Phú Yên Trong Chuỗi đô Thị Du Lịch Biển Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ
Có thể bạn quan tâm
Một số vấn đề chung
Vùng Duyên hải Nam Trung bộ có vị trí địa lý kinh tế rất thuận lợi, nằm trên các trục giao thông đường bộ, sắt, đường hàng không và đường biển (sân bay quốc tế Đà Nãng, Chu Lai, Cam Ranh, Phù Cát, Tuy Hòa, các cảng biển Tiên Sa, Kì Hà, Dung Quất, Vân Phong…), gần TP HCM và khu tam giác kinh tế trọng điểm miền Đông Nam bộ; cửa ngõ của Tây Nguyên, của đường xuyên Á ra biển nối với đường hàng hải quốc tế. Có các tỉnh, Thành phố (TP) (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định) nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Đặc biệt, vùng Duyên hải Nam Trung bộ còn sở hữu 02 di sản văn hóa thế giới là đô thị cổ Hội An và khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam).
Trong quyết định 1085/QĐ-TTg ngày 12/8/2008 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt QHXD vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, dự kiến đến năm 2025 toàn vùng có 86 đô thị, trong đó có 43 đô thị mới. Đồng thời qui hoạch cũng xác định các cực phát triển kinh tế-đô thị (như TP. Huế, Đà Nẵng, Tam Kỳ – Núi Thành, Vạn Tường, Qui Nhơn), các cụm đô thị động lực (như cụm Huế – Tứ Hạ – Phú Bài – Thuận An – Bình Điền; Chân Mây – Đà Nẵng – Điện Nam – Điện Ngọc – Hội An; Núi Thành – Dốc Sỏi – Châu Ổ – Vạn Tường; TP. Qui Nhơn và phụ cận…). Trong đó, các đô thị Huế, Đà Nẵng, Tam Kì, Quảng Ngãi, Qui Nhơn là các đô thị động lực quan trọng trong vùng.
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là hạt nhân, động lực phát triển chính của cả vùng Duyên hải miền Trung. Trong vùng đã hình thành các Khu Công nghiệp, khu kinh tế như Khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, Khu Kinh tế Dung Quất, khu Kinh tế mở Chu Lai, Khu khuyến khích phát triển thương mại Chân Mây, Khu kinh tế Nhơn Hội, khu CN Phú Bài, khu CN Đà Nẵng, KCN Liên Chiểu, KCN Hoà Khánh, KCN Điện Nam – Điện Ngọc, KCN Tịnh Phong, KCN Quảng Phú, KCN Phú Tài… Ngoài ra các tỉnh trong Vùng đã tiến hành quy hoạch thêm các KCN tại địa phương để thúc đấy phát triển KT-XH… Nhiều ngành kinh tế mà vùng có lợi thế như CN chế biến nông, lâm, hải sản, CN hàng tiêu dùng, du lịch, nuôi trồng thuỷ sản và những ngành sản xuất truyền thống của Vùng được phát triển mở rộng và dần có thương hiệu. Trong tương lai gần sẽ hình thành Vùng đô thị Đà Nẵng, bao gồm Chân Mây (Lăng Cô/Thừa Thiên Huế) – Đà Nẵng – Điện Bàn – Hội An – Nam Hội An, đóng vai trò là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Nghị quyết số 43-NQ/TW, ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị, khóa XII).
Xét về tổng thể, các địa phương trong Vùng có nhiều nét tương đồng, nhưng nếu phân tích chi tiết thì mỗi địa phương có những đặc thù riêng. Do đó, thời gian qua mỗi địa phương có góc nhìn về định hướng phát triển đô thị riêng cho mình, nhưng điểm chung nhất vẫn là hướng biển và lấy lợi thế du lịch làm tâm điểm phát triển. Đây cũng là việc bình thường của mỗi địa phương trong phát triển để tìm kiểm chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Tuy nhiên đứng về phương diện quốc gia, kinh tế vùng…thì đây là sự phát triển không bền vững, kém hiệu quả, lãng phí nguồn tài nguyên, làm mờ đi giá trị thương hiệu mà lẽ ra nó sẽ được Tỏa sáng hơn, Tự hào hơn đối với một quốc gia biển như Việt Nam.
