Phụ Phí Cước Biển - VinaLogs - Vận Tải Container

Tất tần tật các loại phụ phí cước biển trong vận tải container

Trong vận tải hàng hóa đường biển bằng container, chúng ta thường nghe hoặc tiếp xúc với thuật ngữ Phụ phí cước biển. Chẳng hạn nhân viên sales hãng tàu báo phí thu thêm cho lô hàng xuất khẩu, hoặc nhân viên chứng từ hàng nhập của bên vận chuyển báo một số khoản phí phải trả khi gửi Giấy báo hàng đến.

Vậy phụ phí cước biển là gì và gồm những khoản nào?

Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.

Phụ phí cước biển là gì?

Phụ phí cước biển là các khoản phí tính thêm vào cước biển trong biểu giá của hãng tàu container. Trong tiếng Anh, thuật ngữ này là surcharge, nhiều người còn hay gọi chưa chính xác lắm là local charge.

Đọc tên "phụ phí" cũng hiểu được là khoản thu thêm, bổ sung cho khoản "chính phí" - trong trường hợp vận tải biển, thì "chính phí" là "cước vận chuyển". Các khoản phụ thu này thường thu ở đầu cảng xếp hoặc cảng dỡ, tức là theo địa phương cụ thể, nên còn được đề cập đến với cái tên là "local charges".

Mục đích của các khoản phụ phí này là để bù đắp cho hãng tàu những chi phí phát sinh thêm hay doanh thu giảm đi do những nguyên nhân cụ thể nào đó, như giá nhiên liệu thay đổi, bùng phát chiến tranh, tắc nghẽn cảng… Tất nhiên, mức thu cụ thể bao nhiêu cho từng loại phí thì cũng ít thấy hãng tàu nào có lý giải một cách thỏa đáng. Về nguyên tắc, họ thu phụ phí (có thể tăng giảm) là giữ cho mức cước biển được ổn định và minh bạch.

Còn khi cung cầu thị trường cước biến động, hãng tàu điều chỉnh thông qua mức tăng cước chung (GRI - là viết tắt của từ General Rate Increase) hoặc giảm cước chung (GRD - General Rate Decrease).

Phụ phí cước biển trong vận tải container

Các phụ phí hãng tàu áp dụng cũng khá hay thay đổi, và trong một số trường hợp, các thông báo phụ phí mới hãng tàu cung cấp cho người gửi hàng trong thời gian rất ngắn trước khi áp dụng chính thức.

Khi tính toán tổng chi phí, chủ hàng cần lưu ý tránh bỏ sót những khoản phụ phí mà hãng tàu đang áp dụng trên tuyến vận tải mà lô hàng sẽ đi qua.

Với chủ hàng lần đầu nhập khẩu về Việt Nam thì nhiều khi không biết.

Nhiều khách hàng công ty tôi nhập khẩu hàng về Việt Nam theo điều kiện CIF hay CNF, không tính tới phụ phí tại cảng Việt Nam. Đến khi biết phải thanh toán các khoản phí local charges cho hãng tàu mới lấy được lệnh giao hàng (D/O), thì mới ngơ ngác vì không hiểu.

Có trường hợp còn tá hỏa lên, nói sao bên phía người bán nước ngoài đã trả hết phí vận chuyển chặng đường biển rồi (ý nói đến tiền cước biển - Ocean Freight), giờ hãng tàu lại thu thêm nữa? Lúc đó tôi thường giải thích rằng đó là phí hãng tàu thu, không liên quan gì đến dịch vụ thủ tục hải quan và vận chuyển đường bộ của công ty tôi. Và chủ hàng cũng không còn lựa chọn, phải thanh toán cho hãng tàu thôi.

Và thực tế với các chủ hàng thì các khoản phụ thu này vẫn là một gánh nặng chi phí, nhất là khi họ thấy có sự không rõ ràng. Về vấn đề này, có thể tham khảo thêm trong bài viết (tiếng Anh) có tiêu đề là: Shipping Surcharges. Evil? Necessary Evil? Or Just Necessary?

