Phụ Nữ Bị Cắt 2 Bên Buồng Trứng Có Con được Không? - Monkey
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận tư vấn về sản phẩm và lộ trình học phù hợp cho con ngay hôm nay!
*Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT *Vui lòng kiểm tra lại Email Học tiếng Anh cơ bản (0-6 tuổi) Nâng cao 4 kỹ năng tiếng Anh (3-11 tuổi) Học Toán theo chương trình GDPT Học Tiếng Việt theo chương trình GDPT *Bạn chưa chọn mục nào! Đăng Ký Ngay XĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN THÀNH CÔNG!
Monkey sẽ liên hệ ba mẹ để tư vấn trong thời gian sớm nhất! Hoàn thành XĐÃ CÓ LỖI XẢY RA!
Ba mẹ vui lòng thử lại nhé! Hoàn thành xĐăng ký nhận bản tin mỗi khi nội dung bài viết này được cập nhật
*Vui lòng kiểm tra lại Email Đăng Ký- Trang chủ
- Ba mẹ cần biết
- Mang Thai
- Chuẩn bị mang thai
22/04/20223 phút đọc
Mục lục bài viếtTùy vào tình trạng bệnh lý tiến triển nhanh, bác sĩ có thể chỉ định cắt 1 hoặc cắt 2 bên buồng trứng của bệnh nhân nữ. Vậy trường hợp nặng phải cắt 2 bên buồng trứng có con được không? Làm sao để giúp người bị cắt 2 bên buồng trứng có thể mang thai?
Khi nào phụ nữ phải cắt buồng trứng?
Buồng trứng đóng vai trò quan trọng đối với chức năng sinh sản của người phụ nữ. Có nhiều lý do khiến bệnh nhân phải tiến hành phẫu thuật cắt buồng trứng và đều liên quan đến bệnh lý. Vậy đó là căn bệnh gì lại có thể khiến buồng trứng phải cắt bỏ?
U nang buồng trứng
Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến nữ giới phải cắt bỏ 2 bên buồng trứng là bệnh u nang buồng trứng. Căn bệnh này xuất hiện khá phổ biến ở nữ giới, xuất hiện các khối nhỏ có dịch lỏng hoặc chất rắn bên trong buồng trứng.
Thông thường căn bệnh này sẽ có biểu hiện rõ rệt ở giai đoạn đầu. Chỉ đến khi bệnh tiến triển nặng, khối u nang ngày càng to thì người bệnh mới cảm thấy đau và có những triệu chứng bất thường khác.
Đối với trường hợp u lành tính, bác sĩ có thể điều trị bằng phương pháp bổ bóc tách khối u để buồng trứng vẫn có thể thực hiện chức năng của mình. Tuy nhiên, với những trường hợp u ác tính, khối u quá to, dính tiểu khung hay u nang buồng trứng xoắn hoại tử,...bắt buộc người bệnh phải cắt buồng trứng để bảo toàn tính mạng.
Ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng khiến người bệnh phải cắt bỏ 1 hoặc cả 2 bên buồng trứng để không gây nguy hiểm cho tính mạng. Bệnh phát tác là khi các tế bào buồng trứng đột biến bất thường và nhân lên không kiểm soát. Những trường hợp có người thân trong gia đình từng bị mắc bệnh ung thư buồng trứng hay ung thư vú sẽ có nguy cơ cao mắc căn bệnh này.
Lạc nội mạc tử cung
Hiện tượng kinh nguyệt xảy ra là do sự bong tróc của lớp niêm mạc bên trong tử cung sau đó thoát ra khỏi âm đạo. Tuy nhiên, nhiều trường hợp máu kinh nguyệt không thể thoát hết ra ngoài mà lại chảy ngược vào bên trong tử cung. Hiện tượng này được gọi là lạc nội mạc tử cung. Tình trạng này khiến người bệnh có nguy cơ bị nhiễm trùng trong tử cung, dẫn đến phải cắt bỏ buồng trứng của mình.
Áp xe buồng trứng
Mọi vị trí bị nhiễm trùng đều có khả năng cao xuất hiện mủ, còn được gọi là áp xe. Tại vị trí quan trọng đối với chức năng sinh sản như ống dẫn trứng, buồng trứng mà bị nhiễm trùng và xuất hiện mủ nếu không được điều trị sớm thì nguy cơ phải cắt bỏ rất cao.