Chuỗi đô thị du lịch biển miền Trung
Để hiểu thế nào là chuỗi đô thị, ta cần xem xét một số khái niệm liên quan. (i) Một chuỗi (series) trong toán học là một tổng của một dãy các biểu thức toán học; (ii) Chuỗi giá trị (Value chain), là chuỗi giá trị phân tích, là một khái niệm từ quản lý kinh doanh đầu tiên (năm 1985) đã được mô tả trong cuốn sách có tựa đề: Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior Performance (Tạm dịch: Lợi thế Cạnh tranh: Tạo và duy trì có hiệu suất ở mức cao) của Michael Porter. Thực chất, chuỗi giá trị là chuỗi của các hoạt động làm gia tăng giá trị của một sản phẩm (Ví như một khối đá thô rẻ hơn nhiều sau một chuỗi các hoạt động chế tác đã trở thành một tác phẩm điêu khắc); (iii) Chuỗi cửa hàng hoặc chuỗi bán lẻ là một cửa hàng bán lẻ trong đó một số địa điểm chia sẻ thương hiệu, quản lý trung tâm và thực tiễn kinh doanh được tiêu chuẩn hóa.
Về lĩnh vực đô thị, theo ý kiến một số chuyên gia, việc hình thành “Chuỗi đô thị”, các TP được kết nối bằng hệ thống giao thông tiện lợi để tạo nên chuỗi cung ứng nhằm phát triển kinh tế – xã hội có tính chuyên môn hóa để thúc đẩy cùng phát triển theo hướng chuỗi giá trị. Hai ví dụ điển hình nhất tại Đông Á, là các chuỗi đô thị Hồng Kông – Thâm Quyến – Quảng Châu (Trung Quốc) và Nagoya – Osaka – Kyoto – Kobe (Nhật Bản). Việc chính phủ Trung Quốc và Nhật Bản nhận ra và tập trung phát triển các chuỗi đô thị này đã tạo động lực khiến nền kinh tế nhảy vọt.
Việc hình thành Chuỗi các đô thị du lịch biển dọc vùng Duyên hải của Việt Nam nói chung, khu vực Nam Trung bộ nói riêng là một xu hướng tất yếu. Căn cứ vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, lịch sử, văn hóa, lối sống, chuỗi đô thị du lịch biển Duyên hải Nam Trung bộ được hình thành, gồm: TP. Đà Nẵng, Điện Bàn, Hội An, Tam Kì (Quảng Nam), Quảng Ngãi, Vạn Tường (Quảng Ngãi), Qui Nhơn (Bình Định), Sông Cầu, Tuy An, Tuy Hòa, Đông Hòa (Phú Yên), Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh (Khánh Hòa), Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận), Mũi Né – Phan Thiết (Bình Thuận).
Định hướng phát triển chung
Kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm của Chính phủ (Nghị quyết số 26/NQ-CP) thực hiện Nghị quyết Trung ương 8, khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã chỉ rõ: (i) Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch cho các địa bàn trọng điểm, khu vực động lực phát triển du lịch ven biển, hải đảo; khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia phát triển, hình thành các khu dịch vụ du lịch phức hợp, dự án dịch vụ quy mô lớn, các trung tâm mua sắm, giải trí chất lượng cao, các loại hình du lịch sinh thái, thám hiểm khoa học, du lịch cộng đồng; (ii) Thí điểm phát triển các tuyến du lịch ra các đảo, vùng biển xa bờ kết hợp với dịch vụ biển khác. Xúc tiến quảng bá du lịch, đa dạng hóa các sản phẩm, chuỗi sản phẩm, thương hiệu du lịch biển đẳng cấp quốc tế trên cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, phát huy giá trị di sản thiên nhiên, văn hóa, lịch sử đặc sắc của các vùng, miền, kết nối với các tuyến du lịch quốc tế.
Theo đó, chuỗi đô thị du lịch biển Duyên hải Nam Trung bộ được phân thành 03 phân đoạn (i) Phân đoạn 1, gồm: TP. Đà Nẵng, Điện Bàn, Hội An, Tam Kì (Quảng Nam); (ii) Phân đoạn 2, gồm: Quảng Ngãi, Vạn Tường (Quảng Ngãi), Qui Nhơn (Bình Định), Sông Cầu, Tuy An, Tuy Hòa, Đông Hòa (Phú Yên); Phân đoạn 3, gồm: Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh (Khánh Hòa), Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận), Mũi Né – Phan Thiết (Bình Thuận).
