Phụ Nữ đã Quan Hệ Tình Dục Có được Chích Ngừa HPV Không?

Kiểm tra giỏ hàng

Chọn tỉnh thành, quận huyện để xem chính xác giá và tồn kho

Địa chỉ đã chọn: Hồ Chí Minh

Chọn
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Nội
  • Đà Nẵng
  • An Giang
  • Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bạc Liêu
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Bình Định
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Cao Bằng
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Điện Biên
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Lào Cai
  • Long An
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Tây Ninh
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thanh Hóa
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Yên Bái
  • Không tìm thấy kết quả với từ khoá “”
  • Bài tin sức khỏe
  • Quan hệ rồi có tiêm HPV được không? Lưu ý sau tiêm
Quan hệ rồi có tiêm HPV được không? Lưu ý sau tiêm Cập nhật: 27/05/2024 Lượt xem: 811 Thẩm định nội dung bởi

Bác sĩ Trần Thị Linh

Chuyên khoa: Nhi, Sản phụ khoa

Bác sĩ Trần Thị Linh, chuyên khoa Sản phụ khoa tại Phòng Khám Đa Khoa Ái Nghĩa Đồng Nai, hiện là bác sĩ kiểm duyệt bài viết của Nhà thuốc An Khang.

Vì căn bệnh ung thư cổ tử cung khiến nhiều người đã tìm hiểu và lựa chọn tiêm phòng vắc xin HPV. Tuy nhiên, có một số đối tượng không nên tiêm loại vắc xin này. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để biết quan hệ rồi có tiêm HPV được không nhé.

1HPV là gì?

HPV (Human papilloma virus) là loại virus gây bệnh lây truyền qua đường tình dục, thường không có triệu chứng, có thể tự khỏi nhưng đôi khi để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Bạn có thể nhiễm HPV trong lần quan hệ đầu tiên hoặc chỉ với một bạn tình.[1]

HPV là virus gây bệnh lây truyền qua đường tình dục

HPV là virus gây bệnh lây truyền qua đường tình dục

2Vắc xin phòng HPV

Vắc xin phòng HPV là gì? Tầm quan trọng của vắc xin

Vắc xin phòng HPV là một loại vắc xin được phát triển để ngăn ngừa các bệnh tình dục ở cả nam và nữ, đặc biệt là bệnh ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng vắc xin HPV có hiệu quả cao trong việc ngăn chặn nhiễm virus và giảm nguy cơ mắc các bệnh tình dục liên quan.[2][3]

Vắc xin HPV giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung và các bệnh tình dục liên quan

Vắc xin HPV giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung và các bệnh tình dục liên quan

Độ tuổi và đối tượng cần được tiêm phòng HPV

Vắc xin HPV được khuyến nghị nên tiêm phòng cho trẻ em từ 12 - 13 tuổi. Bên cạnh đó, vắc xin cũng được khuyến nghị tiêm cho những đối tượng có nguy cơ nhiễm cao như:

  • Nam giới dưới 45 tuổi quan hệ tình dục đồng tính.
  • Phụ nữ quan hệ tình dục không an toàn với nhiều người khác giới.
  • Người nhiễm HIV.
  • Người chuyển giới tính nam quan hệ tình dục đồng giới.[3]

Vắc xin HPV được khuyến nghị nên tiêm phòng cho trẻ em từ 12 - 13 tuổi

Vắc xin HPV được khuyến nghị nên tiêm phòng cho trẻ em từ 12 - 13 tuổi

3Đã quan hệ tình dục có nên tiêm phòng HPV không?

