Phụ Nữ Sau Sinh Không Nên ăn Hoa Quả Gì Trong Giai đoạn Cho Con Bú
Có thể bạn quan tâm
Mẹ sinh xong bao lâu thì được ăn trái cây
Sau sinh mẹ cần có một chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ dinh dưỡng để nhanh hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên cũng có rất nhiều ý kiến trái chiều giữa việc nên và không nên ăn gì. Đặc biệt câu hỏi có cần kiêng ăn hoa quả hay không.
Tiến sĩ bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng viện Y học ứng dụng Việt Nam đã khẳng định sản phụ trong quá trình phục hồi sức khỏe cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ số lượng thực phẩm mới đáp ứng được chất lượng sữa cho con bú. Vì vậy việc bổ sung hoa quả trong khẩu phần ăn của mẹ sau sinh là rất cần thiết.
Đối với các bà mẹ sinh thường, sau 1 – 2 ngày đầu tiên sẽ được khuyến khích dùng chuối để bổ sung dinh dưỡng. Đối với phụ nữ sinh mổ, bác sĩ khuyến cáo trong thời gian đầu có thể ăn trái cây mềm như chuối tiêu, đu đủ, kiwi ngọt, nho ngọt,… để có thể cung cấp nguồn vitamin dồi dào cho bà mẹ đang nuôi con bú.
Ngoài ra trong thời gian ở cữ, sản phụ chỉ nên dùng những loại trái cây có vị ngọt, tính mát, mềm, dễ tiêu hóa để phòng tránh các bệnh đường ruột, tránh để thiếu hụt vitamin, không tốt cho nguồn sữa. Một công dụng khác của trái cây chính là hoạt động co bóp đẩy sản dịch ra ngoài.
Nhìn chung việc bổ sung trái cây là nhu cầu cần thiết của cơ thể mẹ sau sinh. Nếu như người mẹ đã nhận thấy hệ tiêu hóa có thể xử lý tốt thực phẩm tô thì việc ăn trái cây là điều cần thiết. Nếu không dùng được hoa quả tươi, người mẹ sau sinh có thể dùng nước ép, sinh tố trái cây, không dùng đá hỗ trợ co bóp tử cung, bổ sung dinh dưỡng.
Tác dụng hữu ích của hoa quả đến với sức khỏe của mẹ
Bổ sung năng lượng cho mẹ nhanh chóng hồi phục
Trong trái cây có rất nhiều vitamin tự nhiên tốt cho cơ thế. Trước đây, vitamin chỉ được hiểu là những hợp chất hữu cơ cần thiết cho sức khỏe được cơ thể hấp thụ một lượng nhỏ nhằm duy trì những chức năng cơ bản. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Khoa Y tế công cộng Đại học Harvard đã đưa ra một định nghĩa mới toàn diện hơn về vitamin: Đó là những chất dinh dưỡng buộc phái có bởi cơ thể không thể tự sản sinh được.
Vitamin A: Cần cho mắt giúp ta nhìn rõ trong bóng tối, tốt cho da,... vô hiệu hóa khả năng xâm nhập của vi trùng và các chất ô nhiễm. Ngoài ra nhiều công trình y học đã chứng minh chất caroten, tiền sinh tố A có khả năng phòng ngừa một số loại ung thư. Caroten có rất nhiều ở trái có màu vàng như gấc, đu đủ, cam, dứa,...
Vitamin B: Vitamin nhóm B đóng vai trò quan trọng nhất trong việc tăng cường khả năng trí tuệ. Đặc biệt vitamin B9 (axit folic) giúp tránh được sự mệt mỏi trí tuệ, vitamin B1 giúp gia tăng sự tập trung, vitamin B12 giúp cho lứa tuổi thanh thiếu niên phát triển hài hòa đồng bộ tri thức.
Vitamin B6, vitamin B9 và vitamin B12 đóng vai trò then chốt trong quá trình tái sinh homocystein thành methionin để từ đó cơ thể sản sinh ra những protein mới.
Nếu cơ thể thiếu 3 loại vitamin này, quá trình tái sinh sẽ không hiệu quả và nồng độ homoscystein sẽ tăng cao gây nguy cơ mắc các bệnh tim và chứng đột quỵ.
Chỉ cách đây hơn 20 năm, các nhà khoa học Anh mới phát hiện ra những sản phụ sinh con bị nứt đốt sống (spina bifida) và bệnh thai không não (anencephaly) đều là do thiếu vitamin B9, bổ sung axit folic cho phụ nữ mang thai cho kết quả là nguy cơ trẻ mắc bệnh nứt đốt sống và thai không não giảm đáng kể.