Phú Yên trong chuỗi đô thị du lịch biển Duyên hải Nam Trung bộ
Phú Yên là một trong 7 tỉnh, TP thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ, là một trong những tỉnh có nhiều tài nguyên cảnh quan thiên nhiên đẹp, hội tụ nhiều giá trị lịch sử, văn hoá và có tiềm năng đa dạng để phát triển kinh tế biển; là tỉnh có nhiều điều kiện cũng như cơ hội tăng trưởng kinh tế mang tính đột phá; là một trong các cửa ngõ của vùng Tây Nguyên ra biển; có vị thế đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng…
Trong chuỗi đô thị du lịch biển Duyên hải Nam Trung bộ, Phú Yên có vai trò, vị thế quan trọng, là “cầu nối” hai miền Bắc – Nam vùng Duyên hải Nam Trung bộ và cửa ngõ mới hướng ra biển Đông của các tỉnh Tây Nguyên, vùng biển và ven biển của tỉnh được định vị với thương hiệu là đô thị du lịch biển – “Điểm đến hấp dẫn và thân thiện”, dựa trên các lợi thế về tài nguyên du lịch biển đảo, đầm vịnh, ẩm thực, lịch sử, văn hóa…
Để thực hiện tầm nhìn chiến lược và khát vọng “Phát triển đô thị biển Phú Yên theo hướng Hiện đại – Xanh – Thích ứng và Bền vững”, việc quy hoạch phát triển tổng thể không gian lãnh thổ tỉnh Phú Yên phải đảm bảo hướng tới mục tiêu phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; phân bố, khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ, khai thác giá trị các di tích lịch sử, di sản văn hóa, di sản thiên nhiên theo hướng Hiện đại – Xanh – Thích ứng và Bền vững.
Trên cơ sở triết lý quy hoạch “thuận thiên”, dựa vào khung tự nhiên, vị thế mối quan hệ vùng, thực trạng phát triển, các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch đã, đang nghiên cứu, triển khai… không gian lãnh thổ tỉnh Phú Yên được phân thành 03 phân vùng phát triển chính, gồm: (i) Vùng biển và ven biển; (ii) Vùng đồng bằng; (iii) Vùng miền núi. Phát triển các trục đô thị hóa theo (1) Hành lang Bắc – Nam ở phía Đông (hành lang quốc lộ 1A, hành lang đường bộ cao tốc, đường sắt cao tốc dự kiến, hành lang ven biển), gồm các đô thị Sông Cầu, Tuy An, Tuy Hòa (đô thị tỉnh lỵ), Đông Hòa; (2) Hành lang Bắc – Nam ở phía Tây (trục dọc miền Tây: ĐT641, đường cầu Mới La Hai, ĐT642, ĐT643, ĐT646, ĐT649) gồm các đô thị: Xuân Lãnh, La Hai, Xuân Phước, Vân Hòa, Trà Kê – Sơn Hội, Sơn Hòa, Hai Riêng; (3) Các trục đô thị hóa theo hành lang Đông – Tây (QL29, ĐT643, ĐT641…)
Các không gian phát triển trọng tâm vùng biển, ven biển và vùng đồng bằng của Phú Yên (với nhiều cảnh quan đẹp, đặc biệt với đường bờ biển trải dài đến 189km có nhiều bãi biển đẹp, hoang sơ, hấp dẫn…) được hoạch định, gồm (i) Cụm công nghiệp – dịch vụ phía Đông Nam, với không gian phát triển chính là Khu kinh tế Nam Phú Yên, thu hút các dự án công nghiệp, du lịch, dịch vụ hàng hải, logistic…; (ii) Cụm đô thị – dịch vụ trung tâm, với thành phố Tuy Hòa là hạt nhân, là trung tâm phát triển tổng hợp dịch vụ cho toàn bộ không gian phát triển tỉnh Phú Yên; (iii) Cụm du lịch – dịch vụ phía Đông Bắc, trên cơ sở phát triển dịch vụ du lịch tổng hợp với đô thị Sông Cầu và vịnh Xuân Đài là trung tâm phát triển chính…Đây là những không gian chính làm cơ sở góp phần tạo dựng những giá trị cốt lõi để xây dựng thương hiệu đô thị…
Thay cho lời kết
Trước sự cạnh tranh khốc liệt giữa các đô thị trong quá trình toàn cầu hóa, Việt Nam có chủ trương khuyến khích các đô thị xây dựng thương hiệu gắn với thúc đẩy phát triển kinh tế của đô thị [NQ 06 BCT]. Để xây dựng thương hiệu cho đô thị nói chung, các đô thị vùng Duyên hải Trung Bộ, trong đó có vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nói riêng, trước hết phải xác định đô thị đó có gì khác biệt, có gì đặc trưng so với các đô thị khác trong vùng, để từ đó nâng tầm chúng lên thành thương hiệu. Với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, việc lựa chọn các đô thị có lợi thế đặc biệt để xây dựng thành các đô thị có thương hiệu với vai trò là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ, du lịch… có khả năng cạnh tranh cao là rất cần thiết và cấp bách.
