Phương án Bảo Tồn Di Tích Khảo Cổ 18 Hoàng Diệu Thuộc TT Hoàng ...

Một khu vườn yên bình ngập tràn ánh sáng và bóng mát nhưng đầy bí ẩn… “Với khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu, đây là cách mà chúng tôi muốn bảo tồn một di sản văn hoá, đó là biến di sản vật thể trở thành một phần phi vật thể trong mỗi người dân Việt Nam”…

Lối vào từ quảng trường bên ngoài tới bảo tàng Lối vào từ quảng trường bên ngoài tới bảo tàng

Năm 2014, Studio Milou Singapore đã được mời tham dự Cuộc thi thiết kế Bảo tàng và Công viên khảo cổ Hoàng Thành Thăng Long ở Hà Nội. Hội đồng thẩm định đã đánh giá cao những ưu điểm của thiết kế, đặc biệt là yếu tố thẩm mĩ và những phẩm chất công năng của phương án và thống nhất trao giải cho phương án SM008 của StudioMilou với số phiếu bầu cao nhất.

Chúng tôi sẽ chia sẻ với độc giả với sự tôn trọng tuyệt đối di sản Hoàng Thành Thăng Long trong nhiệm vụ thiết kế (yêu cầu thiết kế phải đảm bảo một công viên khảo cổ đặc biệt, một bảo tàng lôi cuốn du khách Việt Nam và quốc tế, cũng như với các nhà nghiên cứu).

Phương án thiết kế đã mang đến một bảo tàng cùng khu vườn cảnh quan với các tiêu chí: – Mang tính giáo dục cao và tôn trọng vai trò về văn hóa cũng như khoa học của khu di tích; – Tuân thủ các yêu cầu về quản lí di sản thế giới của UNESCO; – Thiết kế cuốn hút và được tính toán cấu trúc cẩn trọng để tránh lấn át di sản khảo cổ hoặc đặt quá nhiều áp lực lên khu di sản; – Là yếu tố bổ sung cho không gian đô thị xung quanh; – Rất dễ tiếp cận và mang tới cảm giác thoải mái cho khách thăm quan từ mọi tầng lớp – cho dù người dân trong nước hay người dân Hà Nội, già hay trẻ, gia đình, nhóm trường học, các nhà nghiên cứu, quan chức cao cấp, các nhóm du khách trong nước và quốc tế… – Cung cấp rất nhiều lựa chọn để nghiên cứu thêm cũng như trải nghiệm cùng các bộ sưu tập bên trong khu di tích…

Bảo tàng cho mọi người, khu vườn của ánh sáng và bóng mát. Cấu trúc hình khối chữ nhật, dài, mảnh, được nâng cao hơn so với không gian xung quanh và bao trọn bởi hàng cột tinh tế sẽ là điểm nhấn đặc biệt cho khu di sản.

Mọi nỗ lực thiết kế của StudioMilou đều nhằm tránh cảm giác nặng nề của kết cấu hay áp đặt không gian – Điều sẽ lôi kéo sự chú ý của công chúng ra khỏi giá trị quan trọng nhất là di sản khu khảo cổ. Vì lý do này, toàn bộ thiết kế mang đến một cảm giác nhẹ nhàng và trong sáng. Xuyên qua các hệ lam mảnh, du khách có thể nhìn thấy một khu vườn hoa mĩ, như thể là nhìn xuyên qua bức màn hoa văn trong suốt và tinh tế.

Trong khu vườn thanh bình này, du khách bị lôi cuốn khám phá cảnh quan khảo cổ khi tản bộ xuyên qua không gian được thiết kế hết sức cẩn trọng, với tuyến đường lưu thông uốn khúc. Thiết kế cũng tìm cách để mang lại một chút “khảo cổ” cho mọi người ở mọi lứa tuổi, hoàn cảnh, có thể có hoặc không rõ về lịch sử của Hoàng thành như thanh niên trẻ hoặc người cao tuổi; nhóm gia đình; nhóm học sinh, sinh viên; hay các du khách trong nước hoặc quốc tế.