Thủ tục hải quan & vận chuyển

Dịch vụ của Vinalogs giúp bạn xuất nhập khẩu hàng hóa nhanh chóng, tiết kiệm!

Làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu

Phụ phí cước biển - những khoản phổ biến

Trong phần này, tôi sẽ liệt kê các khoản phụ phí thường gặp trong vận tải container bằng đường biển để bạn tiện tra cứu và tham khảo.

BAF (Bunker Adjustment Factor): Phụ phí biến động giá nhiên liệuLà khoản phụ phí (ngoài cước biển) do hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu. Tương đương với thuật ngữ FAF (Fuel Adjustment Factor)... >>> Xem chi tiết về phụ phí BAF

CAF (Currency Adjustment Factor): Phụ phí biến động tỷ giá ngoại tệLà khoản phụ phí hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động tỷ giá ngoại tệ... >>> Xem chi tiết về phụ phí CAF

Phí CFS - Phí xếp dỡ hàng lẻ (LCL) tại kho CFS ... >>> Xem chi tiết về phụ phí CFS

CIC (Container Imbalance Charge): Phụ phí mất cân đối vỏ containerLà khoản phụ phí hãng tàu thu của chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều chuyển (re-position) một lượng lớn vỏ container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu.... >>> Chi tiết phụ phí CIC là gì

COD (Change of Destination): Phụ phí thay đổi nơi đếnLà phụ phí hãng tàu thu để bù đắp các chi phí phát sinh trong trường hợp chủ hàng yêu cầu thay đổi cảng đích, chẳng hạn như: phí xếp dỡ, phí đảo chuyển, phí lưu container, vận chuyển đường bộ…

DDC (Destination Delivery Charge): Phụ phí giao hàng tại cảng đếnKhông giống như tên gọi thể hiện, phụ phí này không liên quan gì đến việc giao hàng thực tế cho người nhận hàng, mà thực chất chủ tàu thu phí này để bù đắp chi phí dỡ hàng khỏi tàu, sắp xếp container trong cảng (terminal) và phí ra vào cổng cảng. Người gửi hàng không phải trả phí này vì đây là phí phát sinh tại cảng đích. >>> Chi tiết phí DDC là gìPCS (Panama Canal Surcharge): Phụ phí qua kênh đào PanamaPhụ phí này áp dụng cho hàng hóa vận chuyển theo tuyến đường biển qua kênh đào Panama.

PCS (Port Congestion Surcharge)Phụ phí này áp dụng khi cảng xếp hoặc dỡ xảy ra ùn tắc, có thể làm tàu bị chậm trễ, dẫn tới phát sinh chi phí liên quan cho chủ tàu (vì giá trị về mặt thời gian của cả con tàu là khá lớn).

PSS (Peak Season Surcharge): Phụ phí mùa cao điểmPhụ phí này thường được các hãng tàu áp dụng trong mùa cao điểm từ tháng tám đến tháng mười, khi có sự tăng mạnh về nhu cầu vận chuyển hàng hóa thành phẩm để chuẩn bị hàng cho mùa Giáng sinh và Ngày lễ tạ ơn tại thị trường Mỹ và châu Âu. >> Xem chi tiết Phụ phí PSS là gì?

SCS (Suez Canal Surcharge): Phụ phí qua kênh đào SuezPhụ phí này áp dụng cho hàng hóa vận chuyển qua kênh đào Suez. >> Tìm hiểu thêm về các tuyến vận tải đường biển quốc tế.