Axit folic còn giữ nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc xây dựng AND, một hợp chất phức tạp liên quan tới di truyền.
Cách đây 100 năm, người ta đã biết thiếu vitamin B12 là nguyên nhân dẫn đến bệnh thiếu máu ác tính. Những bệnh như mất trí nhớ, Alzheimer đều có liên quan tới sự thiếu hụt vitamin B12.
Vitamin C: Được xem là vitamin chống mệt mỏi, vitamin C có thành phần chống oxy hóa, nó tăng cường hệ miễn dịch, kích thích sự bài tiết và dự trữ chất sắt, thải ra ngoài các kim loại nặng gây sự mệt mỏi cho cơ thể, nó tạo sức năng động về thể chất và tinh thần, cần cho làm lành vết thương, chống nhiễm trùng.
Vitamin C tham gia các quá trình tái sinh tế bào, sản xuất collagen cần thiết cho mạch máu, xương, răng,... tham gia tổng hợp chất keo, điều hòa sự chuyển hóa chất béo. Vitamin C có hầu hết trong các loại rau quả thông thường như rau cần tây, giá đỗ, cải xanh, cam, chanh, bưởi, ổi, cóc, sơri,....
Vitamin E: Là chất chống oxy hóa, bảo vệ nhiều chất biến hủy bởi oxy, kiềm chế sự tiêu hao đạm, chống xơ hóa chung và tốt đối với hệ thần kinh và cơ bắp, chống hiện tượng làm cục máu đông, phòng chống các bệnh tim mạch. Vitamin E có nhiều trong khoai lang, trái bơ, hạt hoa hướng dương.
Vitamin P: Hay còn gọi là vitamin R có tác dụng bảo vệ thành mao mạch, giảm độ xuyên thấm của chúng, vitamin P có tác dụng chống oxy hóa nên được xem là chất bảo thọ, có nhiều trong trà xanh, chanh, cam, quýt, bưởi.
Thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa cho mẹ
Trái cây chứa nhiều chất xơ, chất xơ là các polysaccharides không tiêu hóa được khi ăn, bao gồm cellulose, pectin, lignin,... Chất xơ một phần nhỏ được hấp thu vào máu, phần lớn chất xơ còn lại không được tiêu hóa sẽ thành phân và được đẩy ra khỏi cơ thể giúp mẹ không bị táo bón và những bệnh về đường ruột.
Ăn trái cây vào sáng sớm cũng là cách giúp bạn làm sạch cơ thể, cải thiện tiêu hóa và giúp bạn tràn đầy sinh lực. Tất nhiên, bạn hãy chọn những loại hoa quả sạch, có nguồn gốc để đảm bảo không ăn phải những loại có nhiều chất bảo quản, thuốc hóa học.
Giúp tâm trạng tốt hơn
Ngoài các loại vitamin… trái cây còn chứa hàm lượng đường tự nhiên và chất xơ khá cao. Hai chất này sẽ giúp bạn cải thiện sự tập trung, làm chậm đường trong máu và gia tăng năng lượng, thúc đẩy tinh thần lạc quan một cách nhanh nhất.
Giảm stress
Trái cây giàu vitamin C, một chất dinh dưỡng không chỉ tuyệt vời trong “cuộc chiến” chống lại bệnh cảm mà để chống lại sự căng thẳng. Vitamin C cũng làm giảm viêm do sự căng thẳng về thể chất hoặc tinh thần gây ra.
Bổ sung nước cho cơ thể
Trong trái cây nước chiếm từ 60-95% trong thành phần, đây là nguồn nước tự nhiên, tinh khiết rất tốt cho cơ thể mẹ
Mẹ có thể ăn một số loại hoa quả có hàm lượng nước cao như dưa hấu, táo, cam, kiwi, dứa, nho, lê,… bên cạnh việc uống nước hàng ngày.
Hỗ trợ giảm cân
Đa phần trái cây chứa ít calo, chất béo và chủ yếu chứa các loại đường ở dạng đơn giản, nên chúng không làm bạn tăng cân. Không những thế, các loại trái cây khác nhau như dưa hấu, nho và nhiều loại quả mọng có hàm lượng nước cao… nếu tiêu thụ hàng ngày sẽ giúp bạn bổ sung năng lượng, tránh ăn quá nhiều thức ăn trong các bữa ăn chính nên sẽ góp phần giảm cân cho bạn.
