Phụng Vụ - NTH - NguoiTinHuu

Phần nào vừa quảng diễn nội dung súc tích của lời các thiên thần, phần nào thêm thắt nhiều tư tưởng mới. Để rõ hơn, thiết tưởng chúng ta nên tìm hiểu ý nghĩa của lời các thiên thần mà Thánh Luca đã ghi lại.

Thoạt tiên xem ra như một câu đối hai vế với các lời lẽ đơn sơ dễ hiểu: “Trên trời, xin cho danh Chúa được vinh quang / dưới đất, mong sao cho những người thành tâm được hưởng an bình”.

Tuy nhiên, gần đây một số học giả không đồng ý với cách giải thích hai vế ấy. Trước hết, bởi vì một số thủ bản Kinh Thánh ghi lại lời hát của các thiên thần không phải trong hai vế, nhưng là ba vế: “Vinh quang Thiên Chúa trên trời – bình an dưới đất – và thiện chí cho con người”.

Tuy có ít học giả đồng ý về cách phân đoạn như vậy, nghĩa là đa số các học giả nghiêng về hai vế, nhưng họ không nhất trí về cách giải thích vế thứ hai. Theo họ, thay vì dịch “bình an dưới thế cho người thiện tâm”, thì phải dịch là “bình an dưới thế cho con người được Chúa yêu thương”.

Nói khác đi, từ “thiện tâm” không ám chỉ cho con người, nhưng cho Thiên Chúa, bởi vì Người đã tỏ lòng yêu thương nhân hậu đối với con người. Hiểu như thế, tại Bêlem, các thiên thần đã không bày tỏ ước nguyện cho Thiên Chúa được vinh quang và cho con người được thái hoà, nhưng các vị công bố một sự kiện, một tin vui: do việc Chúa cứu thế giáng trần, vinh quang của Thiên Chúa được tỏ ra trên trời, và bình an xuất hiện trên trái đất, bởi vì con người được Chúa thương yêu cứu chuộc.

Khởi điểm từ tin vui ấy, bài ca “Vinh Danh” tiếp tục bộc phát niềm ca khen vui mừng trong hai đoạn, phần nào tương ứng với hai vế của sứ điệp các thiên thần: đoạn thứ I gồm những lời chúc vinh Thiên Chúa; đoạn thứ II khẩn cầu Đấng Cứu Thế hoàn tất công cuộc của Người ở giữa loài người.

Từ khóa » Giải Thích Thánh Vịnh 130