THC (Terminal Handling Charge): Phụ phí xếp dỡ tại cảngPhụ phí xếp dỡ tại cảng là khoản phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng, như: xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu... Thực chất cảng thu hãng tàu phí xếp dỡ và các phí liên quan khác, và hãng tàu sau đó thu lại từ chủ hàng (người gửi hoặc người nhận hàng) khoản phí gọi là THC... >>> Xem chi tiết

WRS (War Risk Surcharge): Phụ phí chiến tranhPhụ phí này thu từ chủ hàng để bù đắp các chi phí phát sinh do rủi ro chiến tranh, như: phí bảo hiểm…

Phụ phí cước biển - những loại ít gặp

Mã hiệu Tên tiếng Anh đầy đủ
A.P. Additional Premium
A.V.R. Ad Valorem Rate
ACC Alameda Corridor Charge
ACI Advance Commercial Information Charge
ADM.C Administration Charge
ADMSED Administration Fee
AGC Aden Gulf Surcharge
ARBI/D Outport Arbitrary At Port Of Discharging
ARBI/L Outport Arbitrary At Port Of Loading
ARBIT Arbitrary, outport arbitrary
BAC Bunker Charge
BAF Bunker Adjustment Factor
BC CTS Bc Carbon Tax Surcharge
BLSF B/L Surrender Fee
BSCS Bosphorus Strait Container Surcharge
BSFS Baltic Sea Fuel Surcharge
BUACS Bulk Agriculture Commodity Surcharge
C.A.S. CA surcharge (carrier supply artificial atmosphere)
C.C.C. Container Cleaning Charge
C.R.C. Container (or equipment) Reposition Charge
C.S./D Congestion Surcharge at Port Of Discharging
C.S./L Congestion Surcharge at Port Of Loading
C.S.C. Container Service Charge
C.T.S. Cold Treatment Service (fruit fly infectiation)
C.Y.C. Container Yard Charge
CAF Currency Adjustment Factor
CAF/D Currency Adjustment Factor At Port Of Discharging
CAF/L Currency Adjustment Factor At Port Of Loading
CAMAF Amendment Fee For Advance Cargo Information Charge
CAPTZA Capatazia Charge in Brazil (local thc)
CBR Critical Bunker Recovery
CCFRA Advance Cargo And Conveyance Reporting Fee
CESS Shipping Association Charge At Jamaica
CFAC Chittagong Feeder Additional Charge
COD Change of Destination
CSC Administrative Charge
CSI Container Security Charge
CSS Container Seals Charges
CUS.C Customs Clearance
CUST Custom Charges
D.O.F. Discount Ocean Freight
D/F Documentation Fee
D/F.D Documentation Fee at Port of Discharge
D/F.L Documentation Fee at Port of Loading
DCF Detention Contribution Fee (israel only)
DETN Container Detention
DG.ADD Dangerous Cargo Additional Charge
DG.M D.g. Mis-declaration
DGRAIL Hazardous Cargo Rail Charge
DIH Delivery Inland Haulage
DISB Disbursement Fee
DISB.F Disbursement Collection Fee
DIV.C Diversion Charge
DMRG Demurrage
DPC Drop and Pick Charge
DRC Dry Run Charge
DTSC Destination Terminal Service Charge
E.H.C. Equipment Handling Charge
E.L.L. Empty Lift-on/Lift-off Charge
E.R.S. Equipment Repositioning Surcharge
E.S. Exigency Surcharge
E.W.R. Extra War Risk
EBS Emergency Bunker Surcharge
ECHC Empty Container Handling Charge
EDS Export Declaration Surcharge
EFA Emergency Fuel Additional
EFS Emergency Fuel Surcharge
EIF Equipment Investment Factor
EISC Equipment Imbalance Surcharge
EOC Emergency Operation Charge
EQP.S Equipment Surcharge
ERC Emergency Risk Surcharge
EX-FTY Ex. Factory Charge
EXAMCH Trade Inspection by Third Party
F.A.C. Forwarding Agency Commission
F.C. Forwarding Charge
FADM Forwarding Administration Fee in Europe
FAF Fuel Adjustment Factor
FCL/DC FCL Delivery Charge
FCL/RC FCL Receiving Charge
FIL Free in Charge at POL
FLXI Additional surcharge for flexibag/flexitank packaged in a dry cntr
FMG.C Fumigation Charge
FOODG Foodgrade Surcharge
FRC Fuel Recovery Charge
GENSET Reefer Genset Charge
GOH Garments on Hangers
GOV.C Goverment Charge
H.C. Handling Charge
H.LIFT Heavy Lift Charge
H.W. Haiti Wharfage
H.W.C. Heated Warehouse Charge
HTCHG Haiti Surcharge
