Phục Hồi Chức Năng Bệnh Thoái Hóa Cột Sống Cổ
Có thể bạn quan tâm
Thoái hoá cột sống cổ là quá trình lão hoá mạn tính đĩa đệm và tổ chức xương đốt sống, tiến triển chậm, hay gặp ở người lớn tuổi. Cột sống cổ có tầm vận động linh hoạt hơn cột sống thắt lưng và thường phải chịu một trọng lựơng tuy nhẹ nhưng thường xuyên và liên tục của đầu, cổ tạo nên một áp lực đặc biệt lên các đĩa đệm. Cùng với quá trình lão hoá, tình trạng chịu áp lực kéo dài của sụn khớp và đĩa đệm dẫn đến thoái hoá cột sống cổ.
Mục lục
- 1 Nhận biết dấu hiệu bệnh thoái hóa cột sống cổ
- 1.1 Triệu chứng lâm sàng
- 1.2 Một số xét nghiệm cần thiết
- 2 Nguyên nhân của bệnh thoái hóa cột sống cổ
- 3 Chẩn đoán bệnh
- 4 Điều trị thoái hóa cột sống cổ
- 4.1 Phục hồi chức năng
- 4.2 Điều trị thuốc
- 5 Cách phòng tránh bệnh thoái hóa cột sống cổ
Điều trị thoái hoá cột sống cổ phối hợp thuốc và các phương pháp không dùng thuốc đặc biệt là Vật lý trị liệu Phục hồi chức năng với các kỹ thuật tập vận động, xoa bóp vùng vai gáy là những phương pháp cần thiết góp phần không nhỏ vào cải thiện hiệu quả điều trị thoái hoá cột sống cổ cho bệnh nhân.
Nhận biết dấu hiệu bệnh thoái hóa cột sống cổ
Triệu chứng lâm sàng
– Hội chứng rễ thần kinh cổ: đau vùng cổ lan xuống tay, lên gáy, đau tăng khi gắng sức như ho, hắt hơi, thay đổi tư thế đầu cổ.
– Hội chứng đốt sống cổ: đau và co cứng nhóm cơ cạnh cột sống cổ làm hạn chế vận động cột sống cổ, kèm theo mệt mỏi căng thẳng.
– Hội chứng ép tuỷ cổ: một số trường hợp gai xương mọc phía sau đốt sống chèn ép vào tuỷ, biểu hiện đi lại không vững, rối loạn cảm giác, yếu chi trên hoặc tứ chi, có khi rối loạn cơ tròn.
– Hội chứng giao cảm cổ Barré – liéou (hội chứng động mạch đốt sống nền): nhức đầu, ù tai chóng mặt, đôi khi có nuốt vướng do loạn cảm họng.
– Các biểu hiện khác: rối loạn giấc ngủ, giảm khả năng làm việc, mất tập trung v.v
Một số xét nghiệm cần thiết
– Chụp X quang cột sống cổ các tư thế thẳng, nghiêng, chếch ¾ trái, phải: phát hiện gai xương thân đốt sống, hẹp lỗ tiếp hợp.
– Cộng hưởng từ hoặc chụp cắt lớp vi tính: chẩn đoán các triệu chứng gây ra bởi thoái hoá cột sống, thoát vị đĩa đệm, tổn xương đốt sống và đĩa đệm.
Nguyên nhân của bệnh thoái hóa cột sống cổ
– Do quá trình lão hoá tổ chức sụn, tế bào và tổ chức khớp và quanh khớp.
– Tình trạng chịu áp lực kéo dài của sụn khớp.
Chẩn đoán bệnh
Dựa vào hỏi bệnh, triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh chẩn đoán bệnh thoái hóa cột sống
Điều trị thoái hóa cột sống cổ
Nguyên tắc: cần phối hợp điều trị nội khoa, ngoại khoa và phục hồi chức năng
Chế độ dinh dưỡng: chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng đủ chất, vitamin và khoáng chất, tránh tình trạng thừa cân
Phục hồi chức năng
– Nhiệt trị liệu: hồng ngoại, chườm ngải cứu, đắp paraphin, tắm ngâm suối khoáng nóng.