Thông tin cho khách thăm quan được hiển thị theo định dạng thú vị và rất dễ dàng tiếp cận (các lựa chọn sẽ có từ cấp độ cho công chúng phổ thông tới các tài liệu thích hợp cho các nhà nghiên cứu). Ngay trong các phòng trưng bày, với không gian thoải mái, du khách có thể hiểu rõ hơn về khu di tích, hoặc đơn giản là chọn cách thư giãn trong không gian thoải mái mà yên tĩnh ấy.

Thiết kế bảo tồn khu di tích có tham khảo ý kiến của chuyên gia trong nước Thiết kế của StudioMilou tạo ra những điều kiện tối ưu cho việc bảo tồn các di tích khảo cổ cũng như bất kì phát hiện nào trong tương lai. Một hệ kiến trúc che phủ tinh tế, lọc ánh sáng tự nhiên xuyên qua, kèm theo sử dụng hệ thống lưu thông tự nhiên và kiểm soát lối vào nghiêm ngặt tới các khu khảo cổ dễ hư hại bằng hệ thống kiểm soát an ninh và bán vé. Bất kì hình thức thi công nào trên khu vực khảo cổ chưa được khai quật đều được chú ý.

Về mặt can thiệp thi công, phương án cũng kiến nghị giảm thiểu bất kì hư hại nào tới khu di tích bằng việc thi công trên hệ khung nhẹ và tránh lực tải hư tổn không cần thiết và đáng có trên hệ mái. Thiết kế của StudioMilou bao gồm: – Hệ cấu trúc đơn giản và trọng lượng nhẹ trên hệ khung đỡ cao 5 mét để giảm thiểu số lượng cột trọng tải ở mức thấp nhất, tùy theo nhu cầu của các di tích tại khu di tích; – Quyết định chọn chất liệu hệ khung đỡ, số lượng và vị trí cột cuối cùng phải được tham khảo ý kiến của đội ngũ khảo cổ học trong nước theo hướng giảm thiểu ảnh hưởng hệ móng của hệ cấu trúc mới lên khu di tích hiện tại; Hệ thống các trung tâm thuyết minh được bố trí trong khuôn viên công viên. Hệ thống này bao gồm bảo tàng trung tâm nhỏ của khu di tích kèm theo các trung tâm thuyết minh độc lập khác nhau hoặc các “ban công khảo cổ”, nơi cung cấp góc nhìn toàn cảnh tới các khai quật khảo cổ và cũng là nơi thông tin về khu vực khảo cổ được trưng bày (bục thuyết minh, hiện vật trưng bày, thuyết minh và video thuyết minh). Đồng thời, bảo tàng của khu di tích cũng góp phần: + Mang lại một mạch diễn giải đầy đủ cho khu di tích. + Trưng bày các cổ vật liên quan được lấy từ bộ sưu tập của khu di tích cũng như các hố khai quật để đặt các cổ vật quan trọng theo đúng ngữ cảnh gốc.

Phương án cũng chú ý thiết kế các không gian dành riêng cho nghiên cứu khảo cổ ngay trong khuôn viên công viên, cho phép các chuyên gia có thể nghiên cứu ngay lối tiếp cận trực tiếp với khu di tích, khán phòng của bảo tàng, và trong các trung tâm thuyết minh khác nhau. Không gian được tối đa hóa các công năng sử dụng cho các chương trình tiếp cận cộng đồng, nhằm thu hút người dân Hà Nội cũng như các nhà nghiên cứu và du khách quốc tế.

Bảo tàng khu khảo cổ học cùng chu trình thăm quan được sắp đặt cẩn trọng Qua lối vào chính, lối tiếp cận vào bảo tàng và các khu vực khảo cổ xuất phát từ phía đường Hoàng Diệu hoặc Đài tưởng niệm liệt sĩ Bắc Sơn, xuyên qua khuôn viên vườn rộng ngay trên thềm các hố khảo cổ. Khuôn viên vườn sẽ được trồng cây xanh và được đặt một bể cảnh lớn, tạo ra góc nhìn ấn tượng cho các khu hố khảo cổ bên trong bảo tàng.

Du khách tới thăm bảo tàng sẽ đi dọc theo lối đi ngay phía trên các hố khảo cổ, bắt nguồn từ khu vực lối vào. Lối dẫn này, theo dạng vòng lặp, sẽ luân phiên đi qua không gian đơn tầng và không gian thông tầng, đưa du khách xuyên qua khu di tích và quay trở lại khu vực lối vào chính, nơi có các gian hàng lưu niệm và khán phòng của bảo tàng.