HTRFC Haiti Refrigerated Cargo Surcharges
HWCS Heavy Weight Container Surcharge
I.S.C. Intermodal Service Charge
ICD/DC Inland Container Depot/Delivery Charge
ICD/RC Inland Container Depot/Receiving Charge
IFA Interim Fuel Assessment
IFP Interim Fuel Participation Charge
IFS Intermodal Fuel Surcharge or Inland Fuel Charge
INSPEC Customs Inspection Charge
ISC Import Service Charge
ISC/D Intermodal Service Charge at Port of discharge
ISC/L Intermodal Service Charge at Port of Loading
ISFC Importer Security Filing Charge
ISPS International Ship and Port Facility Security Surcharge
ISPS/D Int'l ship/port Facility Security Surcharge at Discharge
ISPS/L Int'l ship/port Facility Security Surcharge at Loading Ports
ISPS/T Isps/t (Australia only)
K.D.C. Keelung Delink Charge
KSC Killed Slots Charge
LAAGW Low Water Surcharge
LCL/DC Lcl Delivery Charge
LCL/RC Lcl Receiving Charge
LIH Loading Ports Inland Haulage
LOLO Lift-on, Lift-off
LOLO.D Lift-on; Lift off at Port of Discharging
LOLO.L Lift-on; Lift-off at Port of Loading
M.BS/L Multiple Bs/L Charge
M.S.C Mesh Screen Charge
MAS Modified Atmosphere Service
MIL.C Military Cargo in Consolidated Container Charge
MLF Manifest Legalization Fee
MTY.RP Empty Container Reposition Charge
MULTI Multistop
MXMAF Mexico Manifest Amendment Fee
MXSCMC Mexico Security Compliance Management Charge
NOX Norwegian Pollution Surcharge
O.D.S. Off-Dock Surcharge
O.F. Ocean Freight
OCPRC Ocp Reposition Charge
OPC Operational Charge
OPTC Optional Charge
ORC Origin Receiving Charge
OWC Over-Weight Charge
P.A.C. Port Additional Charge
P.C. Port Charge
P.S.C. Port Service Charge
P.U.I. Pick up Incentive
PBS Patagonian Bunker Surcharge
PCC Panama Canal Charge
PCS Paraguyan Cargo Surcharge
PCTF Panama Canal Transit Fee
PNS Panama Canal Surcharge
PORTEO Terminal Handling Fee For Chile
PRI Primage (Turkey)
PSC/L Port Service Charge Origin
PSMC Power Supply Monitoring Charges
PSS Peak Season Surcharge
PTSC Port Terminal Service Charge
R.C.S. Rhine Congestion Surcharge
R/ADM Rail Adm. C
RFC Rail Fuel Charge
RFF Reefer Facilitation Fee
RPCT River Plate Channel Toll
SAPA South African Port Additional
SC/D Terminal Security Charge FOR Discharge Port
SC/L Terminal Security Charge FOR Loading Port
SCADM Security Compliance Administration Fee
SCIT Shoring Charge in Taiwan
SCMC Security Compliance Management Charge
SHIFTG Shifting Charge
SIDEL Sideloader or Sidelifter
SLOT Slot Charter
SOC Shipper Owned Container
SOSC Special Operation Service Charge
SPA Saudi Port Additional
SPS Shanghai Port Surcharge
STF Suez Transit Fee
STPOF Stop-off Charge
STRG Storage
STUF.C Stuffing Contribution
T.A.C. Tri-axle Chassis Arrangement
T/A Transport Additional
T/A.D Transport Additional at Side Port of Discharging
T/A.L Transport Additional at the Side Port of Loading
T/S Transhipment Charge
TCS/D Trucker Congestion Surcharge at Port of Discharging
TCS/L Trucker Congestion Surcharge at port of Loading
TDA Temporary Doha Additional
TEHE Terminal Extra Handling Expenses
THC Terminal Handling Charge
THC/D Terminal Handling Charge at Port of Discharging
THC/L Terminal Handling Charge at Port of Loading
TLX Telx Release Fee
TSC/D Terminal and Service Charge at Port of Discharging
TSC/L Terminal and Service Charge at Port of Loading
TTOC Taiwan Top off Charge
UCS Upgraded Container Surcharges
USCUC Chassis Usage Charge
USIFS U.S. Intermodal Fuel Surcharge
USMAF U.S. Manifest Amendment Fee
VAT Value Added Tax Charges
VCC Veterinary Check Charge
VTS Venezuelan Tax Surcharge
WACHT Waiting Time
WAI Cargo Waiver / Councils Dues
WH Wharfage
WRC War Risk Charge/Insurance Premium
WS Winter Surcharge
YAS Yen Appreciation Surcharge