– Điện trị liệu: Sóng ngắn có tác dụng tạo nhiệt nóng ở sâu, tăng cường chuyển hoá, chống phù nề, chống viêm giảm đau; Dòng xung điện kích thích: có tác dụng giảm đau, tăng cường chuyển hoá;Dòng Gavanic và Faradic làm tăng cường quá trình khử cực và dẫn truyền thần kinh đưa thuốc giảm đau vào vùng tổn thương.
– Siêu âm làm mềm tổ chức xơ sẹo trong sâu, chống viêm, giảm đau, tăng cường chuyển hoá, tăng tái tạo tổ chức.
– Kéo giãn cột sống bằng hệ thống máy kéo: Tạo ra áp lực âm ngay trong lòng đĩa đệm nhằm giải nén, tạo điều kiện cho nhân nhầy đĩa đệm chuyển dịch hướng tâm trở về vị trí ban đầu, tăng cường chuyển hoá và dinh dưỡng giúp tái tạo tổ chức.
– Chế độ nghỉ ngơi tránh thay đổi tư thế đột ngột, tránh làm nặng sai tư thế hoặc tư thế xấu
– Tập vận động: Tập theo tầm vận động làm tăng sức mạnh nhóm cơ cạnh cột sống, cải thiện tầm vận động khớp đốt sống:
- Tư thế chuẩn bị
+ Người tập ngồi trên ghế có chiều cao phù hợp để hai bàn chân đặt sát trên sàn nhà, thân mình thẳng, đầu và cổ thẳng, hai vai ngang bằng nhau, hai tay duỗi dọc theo thân, trọng lượng dồn đều lên hai mông và hai chân.
+ Đặt trước mặt một chiếc gương để có thể tự kiểm tra các động tác.
- Gấp và duỗi cột sống cổ
+ Từ vị trí trung gian nói trên người tập từ từ cúi đầu về phía trước (gấp cột sống cổ) càng nhiều càng tốt cho đến mức tối đa (cằm sát vào ngực nếu có thể) kết hợp với thở ra hết.
+ Sau đó người tập từ từ ngửa đầu ra phía sau (duỗi cột sống cổ) càng nhiều càng tốt cho đến mức tối đa (mặt song song với trần nhà) kết hợp với hít vào sâu, rồi tiếp tục tập lại động tác gấp và duỗi như đã làm ở trên.
+ Người tập lưu ý chỉ tập gấp và duỗi cột sống cổ, còn thân mình vẫn giữ ở tư thế ngồi thẳng, thoải mái như đã mô tả ở trên trong tư thế chuẩn bị.
- Nghiêng cột sống cổ sang bên phải và bên trái
+ Từ vị thế ngồi như trên trong tư thế chuẩn bị, người tập từ từ nghiêng đầu và cổ sang bên phải càng nhiều càng tốt cho đến mức tối đa (tai bên phải chạm vai phải nếu có thể), kết hợp với hít vào sâu.
+ Sau đó từ từ nghiêng đầu và cổ sang phía bên trái càng nhiều càng tốt cho đến mức tối đa (tai bên trái chạm vai trái), kết hợp với thở ra hết, rồi tiếp tục tập lại động tác nghiêng sang bên phải và bên trái như đã làm ở trên…
+ Người tập lưu ý chỉ tập nghiêng cột sống cổ, còn thân mình vẫn giữ ở tư thế ngồi thẳng, thoải mái như đã mô tả ở trên trong tư thế chuẩn bị.
- Quay cột sống cổ sang bên phải và sang bên trái
+ Từ vị thế ngồi như trên trong tư thế chuẩn bị ban đầu, người tập quay mặt từ từ sang phía bên phải càng nhiều càng tốt cho đến mức tối đa (cằm ngang với mỏm vai phải nếu có thể) kết hợp với hít vào sâu, sau đó…
+ Từ vị trí này người tập từ từ quay mặt sang phía bên trái càng nhiều càng tốt cho đến mức tối đa (cằm ngang với mỏm vai trái nếu có thể) kết hợp với thở ra hết, rồi lại tập quay sang bên phải và bên trái như đã làm ở trên.
