Phục Linh Là Thảo Dược Gì? Có Tốt Cho Sức Khỏe Hay Không?
Có thể bạn quan tâm
Phục linh là loại dược liệu quý hiện tại ở nước ta chưa xuất hiện nhiều mà chủ yếu vẫn phải nhập khẩu từ Trung Quốc. Phục linh có nhiều tác động tích cực với sức khỏe, chính vì vậy dược liệu này được coi là thành phần quan trọng trong các bài thuốc. Vậy cụ thể công dụng của phục linh là gì? Loài dược liệu này có tốt cho sức khỏe hay không? Ondinhtieuduong.com sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về loại thảo dược phục linh trong bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
Đôi nét giới thiệu về thảo dược phục linh
Không giống như các loại dược liệu khác, phục linh là một loại nấm mọc ký sinh trên rễ cây thông. Chính vì vậy, đây là thảo dược quý hiếm và được nhiều thầy thuốc, nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu về tác động của nó trong việc hỗ trợ điều trị, cải thiện sức khỏe.
Phục linh phát triển như thế nào?
Bạch linh, bạch phục linh chính là những tên gọi khác của thảo dược phục linh. Loài dược liệu này có tên thực vật là Poria cocos (Schw). Đây là một loại nấm mọc ký sinh trên rễ của cây thông.
Nấm phục linh nếu cắt ngang xuất hiện rễ thông ở giữa là phục thần, ruột màu trắng là bạch phục linh, phần màu hồng xám có tên là xích phục linh. Mặc dù đều có nguồn gốc giống nhau nhưng tùy thuộc vào đặc điểm mà mỗi loại lại có tính chất và công dụng khác nhau.
Tại Việt Nam, phục linh được phát hiện có ở khu vực có khí hậu ôn hòa như Đà Lạt nhưng hiện tại vẫn chưa khai thác được nhiều mà chủ yếu vẫn nhập số lượng lớn từ Trung Quốc để phục vụ cho điều trị bệnh.
THAM KHẢO THÊM:
- Hạ huyết áp bằng khoai tây tím hiệu quả hay không?
- Nguyên nhân tăng huyết áp ở phụ nữ mãn kinh có gì khác biệt?
Đặc điểm của phục linh
Nấm phục linh có hình khối không đồng nhất, các dạng phổ biến của phục linh là hình cầu, hình thoi, hình cầu dẹt. Mặt ngoài của loại dược liệu này có màu nâu hoặc nâu đen, mặt xuất hiện các vết nhăn, vết lồi lõm rõ.
Loài dược liệu này thường được thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 9. Sau quá trình làm sạch chúng được rải đều ra chỗ thoáng để se bề mặt, ủ đến khi khô hết nước và bề mặt nhăn nheo, khô hoàn toàn.
Phục linh có độ rắn chắc nhất định. Để có thể phân biệt nhanh phục thần, phục linh, xích phục linh, người ta cần cắt ngang và dựa vào các dấu hiệu nhận biết của từng loại. Phục linh không có mùi, vị nhạt, khi cắn vào sẽ có cảm giác dính răng.
Các loại dược liệu từ phục linh
- Phục linh bì: đây chính là lớp ngoài cùng của phục linh được tách ra. Phục linh bì ở bên ngoài bao bọc lấy phục linh, mặt ngoài có màu nâu đen, mặt trong có màu trắng hoặc nâu nhạt, có tính đàn hồi.
- Phục linh khối: sau khi bóc tách phục linh bì, phần bên trong được cắt thành miếng có tên là phục linh khối. Các khối này không đồng đều về kích thước có màu trắng, hồng nhạt hoặc nâu.
- Xích phục linh: đây là lớp thứ hai sau lớp phục linh bì. Phần này có màu hồng nhạt hoặc nâu nhạt.
- Bạch phục linh: phần bên trong có màu trắng ngà.
- Phục thần: đây là phần phục linh có đoạn rễ thông ở bên trong.