Trên đây là danh sách các khoản phụ phí phổ biến trong vận tải container đường biển. Bạn đọc có thể tham khảo và tra cứu.

Thực trạng việc thu phụ phí hãng tàu ở Việt Nam

Việc các hãng vận chuyển đường biển thu nhiều loại phụ phí gây khó khăn và phản ứng nhất định từ phía chủ hàng, nhất là khi có sự thay đổi tăng hoặc áp dụng các loại phí mới.

  • Các hãng tàu tại Việt Nam thu của các chủ hàng gần 70 loại phụ phí các loại. Như vậy, tính trung bình mỗi hãng thu khoảng 14, 15 loại phí, cá biệt có Công ty Liên doanh Đại lý Vận tải Evergreen thu tới 47 loại phí. Các khoản thu bổ sung mà hầu hết các hãng đều áp dụng có thể kể tới như THC, CIC, BAF, chứng từ, vệ sinh container... 
  • Mức phụ phí do hãng tàu tự quyết định, mà không có thỏa thuận với khách hàng. Khi muốn điều chỉnh, chỉ cần niêm yết thay đổi trước 15 ngày (theo quy định của Nghị định 146/2016/NĐ-CP) mà không cần giải thích các yếu tố cấu thành phí và phụ phí.
  • Các cơ quan hữu quan tìm các cách để quản lý việc thu phí này, thậm chí đã có cuộc đợt tra vào năm 2021, nhưng dường nhưng việc này không mấy hiệu quả.
  • Năm 2024, phí THC tiếp tục tăng 10-10%. Ngoài ra, các hãng tàu nước ngoài đã và đang yêu cầu các depot chiết khấu rất mạnh, đến 50-60% giá nâng hạ, trong khi phí này không liên quan đến các hãng tàu.

Làm cách nào để giảm hoặc tránh được các khoản phụ phí?

Đứng ở góc độ chủ hàng, việc áp đặt các khoản phí từ phía hãng tàu làm tăng chi phí vận chuyển. Vì thế họ mong muốn và tìm cách để giảm thiểu, hoặc nếu có thể thì tránh phải trả (một vài loại) phụ phí cước biển.