Sau khi cắt 2 bên buồng trứng có con được không?
Theo các chuyên gia, người phụ nữ bị cắt một bên buồng trứng thì tỉ lệ thụ thai tự nhiên bị giảm xuống còn 50%. Còn với trường hợp bắt buộc phải cắt bỏ cả 2 bên buồng trứng thì tỉ lệ này chỉ là con số “không”.
Với những người phải cắt hai bên buồng trứng khi đã từng sinh con hoặc đã qua tuổi dậy thì, mức độ ảnh hưởng cũng chỉ đơn giản là thiếu vắng hiện tượng kinh nguyệt mỗi tháng. Tuy nhiên, những ảnh hưởng với trường hợp nữ giới chưa qua tuổi dậy thì lại nghiêm trọng hơn.
Mất cả hai bên buồng trứng có ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý người bệnh khi không thể mang thai sau khi trưởng thành. Bên cạnh đó, các dấu hiệu sinh lý như: ngực không phát triển, lông trên cơ thể không mọc, không có nguyệt san,...cũng không còn xuất hiện ở bệnh nhân bị cắt buồng trứng.
Vì vậy, những người 2 bên buồng trứng muốn có con thì chỉ có thể nhờ đến sự can thiệp của y học bằng cách xin trứng để thụ tinh trong ống nghiệm.
Xem thêm:
- Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang có con được không?
- Chụp X-quang có ảnh hưởng đến sinh sản không? Những điều cần lưu ý khi chụp
Lưu ý chăm sóc bệnh nhân sau khi phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng
Sau khi cắt bỏ buồng trứng, bệnh nhân cần có chế độ chăm sóc đặc biệt để sức khỏe mau chóng hồi phục. Dưới đây là một số lưu ý chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật được các bác sĩ chuyên khoa sản khuyến cáo như sau:
Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật
Mọi vấn đề sức khỏe cần phẫu thuật, trong đó có cắt bỏ buồng trứng đều khiến sức khỏe bệnh nhân giảm sút nghiêm trọng, cơ thể yếu ớt không thể tự hoạt động được. Vì vậy, điều quan trọng sau khi mổ là bệnh nhân phải luôn luôn có người nhà túc trực bên cạnh chăm sóc. Mọi hoạt động của bệnh nhân như đi vệ sinh, ăn uống, lau rửa người,...đều có thể cần sự hỗ trợ của người nhà.
Trong quá trình chăm sóc, người nhà cần lưu ý giữ ấm cơ thể cho phụ nữ sau khi cắt bỏ buồng trứng. Đồng thời chú ý, quan sát các dấu hiệu bất thường có thể xảy ra hậu phẫu như co giật, tím tái người,...vì những lý do nào đó. Khi đó cần ngay lập tức thông báo với y tá, bác sĩ trực tại bệnh viện để có phương án can thiệp, xử lý kịp thời, giảm thiểu rủi ro xảy ra.
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân cắt buồng trứng
Có thể nói, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng giúp sức khỏe bệnh nhân cắt buồng trứng mau chóng phục hồi. Người nhà bệnh nhân cần lưu ý nên cho người bệnh ăn các loại thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa. Hơn nữa, các món ăn cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Ngoài việc chọn món ăn dễ ăn, dễ tiêu hóa thì chế độ ăn cũng phải đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh tăng sức đề kháng, mau chóng phục hồi sức khỏe. Các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất có nhiều trong rau xanh, hoa quả tươi và thực phẩm nhiều đạm và axit béo nên được đưa vào thực đơn hàng ngày.
Ngoài ra, bệnh nhân sau phẫu thuật còn phải lưu ý tránh ăn thịt gà, rau muống, hải sản và đồ nếp,... Đây đều là những món ăn có thể khiến vết mổ lâu lành, dễ gây sẹo to,...
Bổ sung estrogen sau khi cắt 2 bên buồng trứng
Estrogen là loại hormone sinh dục nữ, đóng vai trò hình thành và điều hòa kinh nguyệt, giúp phát triển giới tính và các cơ quan, bộ phận sinh dục nữ. Điển hình như âm đạo, nội mạc tử cung hay vòi trứng,...và các đặc tính riêng ở người phụ nữ như giọng nói trong thanh, ngực nở, vai nhỏ,... Tất cả đều có sự góp sức của Estrogen để hình thành lên.
