Phụ Nữ Chuẩn Bị Mang Thai Cần Bổ Sung Gì? - Monkey

x

Đăng ký nhận tư vấn về sản phẩm và lộ trình học phù hợp cho con ngay hôm nay!

*Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT *Vui lòng kiểm tra lại Email Học tiếng Anh cơ bản (0-6 tuổi) Nâng cao 4 kỹ năng tiếng Anh (3-11 tuổi) Học Toán theo chương trình GDPT Học Tiếng Việt theo chương trình GDPT *Bạn chưa chọn mục nào! Đăng Ký Ngay X

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN THÀNH CÔNG!

Monkey sẽ liên hệ ba mẹ để tư vấn trong thời gian sớm nhất! Hoàn thành X

ĐÃ CÓ LỖI XẢY RA!

Ba mẹ vui lòng thử lại nhé! Hoàn thành x

Đăng ký nhận bản tin mỗi khi nội dung bài viết này được cập nhật

*Vui lòng kiểm tra lại Email Đăng Ký
  1. Trang chủ
  2. Ba mẹ cần biết
  3. Mang Thai
  4. Chuẩn bị mang thai
Phụ nữ chuẩn bị mang thai cần bổ sung gì để tốt cho sức khỏe mẹ và bé? Chuẩn bị mang thai Phụ nữ chuẩn bị mang thai cần bổ sung gì để tốt cho sức khỏe mẹ và bé? Đào Nhàn Đào Nhàn

13/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, bé phát triển tốt thì việc bổ sung các đầy đủ các dưỡng chất cần thiết ngay từ giai đoạn trước khi mang thai vô cùng quan trọng. Vậy người chuẩn bị mang thai cần bổ sung gì? Hãy cùng với Monkey tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này.

Chuẩn bị mang thai cần bổ sung gì cho cơ thể?

Theo các chuyên gia y tế, ngoài việc cung cấp dinh dưỡng thông qua chế độ ăn uống hợp lý thì phụ nữ chuẩn bị mang thai còn phải bổ sung các loại thuốc vitamin và khoáng chất. Điều này nhằm mục đích mang đến một thai kỳ khỏe mạnh, bé phát triển tốt cả về thể chất và trí não, phòng ngừa nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh,...

Thời gian “vàng” để sử dụng các loại thuốc bổ là trước khi mang thai 3 tháng. Bởi thời gian để trứng chín và rụng là 3 tháng, sau đó sẽ thụ thai nếu gặp được tinh trùng. Chất lượng trứng và tinh trùng tốt sẽ cho phôi thai khỏe mạnh. Vì vậy, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết từ sớm chính là tiền để để giúp cho thai nhi phát triển một cách tốt nhất.

Dưới đây là các loại dưỡng chất cần thiết mà phụ nữ chuẩn bị mang thai cần bổ sung:

Acid folic

Bổ sung Axit folic trước và trong giai đoạn mang thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Axit folic (vitamin B9) đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe thai nhi, giúp phòng tránh nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh như: dị tật ống thần kinh, nứt đốt sống gây liệt hoặc mất cảm giác chi dưới, mất kiểm soát đại tiểu tiện, vô sọ,...

Để đạt hiệu quả tốt nhất, các chị em nên bổ sung Axit folic từ trước khi mang thai 3 tháng đến hết 3 tháng đầu của thai kỳ. Nguồn bổ sung vitamin B9 có thể tận dụng từ thực phẩm hàng ngày như rau cải xanh, rau bina, giá đỗ, các loại hạt, chuối, sữa,...

Bên cạnh đó chị em nên sử dụng viên uống Axit folic để tăng cường hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời điểm uống thuốc bổ sung vitamin. Theo Bộ Y Tế Mỹ khuyến cáo, mỗi ngày, phụ nữ chuẩn bị mang thai hoặc các mẹ bầu có thể bổ sung 400 - 600mcg Axit folic/ngày.

Canxi

Canxi là thành phần khoáng cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe con người không chỉ riêng phụ nữ mang thai. Canxi giúp cho xương, răng chắc khỏe, tăng hiệu quả quá trình tuần hoàn, vận động và dẫn truyền thần kinh.

