Phương án Tuyển Sinh Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 2022 - VietNamNet
Có thể bạn quan tâm
Ngày 4/1, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố phương án tuyển sinh đại học 2022 (dự kiến).
Dự kiến năm 2022, trường sẽ tuyển khoảng 6.100 chỉ tiêu. Trong đó, số chỉ tiêu xét tuyển dựa trên phương thức xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT và xét tuyển kết hợp theo đề án tuyển sinh của trường chiếm 80 - 85%. Phương thức xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 chiếm 10 - 15%. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của trường theo phương thức này dự kiến là 20 điểm bao gồm cả điểm ưu tiên.
Đối với phương thức xét tuyển kết hợp theo đề án tuyển sinh của trường, trường sẽ tuyển theo 7 nhóm đối tượng.
Đối tượng 1 là những thí sinh có chứng chỉ SAT và ACT (1 – 3% tổng chỉ tiêu), trong đó điểm SAT thí sinh phải đạt từ 1200 điểm trở lên hoặc ACT từ 26 điểm trở lên.
Đối tượng 2 là những thí sinh có điểm thi đánh giá năng lực năm 2022 của ĐH Quốc gia Hà Nội đạt từ 100 điểm trở lên hoặc ĐH Quốc gia TP.HCM đạt từ 800 điểm trở lên. Chỉ tiêu dự kiến dành cho những đối tượng này là 15 – 20% tổng chỉ tiêu.
Đối tượng 3 là những thí sinh có điểm thi đánh giá tư duy của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2022 đạt từ 20 điểm trở lên, chỉ tiêu dự kiến là 5% tổng chỉ tiêu.
Đối tượng 4 là những thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp với điểm thi đánh giá năng lực của hai đại học quốc gia. Trường ĐH Kinh tế Quốc dân yêu cầu thí sinh phải đạt IELTS 5.5 hoặc TOEFL ITP 500 hoặc TOEFL iBT 46 hoặc TOEIC (4 kỹ năng Nghe & Đọc 785, Nói 160, Viết 150) trở lên. Chỉ tiêu dự kiến dành cho những đối tượng này là 10 – 15% tổng chỉ tiêu.
Đối tượng 5 là những thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp với 2 môn thi tốt nghiệp THPT (bao gồm môn Toán và 1 môn bất kỳ thuộc các tổ hợp xét tuyển của trường, trừ môn tiếng Anh). Chỉ tiêu dự kiến của trường là 15 – 20% theo mã tuyển sinh và theo tổng chỉ tiêu.
Đối tượng 6 là những học sinh hệ chuyên của các trường THPT chuyên, THPT trong điểm quốc gia kết hợp với 2 môn thi tốt nghiệp THPT. Chỉ tiêu dự kiến dành cho những đối tượng này là 10 – 15% tổng chỉ tiêu.
Đối tượng 7 là những thí sinh đã tham gia vòng thi tuần “Đường lên đỉnh Olympia” hoặc đạt giải thi học sinh giỏi cấp tỉnh/ thành phố hoặc giải khuyến khích quốc gia kết hợp với điểm thi tốt nghiệp THPT. Chỉ tiêu dự kiến được trường đưa ra là 5% tổng chỉ tiêu.
Thí sinh, phụ huynh có thể theo dõi chi tiết phương án tuyển sinh đại học năm 2022 dự kiến của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân TẠI ĐÂY.
Thúy Nga
Trường Đại học Ngoại thương tuyển sinh 3 chuyên ngành mới
Trường ĐH Ngoại thương vừa công bố phương thức tuyển sinh năm 2022. Theo đó, trường giữ 6 phương thức ổn định như năm 2021 và bắt đầu tuyển sinh các chương trình đào tạo thích ứng với bối cảnh của nền kinh tế số.
Các trường ĐH tính toán tuyển sinh ra sao trong năm 2022?
Nhiều trường đại học cho biết chưa tính đến việc dừng sử dụng kết quả của Kỳ thi tốt nghiệp THPT trong mùa tuyển sinh năm 2022. Tuy nhiên, đang lên phương án để giảm sự phụ thuộc vào kết quả của kỳ thi này.
Điểm chuẩn vào ĐH Kinh tế quốc dân trong 4 năm gần đây
Điểm chuẩn các ngành của Trường ĐH Kinh tế quốc dân đã có những biến động nhất định trong những năm qua.
Từ khóa » Tiêu Chí Xét Tuyển Thẳng Neu
-
ĐH Kinh Tế Quốc Dân: Dành Tới 85% Chỉ Tiêu Cho Xét Tuyển Thẳng Và ...
-
[PDF] Phương án Tuyển Sinh đại Học Chính Quy Năm 2022 (dự Kiến)
-
ĐH Kinh Tế Quốc Dân Công Bố Phương án Tuyển Sinh Năm 2022
-
[PDF] THÔNG BÁO XÉT TUYỂN KẾT HỢP VÀO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY ...
-
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân (NEU) Công Bố 4 Phương Thức Tuyển Sinh
-
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Tuyển Sinh 6.100 Chỉ Tiêu Cho Năm ...
-
Lưu ý để Không Bị Trượt Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân - Tiền Phong
-
Tuyển Sinh ĐH 2021: Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân Tăng Chỉ Tiêu Xét ...
-
Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân Dành 10-15% Chỉ Tiêu Tuyển Sinh Theo ...
-
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI CÔNG BỐ ĐIỀU KIỆN TUYỂN THẲNG
-
Phương án Tuyển Sinh Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân
-
Đại Học Quốc Gia Hà Nội-XÉT TUYỂN THẲNG
-
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Công Bố Phương án Tuyển Sinh Năm 2022
-
NEU - Đại Học Kinh Tế Quốc Dân | Facebook