Phụ Nữ Chuẩn Bị Mang Thai Có Nên Uống Sữa đậu Nành? - Monkey

x

Đăng ký nhận tư vấn về sản phẩm và lộ trình học phù hợp cho con ngay hôm nay!

*Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT *Vui lòng kiểm tra lại Email Học tiếng Anh cơ bản (0-6 tuổi) Nâng cao 4 kỹ năng tiếng Anh (3-11 tuổi) Học Toán theo chương trình GDPT Học Tiếng Việt theo chương trình GDPT *Bạn chưa chọn mục nào! Đăng Ký Ngay X

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN THÀNH CÔNG!

Monkey sẽ liên hệ ba mẹ để tư vấn trong thời gian sớm nhất! Hoàn thành X

ĐÃ CÓ LỖI XẢY RA!

Ba mẹ vui lòng thử lại nhé! Hoàn thành x

Đăng ký nhận bản tin mỗi khi nội dung bài viết này được cập nhật

*Vui lòng kiểm tra lại Email Đăng Ký
  1. Trang chủ
  2. Ba mẹ cần biết
  3. Mang Thai
  4. Chuẩn bị mang thai
Phụ nữ chuẩn bị mang thai có nên uống sữa đậu nành? Chuẩn bị mang thai Phụ nữ chuẩn bị mang thai có nên uống sữa đậu nành? Đào Nhàn Đào Nhàn

24/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Nhiều người quan niệm, sữa và các thực phẩm từ đậu nành có thể làm suy giảm sinh lý, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Vậy trên thực tế quan niệm này đúng hay không? Người chuẩn bị mang thai có nên uống sữa đậu nành? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết này.

Chuẩn bị mang thai có nên uống sữa đậu nành hay không?

Phụ nữ chuẩn bị mang thai nên uống sữa đậu nành. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Theo ý kiến của các chuyên gia, phụ nữ chuẩn bị mang thai nên uống sữa đậu nành bởi các thành phần trong đó chủ yếu là axit folic, vitamin, protein, canxi, sắt, kali,...Đây đều là những dưỡng chất rất cần thiết đối với sự hình thành, phát phát triển của thai nhi và sức khỏe mẹ bầu. Trong đó:

  • Hàm lượng protein giúp cân bằng các hormone sinh sản, kích thích trứng rụng để tăng cơ hội thụ thai.

  • Isoflavon là chất có tác dụng làm cho lớp nội mạc tử cung dày lên. Nhờ vậy mà sau khi trứng và tinh trùng thụ tinh có thể làm tổ trong tử cung chắc chắn hơn, giảm thiểu đáng kể nguy cơ bị sảy thai.

  • Bên cạnh đó, isoflavon cũng góp phần ngăn ngừa nguy cơ bị ung thư vú, ung thư buồng trứng. Phụ nữ bị mắc các căn bệnh này đa số đều bị vô sinh, khó có thể sinh con.

  • Sữa đậu nành chứa hàm lượng canxi cao, hỗ trợ xương và răng của thai nhi phát triển, cứng chắc, giúp mẹ giảm nguy cơ bị loãng xương do thiếu canxi trong thai kỳ.

  • Axit folic trong sữa đậu nành bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, giảm nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh.

  • Chất xơ vừa có thể kiểm soát được lượng đường trong máu, tốt cho hệ tiêu hóa, giúp mẹ bầu không gặp tình trạng táo bón khi mang thai.

  • Đạm cũng là thành phần rất giàu có trong sữa đậu nành, cung cấp năng lượng cho mẹ và tốt cho sự phát triển hoàn thiện của trẻ nhỏ.

  • Các loại vitamin A, E, B, K, D cùng các khoáng chất như canxi, sắt, kali,...trong sữa đậu nành nhiều tương đương với sữa bò, giúp cho thai nhi phát triển tốt nhất và tốt cho hệ tim mạch, giảm cholesteron trong máu.

Có thể thấy, sữa đầu nành rất giàu chất dinh dưỡng và mỗi chất trong đó lại đảm nhiệm những vai trò khác nhau tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Vì vậy, uống sữa đậu nành mỗi ngày là điều rất nên làm trước giai đoạn mang thai.

Sữa đậu nành rất giàu chất dinh dưỡng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá nhiều loại sữa này có thể dẫn đến phản tác dụng, đồng thời xuất hiện những tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Tác dụng phụ khi uống sữa đậu nành không đúng cách

Bên cạnh những lợi ích đối với sức khỏe mẹ và bé thì sữa đậu nành còn có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không tốt nếu chúng ta uống quá nhiều. Cụ thể như:

  • Mẹ có nguy cơ bị dị ứng với các triệu chứng nổi bật như: phát ban, ngứa ngáy khắp người, nôn mửa, chóng mặt và khó thở.

  • Nguy cơ bị sốc phản vệ sau khi uống sữa đậu nành. Đây là biến chứng dị ứng rất nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng nếu uống một lượng lớn sữa.

  • Chất isoflavone có trong sữa đậu nành được liệt kê vào danh sách nguyên nhân gây ra chứng đau nửa đầu.

  • Chất isoflavone có chức năng giống estrogen nên khi tiêu thụ một lượng lớn sữa nó có thể làm giảm tác dụng của estrogen. Hậu quả là dẫn tới các khối u được hình thành hoặc thai nhi bị dị dạng.