+ Người tập lưu ý chỉ tập quay cột sống cổ, còn thân mình vẫn giữ ở tư thế ngồi thẳng, thoải mái như đã mô tả ở trên trong tư thế chuẩn bị
- Vận động đầu và cổ ra phía trước và về phía sau
+ Từ vị thế ngồi ở tư thế chuẩn bị ban đầu, người tập vận động “đưa” đầu ra phía sau đến mức tối đa (kết hợp với hít vào), sau đó “đưa” đầu ra phía trước đến mức tối đa (kết hợp với thở ra), rồi tiếp tục tập lại như đã làm ở trên. Người tập lưu ý chỉ tập vận động đầu và cổ, còn thân mình vẫn giữ ở tư thế ngồi thẳng, thoải mái như đã mô tả ở trên trong tư thế chuẩn bị.
Điều trị thuốc
– Thuốc giảm đau: giảm đau thông thường, giảm đau chống viêm không steroid theo các mức độ nhẹ – vừa – nặng, không dùng dài ngày.
– Thuốc giãn cơ: eperisone (myonal), tolperisone (mydocalm)…
– Một số thuốc chống thoái hoá: glucosamin sulfate đơn độc hoặc phối hợp với chondroitin, atrodar…
Điều trị phẫu thuật chỉ áp dụng khi điều trị thuốc và phục hồi chức năng thất bại, có biểu hiện chèn ép rễ thần kinh và tuỷ sống cổ tiển triển nặng….
Cách phòng tránh bệnh thoái hóa cột sống cổ
Tránh quá tải lên cột sống cổ, không nên đội đồ vật nặng trên đầu.
Điều chỉnh đúng tư thế ngồi làm việc trước máy vi tính, ngồi xem ti vi kéo dài.
Không nên có động tác vặn bẻ cổ mạnh, đột ngột khi thấy mỏi.
Cần luyện tập thể dục nhẹ nhàng và xoa bóp theo chỉ dẫn của chuyên môn.
Khi thấy đau đầu, cổ, gáy lan xuống cánh tay, liệt yếu tứ chi, không nên tự ý điều trị kéo nắn, vặn vẹo thô bạo dễ gây ra những tổn thương nghiêm trọng mạch, dây thần kinh vùng cổ, mà cần đi đến các bác sĩ chuyên khoa để xác định bệnh chính xác và điều trị đúng phương pháp.
CNTTCBTG – BV Bạch Mai
Chia sẻTừ khóa » Chức Năng Cột Sống Cổ
-
7 đốt Sống Cổ Có Cấu Tạo, đặc điểm, Chức Năng Gì? Hình ảnh Chi Tiết
-
7 đốt Sống Cổ: Cấu Tạo, đặc điểm, Chức Năng Và Các Bệnh Lý Liên Quan
-
Đặc điểm Của Các đốt Sống Cổ | Vinmec
-
Cột Sống Người Cấu Tạo Thế Nào? | Vinmec
-
Đánh Giá đau Cột Sống Cổ - Cột Sống Thắt Lưng
-
Thoái Hóa đốt Sống Cổ: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
15 Sự Thật Thú Vị Về Cột Sống Con Người Có Thể Bạn Chưa Biết | ACC
-
Thoái Hóa đốt Sống Cổ C5 C6: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và điều Trị
-
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ
-
Con Người Có Bao Nhiêu đốt Cột Sống Và Tầm Quan Trọng Của Bộ ...
-
Phục Hồi Chức Năng Thoái Hóa Cột Sống Cổ | Bệnh Viện Quốc Tế Vinh
-
Gai Cột Sống: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
-
7 Đốt Sống Cổ - Hỉnh Ảnh, Đặc Điểm, Cấu Tạo, Chức Năng