Phụ nữ cần cung cấp đủ canxi trước khi mang thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi mang thai, nhu cầu canxi của cơ thể người mẹ tăng lên rất nhiều vì còn phải cung cấp cho thai nhi phát triển. Nếu không bổ sung đầy đủ, xương và răng của mẹ ngày càng yếu đi, nguy cơ loãng xương cao vì lượng canxi đã bị rút sang cho bé. Đặc biệt khi thai nhi được 29 tuần tuổi, bé sẽ lấy khoảng 250 mg Canxi/ngày từ cơ thể mẹ để tạo xương.

Vì vậy, canxi là thành phần cần bổ sung không thể thiếu đối với phụ nữ trước và trong giai đoạn mang thai. Các chị em nên ăn nhiều thực phẩm giàu canxi như trứng, sữa,...và sử dụng viên uống canxi hàng ngày.

Trung bình mỗi ngày phụ nữ chuẩn bị mang thai cần bổ sung khoảng 800 mg canxi nguyên tố. Còn với phụ nữ đang mang thai cần đến 1000- 2000mg canxi nguyên tố mỗi ngày để đảm bảo lượng canxi cần thiết cho cơ thể.

Để cơ thể hấp thu canxi được tốt nhất còn tùy thuộc vào liều lượng, thời điểm bổ sung phù hợp. Bạn cần lưu ý một số loại thuốc cần tránh sử dụng chung với canxi để tránh phản tác dụng hoặc làm giảm hiệu quả của thuốc. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Sắt

Sắt là thành phần của hồng cầu, có vai trò quan trọng trong quá trình vận chuyển oxy. Phụ nữ mang thai cần bổ sung sắt đầy đủ để phòng tránh nguy cơ thiếu máu, dẫn đến đau đầu, chóng mặt và ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi.

Bổ sung sắt giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu trong thai kỳ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, mỗi ngày chúng ta cần bổ sung khoảng 30mg sắt nguyên tố để tránh bị thiếu máu. Các mẹ nên lựa chọn thực phẩm nhiều sắt như thịt nạc, rau ngót, rau muống, cá biển,...Đồng thời uống viên sắt bổ sung trước và trong khi mang thai.

Tuy nhiên, việc bổ sung với liều lượng cụ thể ra sao nên có sự tham vấn của bác sĩ. Bởi nếu dung nạp dư thừa lượng sắt vào cơ thể sẽ không được đào thải ra ngoài mà tích trữ trong cơ thể.

Vì vậy, trường hợp lượng sắt của bạn bình thường thì việc bổ sung sắt hoàn toàn không cần thiết. Riêng với bệnh nhân thiếu máu tan huyết, tình trạng bệnh tuy bị thiếu máu nhưng lượng sắt huyết thanh vẫn cao nên chống chỉ định bổ sung sắt.

Vitamin tổng hợp

Bổ sung đầy đủ các loại vitamin cho cơ thể. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh, bổ sung vitamin tổng hợp trước và trong thai kỳ giúp làm giảm đáng kể nguy cơ trẻ sinh ra bị dị tật, tự kỷ. Các mẹ có thể lập chế độ dinh dưỡng cân đối, đảm bảo đủ loại vitamin và các yếu tố vi lượng cần thiết cho sức khỏe.

Một số thực phẩm giàu vitamin như rau xanh, trái cây tươi, cà rốt, cà chua, bí ngô, cá biển,...Ngoài ra, viên uống vitamin tổng hợp là lựa chọn không thể thiếu giúp mẹ và bé đạt được sức khỏe tốt nhất.

DHA trong Omega-3

DHA trong omega-3 là thành phần dinh dưỡng không thể thiếu đối với sức khỏe phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản và sự phát triển của trẻ. DHA giúp tăng cường máu lưu thông tới tử cung, giúp tăng khả năng thụ thai và khả năng sống sót của bào thai sau khi thụ thai thành công.

DHA rất quan trọng trước và trong giai đoạn mang thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngay từ những tuần đầu của thai kỳ, DHA cũng đã thể hiện vai trò của mình bằng cách giúp hệ thần kinh trung ương, võng mạc và thể chất của bé phát triển tốt, giảm nguy cơ sinh thiếu tháng. Vì vậy, bổ sung DHA ngay từ giai đoạn chuẩn bị mang thai là việc hết sức cần thiết.