Việc phát triển đô thị biển Phú Yên với thương hiệu là đô thị du lịch biển – “Điểm đến hấp dẫn và thân thiện” trong chuỗi đô thị du lịch biển Duyên hải Nam Trung bộ cần phải tạo ra sự khác biệt trên cơ sở xác định các giá trị cốt lõi (Core Value) tạo dựng nền móng của thương hiệu đô thị (Tiêu chí xây dựng thương hiệu đô thị). Các giá trị này bao gồm (i) Vai trò, vị thế và mối quan hệ vùng; (ii) Tài nguyên tự nhiên và nhân văn; (iii) Nguồn lực, cơ chế chính sách; (iv) Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội (trong đó nhấn mạnh chiến lược phát triển du lịch, dịch vụ…với sản phẩm du lịch đặc sắc, khác biệt); (v) Hạ tầng khung vùng và đô thị; (vi) Tổ chức không gian đô thị…(tạo dựng công trình kiến trúc điểm nhấn có tính nghệ thuật, biểu trưng cao…). Tất nhiên phải kèm theo các chiến lược về định vị thương hiệu, tuyên truyền quảng bá hình ảnh thương hiệu của đô thị…Hy vọng trong tương lại gần Phú Yên sẽ trở thành đô thị biển với thương hiệu “Điểm đến hấp dẫn và thân thiện” trong chuỗi đô thị du lịch biển Duyên hải Nam Trung bộ theo hướng Hiện đại – Xanh – Thích ứng và Bền vững.
TS.KTS. Trương Văn Quảng Hội Qui hoạch phát triển Đô thị Việt Việt Nam (VUPDA) (Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 04-2022)
Tài liệu tham khảo:
- Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị về Quy hoạch, xây dựng, quản lý phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045;
- Nghị quyết Trung ương 8, khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
- Nghị quyết số 26/NQ-CP ban hành Kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Trung ương 8, khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
- Nghị quyết số 103/NQ – CP ban hành chương trình hành động của Chính Phủ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị khóa XII về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;
- Đề án N/C, đề xuất chủ trương, chính sách về kinh tế vùng, liên kết vùng/Ban kinh tế – BCHTƯ;
- Liên kết vùng trong quá trình tái cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng ở Việt Nam/Kỉ yếu hội thảo quốc tế, 03/4/2016;
- QHXD vùng KTTĐ miền Trung (VIUP);
- Các đồ án QHC TPĐà Nẵng, Tam Kì, Quảng Ngãi, Qui Nhơn, Tuy hòa (VIUP);
- Quyết định 502/QĐ-TTg, ngày 10/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ V/v phê duyệt nhiện vụ quy hoạch tỉnh Phú Yên thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Từ khóa » Bản đồ Du Lịch Duyên Hải Nam Trung Bộ
-
Bản đồ Các Tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ Năm 2022
-
Hướng Dẫn Du Lịch Nam Trung Bộ Tự Túc Từ A-Z (Cập Nhật 08/2022)
-
Duyên Hải Nam Trung Bộ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Sơ đồ Tư Duy Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ Chi Tiết Nhất - TopLoigiai
-
Duyên Hải Nam Trung Bộ - Điểm đến - Tổng Cục Du Lịch
-
Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ - Bản đồ Hành Chính Năm 2021
-
Giải Tập Bản Đồ Địa Lí 9 - Bài 25: Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ
-
331 địa điểm Du Lịch Tại Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ
-
Tổng Quan Vùng Du Lịch DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ (Môn Địa Lý ...
-
Hãy Xác định Trên Bản đồ Hành Chính Việt Nam Vị Trí địa Lí Và Phạm Vi ...
-
Báo Cáo Tổng Hợp “Quy Hoạch Tổng Thể Phát Triển Du Lịch Vùng ...
-
Tập Bản đồ Địa Lí 9 Bài 25: Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ
-
Dựa Vào Tập Bản đồ Trang 25 Kể Tên Các điểm Du Lịch Hấp Dân Của ...