Các điểm thuyết minh dọc theo lối đi được bố trí như những không gian độc lập khiến du khách có thể thư giãn hoặc hiểu rõ hơn về các khu khai quật đang được tiến hành. Những không gian này được đặt ngay tại trung tâm của các hố khai quật, bố trí các thông tin cho du khách như sơ đồ mặt bằng, thuyết minh, ảnh chụp, phim tài liệu, cùng các hiện vật từ bộ sưu tập và các mô hình.

Kĩ thuật xây dựng truyền thống và vật liệu chất lượng cao tự nhiên trong nước sẽ được tận dụng tối đa, hòa hợp với khuôn viên công viên xung quanh. Các vật liệu được sử dụng sẽ bao gồm gỗ tối màu và đá basan, cùng với hệ thống kết cấu khung trọng lượng nhẹ chất liệu thép và bê tông, phối hợp với bê tông trọng tải nhẹ phủ màu petrol sẫm…

Khu Vườn di sản giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội Theo ông Jean Francois Milou, KTS chủ trì – Tổng giám đốc StudioMilou, Hoàng thành Thăng Long sẽ là khu vườn đẹp nhất Hà Nội, một trong những công viên khảo cổ đẹp nhất thế giới. Nơi đây, kiến trúc sẽ là sự tổng hoà giữa công trình khảo cổ với sự phức tạp, kĩ lưỡng về chi tiết. Khu công viên Di tích khảo cổ Hoàng Thành Thăng Long tương lai không chỉ là một không gian chuyển động đầy cảm xúc và đẹp mắt cho công chúng nói chung và cộng đồng trong nước nói riêng, đây sẽ là một phương án hiệu quả để quản lí và bảo tồn khu di tích khảo cổ được đánh giá cao trong dài hạn. Trong khuôn khổ của thiết kế tổng thể, công trình đảm bảo được các điều kiện tối ưu nhất để bảo tồn các di tích khảo cổ, cũng như bất kì các phát hiện nào trong tương lai, đồng thời cũng mang đến cho khách thăm quan những câu chuyện lôi cuốn, mang những giá trị di sản đến gần hơn với công chúng và đặc biệt là thế hệ trẻ.

Cảnh quan được thiết kế dưới dạng hệ thống mạng lưới hình học, mô phỏng lại cảm xúc từng có trong thiết kế của Hoàng thành Thăng Long xưa, một cảm giác bí ẩn vốn có của Tử Cấm Thành. Thiết kế đưa đến một cấu trúc tuy phức tạp với nhiều lớp nhưng hoà quyện vào trong không gian cây xanh xung quanh, và đan xen khu vườn với các hành lang lưu thông tràn đầy ánh sáng tự nhiên. Bằng việc thiết kế những không gian công cộng dành cho công chúng ngay bên cạnh các không gian khảo cổ học, phương án thiết kế của StudioMilou mong muốn khảo cổ học nói chung và di sản Hoàng thành Thăng Long nói riêng ngày một gần gũi hơn với công chúng. Đây là cách mà chúng tôi bảo tồn một di sản văn hoá, đó là biến di sản vật thể trở thành một phần phi vật thể trong mỗi người dân Việt Nam.

Một số hình nhr khác: 1 - Các tiểu khu thuyết minh trong bảo tàng Các tiểu khu thuyết minh trong bảo tàng

1 - Góc nhìn từ Ban công khảo cổ khu A6 Góc nhìn từ Ban công khảo cổ khu A6

1 - Không gian trưng bày thông tầng khu Khảo cổ Không gian trưng bày thông tầng khu Khảo cổ

1 - Khu vườn của bảo tàng từ phía bậc thang lối vào Khu vườn của bảo tàng từ phía bậc thang lối vào

1 - Lối đi xuyên qua trung tâm bảo tàng Lối đi xuyên qua trung tâm bảo tàng

1 - Lối vào khu công viên khảo cổ từ phía Quảng trường Ba Đình Lối vào khu công viên khảo cổ từ phía Quảng trường Ba Đình

KTS Nguyễn Thành Trung StudioMilou Singapore | studioMilou Vietnam

Từ khóa » Thuyết Minh Khu Khảo Cổ 18 Hoàng Diệu