Phụ Nữ Bị Chuột Rút Bụng Dưới Bên Trái Là Do đâu? - Sắt Bà Bầu
Có thể bạn quan tâm
Bị chuột rút khi mang thai 3 tháng đầu có phải do thiếu canxi?
Hướng dẫn cách giúp giảm chuột rút khi mang thai
Chuột rút khi mang thai có nguy hiểm không?
Phụ nữ bị chuột rút bụng dưới bên trái là do đâu?(12/05/2022)
Đau bụng dưới bên trái là hiện tượng phổ biến ở tất cả mọi người. Phần lớn tình trạng đau bụng trái không quá nghiêm trọng với sức khỏe nhưng trong một số trường hợp lại là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Phụ nữ bị chuột rút bụng dưới bên trái là do đâu?
3.7 (73.33%) 3 votesNguyên nhân phụ nữ bị chuột rút bụng dưới bên trái
Nguyên nhân khiến phụ nữ bị chuột rút bụng dưới bên trái gồm có:
- Hội chứng ruột kích thích (IBS): Các chị em bị mắc hội chứng ruột kích thích thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng tiêu chảy hoặc táo bón xảy ra liên tục. Người mắc IBS đường ruột sẽ rất nhạy cảm và khiến vùng bụng dưới (cả bên phải và bên trái) bị chuột rút.
Những chị em bị hội chứng ruột kích thích thường xuyên bị chuột rút bụng dưới
- Mắc bệnh viêm đại tràng: Khi mắc bệnh viêm đại tràng các chị em thường cơ triệu chứng bụng dưới (cả 2 bên) bị chuột rút, đi ngoài phân có lẫn máu do các kháng nguyên độc hại xâm nhập làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa gây viêm loét đại tràng. Chuột rút bụng dưới là phản ứng phụ nghiêm trọng khi bị viêm đại tràng, các chị em cần được trợ giúp y tế nhanh chóng để làm giảm cơn đau và điều trị bệnh hiệu quả.
- Căng cơ: Những chị em tập hoạt động thể chất cường độ cao sẽ khiến cơ bụng bị kéo căng quá mức, gây đau nhức và bị chuột rút với những biểu hiện tương tự tình trạng chuột rút bụng dưới trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Táo bón: Khi bị táo bón phân sẽ trở nên khô, cứng khiến việc đại tiện trở nên khó khăn. Táo bón kéo dài có thể khiến các chị em bị chuột rút bụng dưới bên trái và cả bên phải do cơ bụng thường xuyên bị căng cứng xen kẽ với những cơn co thắt dữ dội khi đi đại tiện.
Táo bón cũng có thể khiến các chị em bị chuột rút bụng dưới
- Chướng bụng, đầy hơi: Viêm dạ dày, táo bón, ăn không tiêu,… là những nguyên nhân phổ biến khiến các chị em bị chướng bụng. Khí dư thừa bị tích tụ trong bụng gây chướng bụng, đầy hơi và khiến phụ nữ bị chuột rút ở bụng dưới bên trái.
- Quá trình rụng trứng: Quá trình rụng trứng là 1 phần không thể thiếu trong 1 chu kỳ kinh nguyệt với 1 nang trứng được rụng xuống thành trứng. Quá trình này khiến nồng độ các hormone sinh dục tăng cao, các cơ vùng bụng bị kéo căng gây chuột rút ở bụng dưới bên trái.
- Mắc bệnh túi thừa: Bệnh lý xảy ra khi thành ruột kết xuất hiện 1 túi nhỏ bị phồng lên và đẩy ra ngoài tạo thành 1 túi thừa với triệu chứng phổ biến là hiện tượng chuột rút bụng dưới bên trái. Nguyên nhân dẫn đến bệnh túi thừa là do thói quen ăn uống không khoa học khiến các túi thừa bị viêm.
- Thiếu canxi: Người có chế độ ăn thiếu khoa học hoặc phụ nữ mang thai không bổ sung đủ canxi trong thai kì cũng có thể bị chuột rút ở bụng và nhiều vị trí khác trên cơ thể. Do đó, cần có chế độ dinh dưỡng khoa học hàng ngày và bổ sung canxi cho bà bầu đầy đủ.
Viên bổ sung canxi cho bà bầu, người bị thiếu canxi
- Mất nước: Không được bổ sung đủ nước mỗi ngày khiến các chị em bị mất nước và rối loạn điện giải gây chuột rút.
- Ngộ độc/dị ứng thực phẩm: Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi các chị em ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không ăn chín, uống sôi gây sốt, tiêu chảy, đau bụng, chuột rút bụng dưới (cả 2 bên). Một số chị em mắc chứng bất dung nạp lactose hay dị ứng đạm sữa bò cũng có tình trạng chuột rút bụng dưới cả 2 bên trái và phải khi uống sữa hoặc sử dụng các chế phẩm từ sữa động vật.
- Mắc bệnh thoát vị đĩa đệm: Đĩa đệm ở vùng bụng của các chị em bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu gây đau đớn, chuột rút vùng bụng dưới bên trái.