Đã quan hệ tình dục không thể tiêm phòng HPV là quan niệm sai lầm. Thực tế, ngay cả khi bạn đã quan hệ tình dục và tiếp xúc với virus HPV, vắc xin vẫn có thể bảo vệ bạn khỏi các chủng virus HPV mà bạn chưa tiếp xúc.[4]

Vắc xin HPV vẫn có hiệu quả với người đã quan hệ tình dục

Vắc xin HPV vẫn có hiệu quả với người đã quan hệ tình dục

4Hiệu quả của vắc xin HPV đối với người đã quan hệ tình dục

Trong một nghiên cứu tại Boston được Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ tài trợ, những người phụ nữ tiêm phòng ít nhất 1 mũi vắc xin HPV sau khi quan hệ tình dục có nguy cơ nhiễm tế bào cổ tử cung bất thường thấp hơn so với nhóm không được tiêm.

Bên cạnh đó, tiêm vắc xin ngay cả sau khi đã quan hệ tình dục lần đầu có thể làm giảm kết quả xét nghiệm Pap bất thường. Pap là phương pháp để tầm soát phát hiện những biến đổi bất thường của tế bào cổ tử cung. Do đó, tiêm vắc xin ngay cả sau khi quan hệ lần đầu có thể làm giảm khả năng tầm soát các bệnh liên quan tới cổ tử cung.[5]

Tiêm vắc xin sau khi quan hệ lần đầu giúp giảm kết quả xét nghiệm Pap bất thường

Tiêm vắc xin sau khi quan hệ lần đầu giúp giảm kết quả xét nghiệm Pap bất thường

5Một số lưu ý tiêm vắc xin HPV sau khi đã quan hệ

Tiêm vắc xin HPV sau khi quan hệ vẫn có thể giúp phòng ngừa các chủng virus HPV. Tuy nhiên, bạn cần nắm được một số lưu ý sau khi tiêm để giúp vắc xin phát huy hiệu quả tối đa:

  • Kiêng quan hệ không an toàn sau khi tiêm vắc xin HPV: Vắc xin cần ít nhất 2 tuần để tạo ra kháng thể bảo vệ cơ thể trước các chủng virus HPV có trong vắc xin.
  • Hoàn thành phác đồ tiêm vắc xin trước khi mang thai: Vắc xin được khuyến cáo không dành cho phụ nữ mang thai. Nếu bạn phát hiện mang thai sau khi tiêm vắc xin HPV, cần thông báo với bác sĩ sản khoa và tiếp tục theo dõi sức khỏe thai kỳ.
  • Chú ý khi quan hệ tình dục sau tiêm vắc xin HPV: Sử dụng biện pháp an toàn như bao cao su khi quan hệ tình dục ngay cả khi đã hoàn thành các mũi tiêm để bảo vệ cơ thể khỏi các chủng virus không có trong vắc xin và các bệnh đường tình dục khác như HIV, lậu, giang mai.[6]
Giang mai là bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị. Tìm hiểu thêm về giang mai, bao gồm các giai đoạn, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị.

Hãy trang bị kiến thức để bảo vệ sức khỏe tình dục của bạn!

Quan hệ tình dục an toàn giúp phòng ngừa một số bệnh tình dục

Quan hệ tình dục an toàn giúp phòng ngừa một số bệnh tình dục

6 Đã tiêm vacxin HPV có còn cần tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ không?

Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, cho dù bạn đã tiêm vắc-xin HPV thì vẫn cần sàng lọc phát hiện tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm.

Bởi vì, vắc xin phòng HPV có thời gian bảo vệ kéo dài từ 4 - 6 năm và sau thời gian này, chưa có nghiên cứu chính thức nào khẳng định vắc-xin còn hiệu lực bảo vệ.

Hơn nữa, vắc xin không ngăn ngừa được tất cả các chủng virus HPV nguy cơ cao gây ung thư mà chỉ chống lại những chủng gây ung thư phổ biến nhất có trong vắc xin và khả năng bảo vệ chéo thấp với các chủng HPV không có trong vắc xin.