Tác dụng của phục linh với sức khỏe
Phục linh quý hiếm và thường được sử dụng trong các bài thuốc bởi dược liệu này chứa nhiều thành phần quan trọng như β – pachyman – một polysacharid có khả năng kháng ung thư, ergosterol, axit amin,… Vậy loại dược liệu quý hiếm này có tác dụng như thế nào với sức khỏe con người?
Phục linh giúp điều hòa miễn dịch cho cơ thể
Chiết xuất từ nấm phục linh được ghi nhận giúp làm thay đổi hoạt động của chứng năng miễn dịch, giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn bảo vệ con người.
Tác dụng kháng khuẩn của phục linh
Các hoạt chất có trong phục kinh có khả năng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây hại cho cơ thể như: tụ cầu, vi khuẩn gây nhiễm trùng, xoắn khuẩn,…Chiết xuất từ phục linh còn giúp hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da như vẩy nến hoặc viêm phù tai cấp tính.
Phục linh được thử nghiệm lâm sàng trong việc chữa ung thư
Qua các thử nghiệm các nhà khoa học đã ghi nhận tác dụng của dịch chiết từ phục linh giúp bệnh nhân ăn ngon miệng hơn, hệ miễn dịch được cải thiện, các chức năng về gan, thận, xương cũng tiến triển rõ rệt. Mặc dù đây mới là thử nghiệm lâm sàng nhưng cũng là hy vọng cho nhiều người bệnh đang mắc căn bệnh hiểm nghèo này.
Quả thật, phục linh là loại dược liệu quý mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe. Chính vì vậy, đây là một trong các loại dược liệu được NESFACO tin dùng chọn lựa đưa vào thảo dược APHARIN – sản phẩm giúp hỗ trợ điểu hòa huyết áp cho người bệnh huyết áp cao. APHARIN không hạ huyết áp đột ngột mà hướng đến giúp người bệnh hạ huyết áp từ từ, ổn định, an toàn và bền vững.
Ngoài các dược liệu quý giúp hạ huyết áp, trong sản phẩm APHARIN còn có chứa cả các thảo dược như đơn bì, thục địa, hoa hòe, hoài sơn v.v.. giúp nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch, sức khỏe của người bệnh. Các loại thảo dược đều được thông qua quá trình kiểm nghiệm, điều chế khắt khe, đảm bảo các quy chuẩn nên người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng.
Kết luận
Mỗi loại cây xung quanh đều có những tác dụng nhất định, vì vậy, việc tìm hiểu về các loại thảo dược sẽ giúp mỗi người biết trân trọng hơn thiên nhiên, cây cỏ. Ondinhtieuduong.com hy vọng những thông tin về phục linh sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức vềloại thảo dược này để sử dụng đúng cách, đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe của mình.
Thông tin liên hệ
- Công Ty Cổ Phần NESFACO
- Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP. HCM.
- Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
- Website: www.Nesfaco.com
- Email: info@nesfaco.com
Từ khóa » Bột Phục Linh Có Tác Dụng Gì
-
Bạch Phục Linh - Hello Bacsi
-
Lợi ích Của Bạch Phục Linh đối Với Sức Khỏe Và Sắc đẹp - Vinmec
-
Phục Linh: Loại Nấm Chuyên Chữa Suy Nhược, Mệt Mỏi, Phù Thũng
-
Bạch Phục Linh - Dược Liệu Quý Cho Bệnh đại Tràng
-
Bạch Linh (Bạch Phục Linh) - Công Dụng & Cách Dùng Dược Liệu
-
Vị Thuốc Phục Linh | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Phục Thần - Phục Linh: Là 1 Hay 2 Vị Thuốc? - YouMed
-
Món ăn Thuốc Từ Bạch Phục Linh Trị Nhiều Bệnh
-
Tác Dụng Trị Bệnh Của Thổ Phục Linh - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Phục Linh Và Các Công Dụng Chữa Bệnh Của Phục Linh
-
Chia Sẻ Những Bài Thuốc Dân Gian Có Liên Quan đến Bạch Phục Linh
-
Công Dụng Của Phục Linh Dược Liệu
-
Bạch Linh Và Những Bài Thuốc Chữa Bệnh Từ Dược Liệu
-
Vị Thuốc Bạch Phục Linh: Chi Tiết Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu ý