Trái cây ảnh hưởng thế nào đến chất lượng sữa mẹ
Nhiều nghiên cứu đã khẳng định dinh dưỡng của mẹ có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sữa. Trong sữa mẹ chứa các vitamin nhóm A, D, B1 rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Bổ sung thêm hoa quả cũng giúp bổ sung thêm dinh dưỡng có trong sữa mẹ giúp bé khỏe mạnh và thông minh.
Sữa mẹ được khuyến cáo cho bé bú liên tục trong 6 tháng đầu, vì vậy nên lựa chọn các loại hoa quả sạch, nhiều dinh dưỡng giúp lợi sữa.
Top 10 loại quả mẹ sau sinh không nên ăn trong giai đoạn cho con bú
Ngoài các loại trái cây tốt cho mẹ sau sinh, thì bạn nên lưu ý các loại quả không nên ăn trong giai đoạn cho con bú như:
1. Vải
Cho con bú kiêng ăn quả gì? Một trong những loại quả cần kiêng đó chính là vải. Vải tuy bổ nhưng cũng cực nóng. Mẹ bầu ăn nhiều dễ nổi mụn, sữa nóng và tiết ít đi. Con không thích bú và còn dễ bị rôm sảy.
2. Xoài
Đẻ xong, mẹ nhất định kiêng ăn món xoài xanh chấm mắm ruốc vì xoài xanh có vị chua ảnh hưởng đến dạ dày khiến con bú mẹ dễ bị tiêu chảy. Ngoài ra, xoài xanh còn khá giòn và cứng, ăn nhai rau ráu không tốt cho răng bà đẻ tí nào. Với xoài chín mẹ có thể ăn quả nào ngọt lịm, tuy nhiên chỉ nên ăn vừa phải vì ăn quá nhiều gây nóng trong.
3. Quả đào
Quả đào vị ngọt, bổ máu nhưng tính nóng. Mẹ đang ở cữ, lớp niêm mạc tử cung chưa phục hồi hoàn toàn, ăn nhiều đào dễ gây xuất huyết, ra máu dai dẳng. Đó là chưa kể vỏ quả đào có nhiều lông lỡ gọt không kĩ có thể gây dị ứng ngứa rát cổ họng, phát ban. Nhiều bé sơ sinh bú sữa mẹ ăn đào có nguy cơ bị dị ứng. Vì vậy, mẹ chỉ nên ăn với một lượng vừa phải thôi.
4. Me
Trái me mẹ bầu nào cũng thèm chảy nước miếng, dùng để chấm muối nhấm nháp cho đỡ nghén, đỡ nhạt miệng, cung cấp vitamin C, nấu canh ăn giải nhiệt. Tuy nhiên, với phụ nữ sau sinh thì mẹ tạm thời tránh xa vì nó dễ khiến sữa ít đi, con bú dễ bị tiêu chảy. Dân gian còn cho rằng ăn mấy trái quá chua như me mai mốt về già dễ bị són tiểu nữa.
5. Cam bưởi chua, chanh quất
Trái cây họ cam khá giàu vitamin C và khoáng chất, tốt cho sức khỏe của mẹ. Tuy nhiên, một số thành phần của nó có thể gây ngứa, dị ứng khiến bé quấy khóc. Đó là chưa kể ảnh hưởng hệ tiêu hóa còn non nớt của con, bé dễ bị trớ sữa, hăm tã… Mẹ thì hại men răng, đau dạ dày.
6. Ổi xanh
Ổi không thực sự lành tính với bà đẻ như nhiều người vẫn tưởng. Tuy nó hỗ trợ điều trị cao huyết áp, đái tháo đường, làm đẹp da nhưng mẹ nên hạn chế ăn ổi vì nó có tính nóng, cứng hại răng, ăn nhiều ổi không gọt vỏ khiến hai mẹ con dễ bị táo bón nặng.
7. Mãng cầu xiêm
Mãng cầu xiêm có vị chua chua ngọt ngọt. Đây là loại quả rất nóng, khiến mẹ dễ bị nóng trong, ảnh hưởng đến tiết sữa và chất lượng sữa. Con bú không quen chắc chắn sẽ lười bú và quấy khóc. Mặt khác, nó có vị chua nên dễ khiến con bị tiêu chảy nữa. Tốt nhất một tuần chỉ nên ăn nhiều nhất 3 lần một tuần, mỗi lần nhấm nháp vài miếng thôi.
