Phục Dựng Căn Cứ Hoạt động Của Biệt động Sài Gòn
Có thể bạn quan tâm
Ông Trần Vũ Bình (ngụ Quận 1, TP Hồ Chí Minh) cho biết: "Hiện nay, mình có điều kiện thì phải làm, còn sống thì còn tìm lại, xây dựng lại những gì cha, chú mình xây dựng lên. Bởi vì nó mà thế hệ cha, chú mình đã đổ bao xương máu, không thể vì chiến tranh đã kết thúc mà quên đi tất cả lịch sử của dân tộc trong thời chiến".
Biến căn hầm chứa vũ khí thành Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia
Ông Trần Vũ Bình kể, ông rất cảm phục những chiến công và sự hi sinh của cha mẹ mình cùng các chiến sĩ Biệt động Sài Gòn, nên sau ngày thống nhất đất nước, ông đã bỏ nhiều công sức, tiền của để mua lại những hiện vật và căn nhà, vốn là nơi hoạt động bí mật của Biệt động Sài Gòn; rồi tổ chức phục dựng lại thành địa điểm lịch sử để mọi người tới tham quan, tìm hiểu về những hoạt động thầm lặng nhưng chứa biết bao kì tích của lực lượng Biệt động Sài Gòn.
Địa điểm đầu tiên là căn nhà 287/70 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3. Với tâm niệm phục dựng căn nhà một cách nguyên trạng nhất chứ không tu sửa bằng vật liệu mới, cùng với chủ động liên hệ với các cơ quan chức năng, ông Trần Vũ Bình đã phải lặn lội đi nhiều nơi. Nghe nói ở đâu có hiện vật của Biệt động Sài Gòn là ông lại tìm đến, thương lượng để mang về. Phải mất mấy năm gom nhặt, ông mới có đủ vật liệu để phục dựng căn nhà.
Sau bao ngày vất vả, năm 1988, căn nhà số 287/70 Nguyễn Đình Chiểu đã được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia; trở thành "địa chỉ đỏ" nổi tiếng với du khách trong và ngoài nước, vinh dự đón nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội đến thăm.
Theo ông Trần Vũ Bình, khi còn sống, cha ông thường nói với các con: “Nhà này có ở thì ở, nhưng không được sửa chữa”. Mãi đến sau này, ông Bình mới hiểu ý nghĩa trong câu nói của cha mình vì thấy có hệ thống hầm ngầm dưới lòng đất và hệ thống hầm nổi trên trần nhà rất bí mật; cấu trúc căn nhà cũng rất khác lạ.
Ngoài căn nhà trên, ông Trần Vũ Bình cũng đã phục dựng lại chiếc ô tô và hiện đang được trưng bày trong căn nhà. “Quá trình phục hồi lại di tích và hiện vật cũng lắm "công phu". Công việc tuy kết thúc chỗ này nhưng lại là khởi đầu mới ở chỗ khác. Sự kiện này tiếp nối sự kiện kia, đi tìm sự kiện kia thì truy ra manh mối của một sự kiện khác. Kết thúc luôn là khởi đầu”, ông Bình hào hứng.
Xây dựng hệ thống Bảo tàng Biệt động Sài Gòn
Để đảm bảo cho hoạt động của lực lượng Biệt động Sài Gòn, ông Trần Văn Lai còn thiết lập rất nhiều nơi che giấu cán bộ, làm hộp thư bí mật để chuyển giao thư từ, tài liệu. Trong đó, căn nhà số 113A Đặng Dung (phường Tân Định, Quận 1), nơi đặt “hộp thư bí mật và hầm nổi của Biệt động Sài Gòn”, được ông Trần Văn Lai mưu trí xây dựng ngay bên cạnh nhà của tướng Ngô Quang Trưởng, nguyên Tư lệnh Quân đoàn 1 của ngụy quyền Sài Gòn.
Căn nhà được ông giao cho vợ chồng ông Đỗ Miễn và bà Nguyễn Thị Sự, những người thợ làm cùng trong xưởng trang trí nội thất của ông Lai và cũng là hai chiến sĩ cách mạng, quản lý.
Sau khi ông Trần Văn Lai qua đời vào năm 2002, ông Trần Vũ Bình đã mất hơn 10 năm để tiếp nhận và phục dựng nguyên trạng căn nhà trên.
Từ khóa » Cafe đỗ Phủ Trần Quang Khải
-
Cà Phê Đỗ Phủ & Cơm Tấm Đại Hàn - Trần Quang Khải - Foody
-
Chuỗi Cà Phê Đỗ Phủ - Cơm Tấm Đại Hàn - Home | Facebook
-
Bảo Tàng Thông Minh Biệt... - Cà Phê Đỗ Phủ - Cơm Tấm Đại Hàn
-
Cà Phê Đỗ Phủ & Cơm Tấm Đại Hàn - Trần Quang Khải
-
Cà Phê Đỗ Phủ & Cơm Tấm Đại Hàn - Food Delivery
-
10 Năm Lặn Lội Tìm Kỷ Vật Của Cha Mở Quán Cà Phê Biệt động Sài Gòn
-
Trải Nghiệm Tour “Theo Dấu Chân Biệt động Sài Gòn - Kinh Tế Thời Đại
-
Chuỗi Cà Phê Đỗ Phủ - Cơm Tấm Đại Hàn, 145 Trần Quang Khải
-
Cà Phê Đỗ Phủ - Cơm Tấm Đại Hàn, 145 Trần Quang Khải
-
HCM Trần Quang Khải - The Coffee House
-
Cf Đỗ Phủ Chi Nhánh 1 - Cafe - Helpmecovid
-
Cà Phê Biệt động Sài Gòn Giữa Lòng đô Thị
-
Cà Phê Đỗ-Phủ