DHA có thể tìm thấy trong rất nhiều loại thực phẩm phổ biến như: thịt đỏ, lòng đỏ trứng gà, sữa, cá hồi, các loại hạt,... Ngoài ra, mẹ nên uống bổ sung viên omega 3 để cung cấp DHA được thuận tiện nhất. Liều bổ sung DHA cho phụ nữ mang thai và cho con bú trung bình mỗi ngày là 300mg, còn người bình thường là 220 mg.

Xem thêm:

  • Giải đáp: Chuẩn bị mang thai có nên ăn dứa?
  • Phụ nữ chuẩn bị mang thai không nên ăn gì? Top 15 loại thực phẩm cần tránh

Những điều cần lưu ý khi bổ sung dưỡng chất cho cơ thể

Những điều cần lưu ý khi bổ sung thuốc bổ

Cả bố và mẹ đều phải bổ sung vitamin và khoáng chất trước khi mang thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Để mang lại hiệu quả tốt nhất của việc bổ sung chất dinh dưỡng trong giai đoạn trước khi mang thai, các chị em cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Không chỉ mẹ mà bố cũng phải bổ sung dinh dưỡng đầy đủ: Trên thực tế, để sinh ra được một đứa trẻ khỏe mạnh thì không thể thiếu một đối tác quan trọng chính là người bố. Vì vậy, nam giới muốn sinh con cũng cần phải bổ sung DHA, vitamin tổng hợp,... và bổ sung thực phẩm đầy đủ dinh dưỡng để sản xuất tinh trùng khỏe mạnh.

  • Lưu ý về liều lượng thuốc bổ cần bổ sung: Trước và giai đoạn mang thai, phụ nữ cần bổ sung tối thiểu 400mcg acid folic, 1000mg canxi, 27mg sắt. Khi bổ sung với liều lượng cao hơn cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi uống để tránh tình trạng dư thừa, khó đào thải ra ngoài cơ thể. Cẩn thận khi uống thuốc quá liều, đặc biệt là vitamin A có thể gây dị tật cho thai nhi.

  • Lựa chọn thuốc bổ: Các chị em cần tránh tuyệt đối không tự ý mua thuốc để sử dụng. Cần phải có sự tư vấn, chỉ định của bác sĩ vì trong thành phần của một số loại thuốc sẽ gây ra tác dụng phụ, đặc biệt với người mắc bệnh nền về gan, thận, tiểu đường, huyết áp cao, hen suyễn, động kinh, trầm cảm,...

  • Tận dụng nguồn dinh dưỡng từ thực phẩm tươi sạch: Khi xây dựng chế độ ăn hàng ngày cho người chuẩn bị mang thai cần lưu ý tăng cường protein và omega 3. Các loại thực phẩm giàu 2 chất dinh dưỡng này có thể kể đến như: thịt, cá, trứng, sữa, dầu thực vật,...

  • Kết hợp với lối sống lành mạnh: Tránh sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn như rượu, bia, thuốc lá, tránh tiếp xúc với các chất độc hại, tăng cường rèn luyện sức khỏe để tăng khả năng thụ thai và chất lượng thai kỳ.

  • Thường xuyên tắm nắng vào lúc sáng sớm để giúp cơ thể tổng hợp vitamin D tự nhiên, hỗ trợ cơ thể hấp thu canxi được tốt hơn.

Những thực phẩm và đồ uống cần tránh khi chuẩn bị mang thai

Các loại thực phẩm, đồ uống cần tránh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi có ý định sinh con, cả bố và mẹ cần lưu ý tránh một số loại thực phẩm, đồ uống dưới đây để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản:

  • Caffeine: Đây là một chất gây nghiện có thể gây mất cân bằng hormone. Nếu thường xuyên sử dụng caffein thì quá trình rụng trứng sẽ bị ảnh hưởng và làm tăng nguy cơ sảy thai.

  • Thực phẩm từ đậu nành: thành phần trong các thực phẩm từ đậu nành như thịt đậu nành, sữa đậu nành,..giống với estrogen có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone, tác động tiêu cực đến sức khỏe sinh sản.

  • Đường, soda và nước trái cây tiệt trùng: Bên trong các loại nước này đều có đường cô đặc, có thể gây rối loạn đường huyết, suy giảm hệ miễn dịch và mất cân bằng hormone. Để tránh cản trở quá trình thụ thai và sức khỏe thai kỳ, các chị em nên lựa chọn sử dụng đường tinh luyện nhân tạo, đường thốt nốt.