8. Dưa hấu ướp lạnh
Cho con bú kiêng ăn quả gì? Thực ra ăn dưa hấu sẽ cung cấp đường và vitamin cho cơ thể, tốt chứ không sao hết. Tuy nhiên, mẹ ăn dưa hấu quá nhiều hoặc dưa đã ướp lạnh ngắt thì rất dễ bị nóng bụng, ảnh hưởng sữa mẹ, đau bụng, tiêu chảy. Mẹ bị thì tất nhiên con bú vào cũng bị theo rồi.
9. Sầu riêng
Sau sinh không nên ăn hoa quả gì – Sầu riêng là thực phẩm yêu thích của nhiều chị em, không thể phủ nhận sầu riêng có giá trị dinh dưỡng cao. Trong đó chủ yếu là các thành phần như vitamin C, sắt, kali, đường, protein, canxi,… Cũng vì chính nguồn dinh dưỡng đa dạng, cùng hàm lượng chất béo và đường cao mà ăn nhiều sầu riêng dễ gây khó tiêu.
Trung bình một quả sầu riêng cỡ nhỏ có thể cung cấp tới 885 calories. Đây cũng là loại trái cây gây nóng trong cơ thể nên tiêu thụ nhiều có thể gây táo bón, vì thế nếu sản phụ không muốn gặp phải tình trạng này nên hạn chế dùng sầu riêng nhiều hơn 2 múi/ngày. Sau khi ăn cũng nên theo dõi xem cả mẹ và bé có dấu hiệu nóng trong, mẩn nốt nhiều không sau khi ăn loại quả này.
10. Trái mít
Tương tự như sầu riêng, mít là loại hoa quả chứa nhiều đường và các chất xơ. Trong đó đa số là các liên kết đường đơn như fructose và sucrose giúp mẹ sau sinh phục hồi nhanh. Nhưng đồng thời, mít cũng là loại quả cung cấp nhiều năng lượng đến mức cơ thể mẹ khó có thể phân giải hết chúng nếu phải tiếp nhận lượng quá lớn. Bà đẻ sau sinh nên kiêng các loại quả có tính nóng như vậy.
Đối với những người có những rối loạn về máu, thói quen ăn mít có thể khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn vì mít có thể gây đông máu. Ngoài ra vị mít có mùi đặc trưng, khi bé bú sữa mẹ có khả năng nếm được tất cả những vị mẹ ăn nên điều này có thể khiến bé khó chịu. Một số trường hợp mẹ ăn mít gây ra những rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh. Do đó sản phụ nên cân nhắc trước khi dùng loại quả này.
Xem thêm: Mẹ sau sinh 1 tháng ăn được trái cây gì?
Đến đây chắc bạn cũng giải đáp được thắc mắc cho câu hỏi mẹ sau sinh không nên ăn hoa quả gì rồi đúng không. Hãy cân nhắc khi lựa chọn hoa quả cho bà đẻ để tránh gặp phải các tác hại không ngờ nhé
Từ khóa » Bà Mẹ Cho Con Bú Có được ăn ổi Không
-
Sau Sinh ăn ổi được Không? - Công Dụng Của Trái ổi đối Với Mẹ Sau ...
-
Mẹ Sau Sinh Có được ăn ổi Không Và Nên ăn Loại Trái Cây Nào?
-
Sau Sinh ăn ổi được Không Và Lợi ích Khi Bà đẻ ăn ổi?
-
Mẹ Sau Sinh Mổ ăn ổi được Không? - Sắt Bà Bầu
-
Sau Sinh Không Nên Ăn Hoa Quả Gì? Gây Mùi, Nóng, Mất Sữa
-
Sau Sinh ăn Quả ổi ĐÚNG CÁCH: Đẹp Dáng, đẹp Da, Lợi Tiêu Hóa
-
Sau Sinh ăn ổi được Không? Câu Trả Lời Xác đáng Nhất Dành Cho Mẹ ...
-
Sau Sinh ăn ổi được Không? Những Lợi ích Của ổi Với Phụ Nữ Sau Sinh
-
Sau Sinh ăn ổi được Không? Được, Nhưng Cần ăn đúng Cách!
-
Bà đẻ, Phụ Nữ Sau Sinh Có Nên ăn ổi Không? - Mẫu Tử
-
8 Loại Thực Phẩm Gây Mất Sữa Mẹ Sau Sinh Cần Tránh
-
Có Nên ăn ổi Khi Mang Thai? | Vinmec
-
Bà Bầu ăn ổi Có Tốt Cho Sức Khỏe Không? - Avisure Mama
-
Sau Sinh Có được ăn ổi Không? - Hoàn Mỹ Breast Care