Phụ Nữ Rậm Lông - Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Bệnh rậm lông gây ảnh hưởng thẩm mỹ và tâm lý của người phụ nữ, và còn có thể là dấu hiệu của bệnh lý tiềm ẩn.

Dấu hiệu nhận biết chứng rậm lông

Ở phụ nữ, tình trạng lông tóc mọc quá nhiều trên cơ thể và mặt là dấu hiệu dễ dàng nhận biết chứng rậm lông. Lông thường mọc nhiều ở mặt, cằm, ngực, quầng vú, đường trắng giữa phần trên lưng, nếp đùi bẹn và bộ phận sinh dục ngoài.

Phụ nữ rậm lông - Nguyên nhân và cách khắc phục - Ảnh 1.

Sự mất cân bằng nội tiết tố chính là nguyên nhân chính gây ra rậm lông ở phụ nữ

Nguyên nhân mắc chứng rậm lông

Mất cân bằng nội tiết

Sự mất cân bằng nội tiết tố chính là nguyên nhân chính gây ra lông rậm ở phụ nữ. Ở một số trường hợp hiếm gặp, nguyên nhân gây ra tình trạng này là do khối u hoặc ung thư tuyến thượng thận hoặc buồng trứng gây ra.

Bình thường nội tiết tố androgen được tiết ra với lượng rất nhỏ từ tuyến thượng thận và buồng trứng. Vì một lý do nào đó như u tuyến thượng thận, tăng sản tuyến thượng thận, u nang buồng trứng…làm tăng androgen, tạo nên hiện tượng rậm lông, trứng cá, béo phì, rối loạn kinh nguyệt...

Rậm lông tự phát

Ngoài ra có một số trường hợp rậm lông tự phát, tăng prolactin trong máu; Dùng thuốc nội tiết kéo dài như trị liệu androgen, steroid (K-cort, dexamethason, prednisolon...), thuốc tránh thai; Hội chứng tăng sản thượng thận bẩm sinh, có yếu tố di truyền ảnh hưởng đến tuyến thượng thận (nơi sản xuất hormone giới tính).

Đôi khi tình trạng rậm lông không có nguyên nhân nhận dạng. Quá nhiều lông tóc ở phụ nữ tăng trưởng với mức độ androgen bình thường, chu kỳ kinh nguyệt thường xuyên và không có điều kiện cơ bản khác được gọi là rậm lông tự phát - có nghĩa là không có nguyên nhân nhận dạng của rối loạn, gây ra rậm lông.

Biện pháp khắc phục chứng rậm lông

Hiện nay có một số giải pháp khắc phục chứng rậm lông, cải thiện thẩm mỹ như:

Dùng thuốc nội tiết;

Dùng kem làm rụng lông;

Bôi oxy già (Hydrogen peroxide) có tác dụng làm mất sắc tố lông, tạo thành màu vàng nâu giống như màu da, phương pháp này cũng được nhiều người áp dụng;

Dùng tia laser để diệt nang lông, thường chỉ áp dụng cho vùng nách, ngực, quầng vú…

Waxing sẽ hiệu quả nếu sử dụng thường xuyên, nhưng có thể gây đau đớn và sưng đỏ.

Tia điện: giúp tiêu diệt các tế bào lông và loại bỏ vĩnh viễn tế bào. Phương pháp này cần phải thực hiện nhiều lần trong thời gian dài, có thể gây đau và biến đổi sắc tố da.

Từ khóa » Hội Chứng Rậm Lông ở Nữ