Thông thường, Estrogen gồm estron và estriol được tiết ra bởi buồng trứng và nhau thai. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật cắt bỏ 2 bên buồng trứng, cơ thể người phụ nữ sẽ bị thiếu hụt Estrogen, gây nên tình trạng mãn kinh sau phẫu thuật.
Chính vì vậy, việc bổ sung Estrogen sau phẫu thuật là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, việc bổ sung với liều lượng ra sao cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để tránh phản tác dụng. Lý do bởi các tác dụng phụ do Estrogen khiến người bệnh bị buồn nôn, đau đầu, vàng da, ứ mật, căng ngực, tăng cân, thậm chí có thể gây ra ung thư vú hoặc ung thư nội mạc tử cung.
Như vậy, thắc mắc “cắt 2 bên buồng trứng có con được không?” của nhiều chị em đã được giải đáp rất rõ qua những chia sẻ vừa rồi. Để giảm thiểu nguy cơ phải cắt bỏ 2 bên buồng trứng, các chị em nên thực hiện lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng khoa học để bảo vệ sức khỏe bản thân, đặc biệt là chức năng sinh lý, sinh sản nữ giới.
Tài liệu tham khảoOophorectomy: What to Expect - Ngày truy cập: 22/04/2022
https://www.healthline.com/health/womens-health/oophorectomy
Oophorectomy (ovary removal surgery) - Ngày truy cập: 22/04/2022
https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/oophorectomy/about/pac-20385030#:~:text=When%20an%20oophorectomy%20involves%20removing,remove%20the%20uterus%20(hysterectomy)
Chia sẻ ngay Chia sẻSao chép liên kết
Đào NhànTôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...
Bài viết liên quan- Tại sao có dấu hiệu mang thai nhưng vẫn có kinh nguyệt? Mẹ bầu hãy cẩn thận!
- Phụ nữ chuẩn bị mang thai nên uống gì giúp mẹ khỏe, bé phát triển tốt?
- Nam giới cắt tuyến giáp có sinh con được không? Cần lưu ý những gì?
- Mẹ bị nhiễm rubella trước khi mang thai có nguy hiểm không?
- Giải đáp: 45 tuổi có sinh con được không? Cơ hội nhỏ tiềm ẩn nhiều rủi ro
Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi
Monkey Junior
Mới! *Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT Bạn là phụ huynh hay học sinh ? Học sinh Phụ huynh *Bạn chưa chọn mục nào! Đăng Ký Mua Monkey JuniorTừ khóa » Cắt 2 Buồng Trứng Có Chữa được Không
-
Cắt 2 Bên Buồng Trứng Có Con được Không? Tìm Hiểu để Xua Tan Nỗi ...
-
Sau Cắt Buồng Trứng Có Kinh Nguyệt Không? - Vinmec
-
Khả Năng Sinh Con Sau Phẫu Thuật Cắt Buồng Trứng - Vinmec
-
Phẫu Thuật Cắt Buồng Trứng Có Thai được Không? | TCI Hospital
-
Phải Cắt 2 Buồng Trứng Có ảnh Hưởng Sức Khỏe Tình Dục?
-
Điều Cần Biết Khi Phải Cắt Buồng Trứng
-
Cắt Buồng Trứng Có Sinh Con được Không?
-
PHẪU THUẬT CẮT BUỒNG TRỨNG | BvNTP
-
Cắt Buồng Trứng Là Gì? Các Thay đổi Sau Cắt Buồng Trứng
-
Phẫu Thuật Cắt U Nang (Cắt U Nang Buồng Trứng)
-
U Nang Buồng Trứng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Chuyên Gia Tư Vấn: Phụ Nữ Cắt Tử Cung Có Quan Hệ được Không?
-
Có Thể Thụ Tinh Nhân Tạo Sau Khi đã Cắt 2 Vòi Trứng Không?
-
Có Thể Bạn Chưa Biết – Khi Nào Cần Phẫu Thuật U Nang Buồng Trứng?