Dưới đây là một số điểm lưu ý bạn có thể tham khảo:

  • Gom các lô hàng nhỏ lại, dồn vào 1 lô hàng lớn hơn.
  • Có kế hoạch đóng hàng, dỡ hàng phù hợp với thời gian hãng tàu miễn các loại phí DEM, DET, hay Storage. Trường hợp cần dài ngày miễn phí hơn, chủ hàng nên có thương lượng trước với hãng vận chuyển.
  • Hiểu rõ bản chất, cập nhật mức thu các khoản phát sinh, để có thể tiết giảm hoặc tránh một số khoản phụ phí có thể phát sinh theo thời vụ.
  • Kiểm tra kỹ các hóa đơn phụ phí, để tránh các sai sót hoặc không nhất quán mà bên vận tải có thể mắc phải trong quá trình tính phí.

Bạn có thể tham khảo thêm danh sách các phụ phí của hãng tàu Maersk tại đây.

Ví dụ giải thích một số phụ phí thường gặp ở Việt Nam

Để giúp bạn đọc dễ hiểu, tôi lấy ví dụ giả định về 1 tuyến vận chuyển liên quan để minh họa các loại phụ phí cước biển.

Giả sử hãng tàu chỉ chạy 1 tuyến tàu chợ cố định giữa 2 cảng, từ Hải Phòng của Việt Nam đi Laem Chabang của Thái Lan rồi quay lại Hải Phòng.

Khi đó, hãng tàu thu 1 mức cước vận chuyển nhất định nào đó, chẳng hạn 100usd/20’ 200usd/40’. Và để bù đắp cho các khoản chi phí phát sinh mà họ phải chịu, thì các hãng tàu sẽ thu thêm phụ phí như sau:

  • Phụ phí xếp dỡ (THC) tại Hải Phòng và Laem Chabang: họ phải trả phí cho các cảng này để bốc xếp container lên xuống tàu.
  • Phụ phí mất cân đối vỏ container (CIC): Do 2 chiều hàng không cân bằng, hãng tàu phải vận chuyển vỏ container rỗng (không có doanh thu) từ Hải Phòng sang Laem Chabang để đóng hàng quay lại. Khoản chi phí phát sinh này sẽ được bù đắp bằng phí CIC.
  • Phụ phí nhiên liệu (EBS): Trong trường hợp có biến động giá nhiên liệu tăng bất thường (so với dự kiến), hãng tàu sẽ tính phí EBS để bù đắp lại khoản tăng phí này (nhưng nếu giá dầu giảm mạnh, thì tôi cũng chưa từng thấy hãng nào “hoàn phí” cho chủ hàng).
  • Phí Bill: hãng tàu phải mất chi phí duy trì hoạt động tại cảng xếp hàng cũng như hoạt động chung của hệ thống trong việc phát hành vận đơn và chứng từ chiều xuất, do đó thu 1 khoản phí Bill.
  • Phí D/O: hãng tàu (hoặc đại lý) tại cảng dỡ thu để bù đắp cho chi phí phí phát lệnh hàng nhập để duy trì hoạt động của văn phòng tại cảng dỡ (lương, văn phòng…)
  • Phí vệ sinh, sửa chữa container: khi vỏ container sau khi dỡ hàng và được hoàn trả về bãi để vỏ (thường là các Depot), hãng tàu cần làm vệ sinh (hoặc sửa chữa) để đảm vỏ cont được sạch sẽ và tình trạng tốt (đủ điều kiện đóng hàng), sẵn sàng cho lô hàng tiếp theo. Do đó họ thu các loại phí này.
  • Các khoản phí khác cũng tương tự.

Tóm lược

Qua bài viết này, tôi đã giải thích khái niệm phụ phí cước biển trong vận tải container, kèm theo các loại phí phổ biến hiện nay. Bạn cũng hiểu được bản chất của một số loại phụ phí này qua ví dụ minh họa đơn giản tôi nêu ở phần cuối bài.

Hy vọng bài viết này hữu ích cho bạn đọc.

Chuyển từ Phụ phí cước biển về Vận tải containerChuyển từ Phụ phí cước biển về Trang chủ

New! Comments

Have your say about what you just read! Leave me a comment in the box below.

Từ khóa » Phí Df Là Gì