Các chuyên gia khuyên tất cả phụ nữ đã có quan hệ tình dục ở độ tuổi 30 - 49 nên làm xét nghiệm sàng lọc sớm ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên với những ai quan hệ tình dục sớm, sinh con trước tuổi 17 tuổi, có nhiều bạn tình, sử dụng thuốc tránh thai trên 5 năm, hút thuốc lá hay thấy biểu hiện bất thường bạn có thể sàng lọc sớm hơn.

Lưu ý: thời điểm để thực hiện khám sàng lọc là 2 tuần sau ngày đầu tiên của chu kì kinh nguyệt. Không sử dụng viên thuốc đặt âm đạo trong vòng 48 giờ trước khi lấy xét nghiệm và không giao hợp tối hôm trước.

Đã tiêm vắc-xin HPV thì vẫn cần sàng lọc ung thư cổ tử cung

Đã tiêm vắc-xin HPV thì vẫn cần sàng lọc ung thư cổ tử cung

Xem thêm:

  • Các loại vaccine HPV? Độ tuổi, đối tượng tiêm phòng vaccine HPV
  • Tiêm phòng ung thư cổ tử cung HPV và những điều bạn cần biết

Qua những thông tin trên, hy vọng bạn đã được giải đáp thắc mắc quan hệ rồi có tiêm HPV được không. Những chị em đã quan hệ tình dục vẫn muốn tiêm vắc xin HPV hãy mạnh dạn đến các cơ sở y tế để thăm khám và lên lịch tiêm sớm nhé.

Nguồn tham khảo
  1. What is HPV?

    https://www.cancer.org.au/what-is-hpv

    Ngày tham khảo:

    25/11/2024

  2. HPV vaccine: Who needs it, how it works

    https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hpv-infection/in-depth/hpv-vaccine/art-20047292

    Ngày tham khảo:

    25/11/2024

Xem thêm

Theo Gia đình mới

Xem nguồn

Link bài gốc

Lấy link!

https://giadinhmoi.vn/quan-he-roi-co-tiem-hpv-duoc-khong-luu-y-sau-tiem-d88157.html

Từ khoá: quan hệ rồi có tiêm hpv được không quan hệ tình dục có tiêm được hpv không đã quan hệ tình dục có tiêm hpv được không đã quan hệ tình dục có nên tiêm phòng hpv tiêm phòng hpv Banner Promote 02Banner đầu bài tin - Orihiro T12Banner đầu bài tin - GLOTADOL T12

Các bài tin liên quan

  • Quan hệ trước 2 ngày có kinh nguyệt có thai không?

    Sức khoẻ & Bệnh

    Quan hệ trước 2 ngày có kinh nguyệt có thai không?

    Bác sĩ Nguyễn Thuỵ Hoàng Phương Uyên

    4 tháng trước
  • Dị ứng tinh trùng và các dấu hiệu dị ứng tinh dịch mà chị em cần biết

    Sức khoẻ & Bệnh

    Dị ứng tinh trùng và các dấu hiệu dị ứng tinh dịch mà chị em cần biết

    Bác sĩ CKI Trần Hiếu Thảo

    4 tháng trước
  • Nên đeo bao cao su lúc nào? Hướng dẫn cách đeo bao cao su an toàn

    Sức khoẻ & Bệnh

    Nên đeo bao cao su lúc nào? Hướng dẫn cách đeo bao cao su an toàn

    4 tháng trước
  • Quan hệ ngày đèn đỏ có hại không? 6 lợi ích và các lưu ý khi quan hệ

    Sức khoẻ & Bệnh

    Quan hệ ngày đèn đỏ có hại không? 6 lợi ích và các lưu ý khi quan hệ

    Bác sĩ Nguyễn Thuỵ Hoàng Phương Uyên

    4 tháng trước
Chat Zalo (8h00 - 21h30) widget

Chat Zalo(8h00 - 21h30)

widget

1900 1572(8h00 - 21h30)

Từ khóa » Tiêm Gardasil Có được Quan Hệ Không