  • Thực phẩm không chất béo: Nhiều người vì muốn giữ vóc dáng đẹp mà cắt bỏ hoàn toàn chất béo dung nạp vào cơ thể. Tuy nhiên, sự thiếu hụt của chất béo có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt, rối loạn rụng trứng. Đây là chính yếu tố nguy cơ dẫn đến vô sinh hiếm muộn. Vì vậy, bạn có thể lựa chọn chất béo có nguồn gốc từ các loại hạt, cá hoặc từ thực vật để tốt cho sức khỏe, tránh các loại đồ ăn nhanh và chế biến sẵn.

  • Thực phẩm GMO (đột biến gen): các loại thực phẩm này là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng ở nam giới. Trẻ sinh ra khi bố hoặc mẹ ăn các thực phẩm này có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh. Vì vậy, bạn cần kiểm tra kỹ bao bì trước khi sử dụng, lựa chọn thực phẩm Non GMO - tên gọi của những sinh vật không biến đổi gen hoặc thực phẩm hữu cơ.

Qua bài viết này, Monkey đã giải đáp thắc mắc “chuẩn bị mang thai cần bổ sung gì?” của rất nhiều độc giả. Hy vọng đây là những kiến thức bổ ích giúp các chị em chuẩn bị sẵn sàng cho một thai kỳ khỏe mạnh.

Chia sẻ ngay button-share Chia sẻ

Sao chép liên kết

Đào Nhàn Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan
  • Phụ nữ bị thoát vị đĩa đệm có mang thai được không?
  • Nhận biết dấu hiệu có thai ngoài ý muốn và lời khuyên của chuyên gia
  • Bạn đã biết: Chuẩn bị có thai nên kiêng gì là tốt nhất?
  • Nhận biết dấu hiệu mang thai giả và cách điều trị cho phái nữ
  • Bị gút có ảnh hưởng đến sinh sản không? Nguyên nhân và cách phòng tránh
Bạn có đang quan tâm đến việc cho con học Tiếng Anh? Không Giúp bé giỏi Tiếng Anh Sớm Đăng ký ngay tại đây *Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT *Vui lòng kiểm tra lại Email Mã mới Rất tiếc. Mã bạn nhập không khớp với hình ảnh. Nếu bạn muốn hình ảnh khác, hãy chọn "Mã mới"" Đăng ký ngay Nhận các nội dung mới nhất, hữu ích và miễn phí về kiến thức Mang Thai trong email của bạn *Vui lòng kiểm tra lại Email Đăng Ký Các Bài Viết Mới Nhất Khi nào dùng are you và do you? Cách phân biệt đơn giản Khi nào dùng are you và do you? Cách phân biệt đơn giản BE ABLE TO dùng khi nào? Cách phân biệt với CAN, COULD BE ABLE TO dùng khi nào? Cách phân biệt với CAN, COULD Adj/Adv là gì? Cách phân biệt và khi nào dùng adj và adv? Adj/Adv là gì? Cách phân biệt và khi nào dùng adj và adv? Cách sử dụng and, but, or, so trong tiếng Anh kèm bài tập có đáp án Cách sử dụng and, but, or, so trong tiếng Anh kèm bài tập có đáp án Khi nào dùng any? Hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng any trong tiếng Anh Khi nào dùng any? Hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng any trong tiếng Anh Khi nào dùng are you và do you? Cách phân biệt đơn giản Khi nào dùng are you và do you? Cách phân biệt đơn giản BE ABLE TO dùng khi nào? Cách phân biệt với CAN, COULD BE ABLE TO dùng khi nào? Cách phân biệt với CAN, COULD Adj/Adv là gì? Cách phân biệt và khi nào dùng adj và adv? Adj/Adv là gì? Cách phân biệt và khi nào dùng adj và adv? Cách sử dụng and, but, or, so trong tiếng Anh kèm bài tập có đáp án Cách sử dụng and, but, or, so trong tiếng Anh kèm bài tập có đáp án Khi nào dùng any? Hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng any trong tiếng Anh Khi nào dùng any? Hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng any trong tiếng Anh

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới! *Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT Bạn là phụ huynh hay học sinh ? Học sinh Phụ huynh *Bạn chưa chọn mục nào! Đăng Ký Mua Monkey Junior

Từ khóa » Bổ Sung Canxi Cho Phụ Nữ Chuẩn Bị Mang Thai