứ ba bà giáng sinh xuống một gia đình họ Hoàng tại làng Tây Mỗ, Hà Thái, Hà Trung, Thanh Hóa  để tái hợp cùng Mai Thanh Lâm (còn gọi là Mai Sinh) là hậu kiếp của Trần Đào Lang  được hơn một năm thì mãn hạn hồi tiên. Tên bà lúc đó là Hoàng Thị Trinh. Bà kết duyên năm 18 tuổi, năm 19 tuổi bà về trời. Vợ chồng bà có một con trai tên là Thanh Cổn. Thanh Cổn sau này được thờ tại Đèo Ngang và có tên là Cậu bé Đồi Ngang.

Động Sơn Trang

Ban Phật

Theo văn bia tại đền Quảng Cung (nơi giáng sinh lần thứ nhất của Mẫu Liễu Hạnh) của tri huyện Nguyễn Đình Việp năm 1741 và phả ký của Tiến sĩ Vũ Huy Trác soạn năm 1781 đều khẳng định lần thứ ba giáng sinh của Mẫu là tại Tây Mỗ. Các tài liệu cho rằng bà sinh vào năm 1650, tái hợp với Mai Thanh Lâm sinh được một con. Một năm sau là năm 1668 bà đã về trời. Ngay cả một câu đối cổ tại Phủ Dầy cũng xác nhận Mẫu giáng sinh lần thứ ba tại Tây Mỗ.

Cây Mít cổ có tuổi hơn 500 năm

Phủ Mẫu Tây Mỗ có từ rất xa xưa, cách đây khoảng gần 600 năm, kể từ ngày mẫu hóa. Di tích còn lại là một cây mít cổ có tuổi hơn 500 năm. Có người nói đó là cây mít do chính tay Mẫu trồng khi còn ở cõi dương trần. Cây mít cổ này hiện vẫn nằm  bên chân núi ngay bên trái ngôi Đền.

18 bậc lan can đá chạm rồng vào tòa Tiền tế chính

Trải qua thăng trầm của đất nước, chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, ngôi đền đã bị tàn phá nặng nề, hầu như chỉ còn lại vết tích. Đến những năm 1990, nhân dân sở tại dựng ngôi miếu nhỏ trên nền cũ, năm 1996 được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Vị Thủ nhang chấp tác từ năm 2003.

Cung đồng Tứ Phủ ( Cung ngoài )

Thánh Cô

Thánh Cậu 

Với sự đồng tâm của chính quyền và nhân dân xã Hà Thái cùng công đức của thập phương, từng bước tôn tạo di tích đặc biệt, từ 2012 có vợ chồng người cháu ngoại của làng là Trần Thị Thu Hà- Phạm Thế Vinh, hằng tâm hằng sản, công đức hàng chục tỷ đồng tái thiết đền phủ, cảnh quan đến hôm nay đã tạm hoàn thành.

Cung Đức Chúa Vua cha Ngọc Hoàng ( Cung thứ 2 )

Những đồ vật cung tiến

Hiện nay, đền đã rất khang trang có đủ các cung thờ Mẫu, Tam Phủ, Tứ phủ, Chúa sơn trang... Phủ Mỗ là nơi sơn thủy hữu tình, tòa phủ mới trùng tu tựa núi Ông Quân như thể tay ngai. Mặt hướng đầm sen bán nguyệt. Từ nghi môn trụ biểu thấy bức bình phong đề Tây Mỗ Linh Từ, qua giếng ngọc lung linh tới sân đền rộn rã chim muông, ngát thơm hoa trái,có cây mít cổ thụ, tương truyền từ thuở thánh mẫu giáng sinh nay nhưng ông rắn có mào vẫn về chầu trực. Bước lên 18 bậc lan can đá chạm rồng vào tòa Tiền tế chính cung thờ Ngũ vị Tôn ông, công đồng Tứ Phủ, đôi bên thờ Tứ phủ Thánh cô, Tứ Phủ Thánh Cậu. Trung cung thờ Ngọc  Hoàng Thượng Đế, quan Nam Tào, quan Bắc đẩu.

Cung Cấm   ( Trong cùng )

 

Hậu cung Tôn trí kim thân Thánh mẫu với kích thước lớn hơn người thật dung mạo phi phương cốt cách nhân từ, thật tôn kính mà siết bao gần gũi, trên có bảng vàng Mẫu nghi thiên hạ, đôi bên có nhị vị Tiên nương thị giả. Trở ra phía bên trái phủ là cung thờ Đức Thánh Trần, bên phải là cung thờ Phật Mẫu địa hoàng, động sơn trang và các bàn thờ cô bé cậu bé,thủ đền, thủ phủ.

Các  Hoạt động Lễ Hội được diễn ra hàng năm

Lễ hội Phủ Mỗ được tổ chức hàng năm vào ngày 7 tháng 3 âm lịch  nhằm tôn vinh Thánh Mẫu Liễu Hạnh, vị thần chủ trong Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ của người Việt. Thánh Mẫu Liễu Hạnh được thờ cúng ở nhiều nơi nhưng lễ hội Phủ Mỗ hiện nay được nhân dân trong làng và du khách thập phương đến dự lễ với nhiều hoạt động độc đáo, trong đó nổi bật nhất là nghệ thuật hát văn và hầu đồng và thời gian lễ hội diễn ra trong nhiều ngày. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa thì lễ hội Phủ Mỗ là một thành phần quan trọng tạo nên ‘bản đại diễn xướng sử thi Liễu Hạnh’.

Từ khóa » đền Mẫu Liễu Hạnh Gia Lâm