Phúc Lộc Thọ – Wikipedia Tiếng Việt

Bước tới nội dung

Nội dung

chuyển sang thanh bên ẩn
  • Đầu
  • 1 Các nhân vật Hiện/ẩn mục Các nhân vật
    • 1.1 Ông Phúc
    • 1.2 Ông Lộc
    • 1.3 Ông Thọ
  • 2 Xem thêm
  • Bài viết
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn trang này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In và xuất
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Bản để in ra
Tại dự án khác
  • Wikimedia Commons
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Đối với các định nghĩa khác, xem Phước Lộc Thọ (định hướng).
Chữ Phúc treo ngược. Đây là một cách chơi chữ vì Phúc ngược Hán Việt đọc là "phúc đảo", cận âm với "Phúc đáo (lai)" nghĩa là "phúc (lại) đến". Khi dán lên vách vào những ngày cận Tết là muốn cầu may mắn cho gia chủ
Tượng các vị thần Thọ - Lộc - Phúc

Phúc Lộc Thọ hay Phước Lộc Thọ (Giản thể: 福禄寿; Phồn thể: 福祿壽; bính âm: Fú Lù Shòu) là thuật ngữ thường được sử dụng trong văn hóa Trung Hoa và những nền văn hóa lân cận để diễn tả ba điều cơ bản trong cuộc sống tốt đẹp: may mắn (Phúc), giàu sang (Lộc), và sống lâu (Thọ). Mỗi ý niệm được nhân cách hóa thành bộ ba vị thần, gọi chung là 3 ông "Phúc-Lộc-Thọ" hay Tam Đa.

Các nhân vật

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông Phúc

[sửa | sửa mã nguồn]
Chữ Phúc (viết cách thể)

Ông Phúc tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành. Tương truyền, Ông Phúc là một vị quan thanh liêm. Theo quan niệm xưa, nhà đông con là nhà có phúc nên hình ảnh ông Phúc còn đi kèm với 1-2 đứa trẻ, khi thì bồng trên tay, khi thì đứng cạnh bên. Ngoài ra ông Phúc thường đi liền với con dơi bay lượn vì dơi phiên âm Hán-Việt là "bức" cận âm với "phúc".

Ông Lộc

[sửa | sửa mã nguồn]
Chữ Lộc (viết cách thể)

Ông Lộc tượng trưng cho sự giàu có, thịnh vượng. Theo truyền thuyết, Ông sinh tại Giang Tây, sống thời Thục Hán, ra làm quan nên trang phục của ông là triều phục, đầu đội mũ cánh chuồn. Ông thường mặc áo màu xanh lục vì trong tiếng Hoa, "lộc" phát âm gần với "lục", tay cầm hốt "như ý". Kề bên ông thường có con hươu vì hươu âm Hán-Việt cũng là "lộc".

Ông Thọ

[sửa | sửa mã nguồn]
Chữ Thọ (viết cách thể)

Ông Thọ tượng trưng cho sự sống lâu với hình ảnh là một ông già râu tóc bạc trắng, trán hói và dô cao, tay cầm quả đào, bên cạnh thường có thêm có con hạc. Trên gậy có buộc thêm hồ lô. Tất cả các biểu tượng đều tượng trưng cho sự trường thọ, bất tử.

Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến Trung Quốc này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Phật giáo Việt Nam
Phật
  • Thích Ca Mâu Ni
  • A-di-đà
  • Phật Dược Sư
  • Đại Nhật Như Lai
  • Phật Mẫu
  • Duyên giác
Bồ Tát
  • Quán Thế Âm (Quan Âm)
  • Văn-thù-sư-lợi
  • Phổ Hiền
  • Địa Tạng Bồ Tát
  • Đại Thế Chí
  • Bát bộ Kim Cương
  • Di-lặc
  • Phật Mẫu Chuẩn Đề
Tăng già
  • Ma-ha-ca-diếp
  • A-nan-đà
  • Mục Kiền Liên
  • Bồ-đề-đạt-ma
  • Huyền Trang
  • Đại Thừa
  • Tịnh độ tông
  • Thiền
  • Đát-đặc-la
  • Truyện thần thoại Việt Nam
  • Tín ngưỡng Việt Nam

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Thần Tài
  • Thổ Công
  • Táo Quân
Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Phúc_Lộc_Thọ&oldid=71409187” Thể loại:
  • Sơ khai Trung Quốc
  • Thần tiên Trung Hoa
  • Nhân vật truyền thuyết Trung Hoa
Thể loại ẩn:
  • Tất cả bài viết sơ khai

Từ khóa » Chữ Phúc Lộc Thọ Bằng Chữ Hán