Uống sữa đậu nành có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào khuyến cáo phụ nữ chuẩn bị mang thai không nên uống sữa đậu nành để tránh những nguy hiểm có thể xảy ra. Tuy nhiên, dựa trên những lợi ích khi uống sữa đậu nành mang lại cho sức khỏe là rất lớn nên chúng ta có thể uống để bổ sung dưỡng chất. Song để đảm bảo an toàn và hiệu quả thì việc uống sữa đậu nành với mức độ vừa phải là hết sức quan trọng.

Xem thêm:

  • Phụ nữ chuẩn bị mang thai nên uống gì giúp mẹ khỏe, bé phát triển tốt?
  • Triệt lông có lợi ích gì? Chuẩn bị mang thai có nên triệt lông không?

Hướng dẫn chị em uống sữa đậu nành đúng cách trước khi mang thai

Trong sữa đậu nành rất dồi dào chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển tốt nhất của thai nhi. Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận những tác động tiêu cực đến sức khỏe do sữa đậu nành gây ra khi chúng ta uống quá nhiều.

Lưu ý uống sữa đậu nành đúng cách. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vì vậy, để tránh nguy cơ gặp các phản ứng phụ và biến chứng nguy hiểm khi uống sữa đậu nành, chúng ta cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Uống sữa đậu nành đều đặn mỗi ngày nhưng không vượt quá 300 - 500 ml, tương đương khoảng 2 ly.

  • Khám sức khỏe và hỏi ý kiến bác sĩ trước lựa chọn sữa đậu nành để bổ sung dinh dưỡng trước khi mang thai để tránh tình trạng dị ứng với bất cứ thành phần nào trong sữa.

  • Uống sữa không đúng cách, phản khoa học có nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm cho cả mẹ và con.

  • Tránh ăn trái cây thuộc họ cam, quýt sát với thời điểm uống sữa đậu nành. Bởi chúng gây kết tủa với thành phần protein trong sữa, dẫn đến hậu quả là bị tiêu chảy.

  • Nên uống cùng các loại thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì, bánh ngọt,...

  • Lựa chọn sữa đậu nành được sản xuất rõ ràng, đảm bảo chất lượng, thương hiệu uy tín để tốt cho sức khỏe.

Như vậy, thắc mắc “chuẩn bị mang thai có nên uống sữa đậu nành?” đã được giải đáp rất rõ ràng trong bài viết này. Các chị em hãy luôn ghi nhớ, uống đúng liều lượng, đúng khoa học là yếu tố quan trọng để giúp cho mẹ khỏe, bé phát triển tốt.

Tài liệu tham khảo

Is It Safe to Consume Soy Products While Pregnant? - Ngày truy cập: 23/05/2022

https://www.healthline.com/health/pregnancy/soy-pregnancy

Chia sẻ ngay button-share Chia sẻ

Sao chép liên kết

Đào Nhàn Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan
  • Nam giới cắt tuyến giáp có sinh con được không? Cần lưu ý những gì?
  • Phụ nữ bị viêm lộ tuyến có mang thai được không?
  • Bệnh lậu có ảnh hưởng đến sinh sản như thế nào?
  • Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung và cách điều trị các chị em cần biết
  • Tinh trùng vón cục có con được không? Cách khắc phục tình trạng bệnh
Bạn có đang quan tâm đến việc cho con học Tiếng Anh? Không Giúp bé giỏi Tiếng Anh Sớm Đăng ký ngay tại đây *Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT *Vui lòng kiểm tra lại Email Mã mới Rất tiếc. Mã bạn nhập không khớp với hình ảnh. Nếu bạn muốn hình ảnh khác, hãy chọn "Mã mới"" Đăng ký ngay Nhận các nội dung mới nhất, hữu ích và miễn phí về kiến thức Mang Thai trong email của bạn *Vui lòng kiểm tra lại Email Đăng Ký Các Bài Viết Mới Nhất Khi nào dùng are you và do you? Cách phân biệt đơn giản Khi nào dùng are you và do you? Cách phân biệt đơn giản BE ABLE TO dùng khi nào? Cách phân biệt với CAN, COULD BE ABLE TO dùng khi nào? Cách phân biệt với CAN, COULD Adj/Adv là gì? Cách phân biệt và khi nào dùng adj và adv? Adj/Adv là gì? Cách phân biệt và khi nào dùng adj và adv? Cách sử dụng and, but, or, so trong tiếng Anh kèm bài tập có đáp án Cách sử dụng and, but, or, so trong tiếng Anh kèm bài tập có đáp án Khi nào dùng any? Hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng any trong tiếng Anh Khi nào dùng any? Hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng any trong tiếng Anh Khi nào dùng are you và do you? Cách phân biệt đơn giản Khi nào dùng are you và do you? Cách phân biệt đơn giản BE ABLE TO dùng khi nào? Cách phân biệt với CAN, COULD BE ABLE TO dùng khi nào? Cách phân biệt với CAN, COULD Adj/Adv là gì? Cách phân biệt và khi nào dùng adj và adv? Adj/Adv là gì? Cách phân biệt và khi nào dùng adj và adv? Cách sử dụng and, but, or, so trong tiếng Anh kèm bài tập có đáp án Cách sử dụng and, but, or, so trong tiếng Anh kèm bài tập có đáp án Khi nào dùng any? Hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng any trong tiếng Anh Khi nào dùng any? Hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng any trong tiếng Anh

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới! *Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT Bạn là phụ huynh hay học sinh ? Học sinh Phụ huynh *Bạn chưa chọn mục nào! Đăng Ký Mua Monkey Junior

Từ khóa » Có Bầu Con Trai Uống Sữa đậu Nành được Không