- Một số nguyên nhân khác: Đôi khi phụ nữ bị chuột rút vùng bụng dưới bên trái có thể do các nguyên nhân như lạm dụng rượu, sỏi thận, viêm túi mật, phình động mạch chủ vùng bụng, bóc tách động mạch chủ, tắc ruột, thiếu máu đường ruột cục bộ, thủng ruột.
Phụ nữ bị chuột rút bụng dưới bên trái có thể do bị tắc ruột, cần được đưa đi khám ngay
Bị chuột rút ở bụng dưới bên trái nên làm thế nào?
Khi bị chuột rút vùng bụng dưới bên trái các chị em nên:
- Nếu bị chuột rút khi đang vận động thì các chị em cần dừng lại ngay. Sau đó thực hiện những động tác massage, thư giãn vùng bụng đang co rút.
- Lấy dầu nóng (nếu có) thoa lên vùng bụng bị chuột rút, nhẹ nhàng xoa bóp các bắp cơ để thư giãn cơ và giảm đau nhanh chóng.
- Chườm nóng để hỗ trợ giãn cơ và giảm co thắt cơ.
- Uống trà đường nóng, nước cam, oresol,… để bổ sung nước và chất điện giải.
- Tắm nước ấm để thư giãn cơ bắp.
- Sử dụng thuốc giảm đau khi có chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý uống thuốc giảm đau khi chưa khám để tránh tình trạng phát hiện bệnh lý quá muộn làm tăng nguy cơ biến chứng gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng.
- Đến bệnh viện ngay khi có dấu hiệu chuột rút vùng bụng dưới bên trái đi kèm các biểu hiện bất thường như tức ngực, khó thở, sốt, nôn, đau dữ dội, giảm cân không rõ nguyên nhân,…
Chườm nóng vào vùng bụng bị chuột rút để hỗ trợ giãn cơ và giảm co thắt cơ, nhanh chóng hết chuột rút
Để phòng ngừa chuột rút vùng bụng dưới bên trái các chị em cần:
- Có thời gian nghỉ ngơi mỗi ngày, tránh các bài tập thể dục tác động vùng cơ bụng.
- Uống đủ nước mỗi ngày tùy theo tuổi tác và cân nặng.
- Thực hiện các bài tập rèn luyện thân thể đúng kỹ thuật để giảm căng cơ
- Không ăn các loại thực phẩm gây dị ứng. Ăn chín uống sôi, thức ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Điều trị các bệnh lý đang mắc.
- Uống canxi nếu bị thiếu canxi. Riêng với mẹ bầu, ngoài việc bổ sung canxi đúng hàm lượng cần thiết, cần chú ý bà bầu nên uống sắt và canxi vào lúc nào để không gây cản trở hấp thụ lẫn nhau, giúp việc bổ sung canxi trong thai kì được hiệu quả nhất.
Phụ nữ bị chuột rút bụng dưới bên trái có thể do các hoạt động cơ bắp cường độ cao hoặc do thiếu canxi. Tuy nhiên đó cũng có thể là triệu chứng bệnh lý nguy hiểm. Khi bị chuột rút bụng dưới đi kèm các triệu chứng bất thường các chị em cần đến ngay các trung tâm y tế để khám và điều trị bệnh lý kịp thời, hạn chế nguy cơ biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
Quét mã QR ZALO |
- Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
- Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
- Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
- Gold DHA: 480.000đ/Hộp
- Prenalen: 140.000đ/Hộp
- Liên hệ
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ
Các bài viết khácCác tác hại của thiếu máu khi mang thai
Chẩn đoán thiếu máu ở phụ nữ có thai như thế nào?
Tại sao không có dấu hiệu nhưng vẫn có thai?
Vì sao bà bầu không được uống rượu bia?
Có bầu uống nước khoáng được không?
Bà bầu uống nước dừa lạnh được không?
- Cẩm nang bà bầu
- Mới nhất
- Zalo
Từ khóa » Chuột Rút ở Bụng
-
Chuột Rút Bụng: Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục Và Phòng Ngừa
-
Hiểu Về Chứng Chuột Rút Cơ Bụng Khi Tập Thể Thao | Vinmec
-
Nguyên Nhân Gây Chuột Rút Khi Mang Thai | Vinmec
-
Chuột Rút Bụng Là Gì? Dấu Hiệu, Cách Chữa Trị Hiệu Quả
-
Nguyên Nhân Gây Ra Tình Trạng Chuột Rút ở Bụng đối Với Phụ Nữ
-
Chuột Rút ở Bụng Khi Mới Mang Thai Có Nguy Hiểm Không?
-
Những điều Mẹ Bầu Cần Biết Về Chuột Rút Khi Mang Thai
-
Chuột Rút Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa | Huggies
-
Chuột Rút Do đâu Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả | Medlatec
-
Chuột Rút Cơ Bụng, đau Trong Hậu Môn Sau đi Ngoài Là Bệnh Gì?
-
Chuột Rút, Phù Chân, Khó Thở, đau Bụng Dưới - Mang Thai - YouMed
-
Chuột Rút - Rối Loạn Thần Kinh - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
[ GIẢI ĐÁP ] Bị Chuột Rút Khi Mang Thai Do đâu ? 5 Cách Khắc Phục ...