Phương Pháp Cắt Tạo Cành Nho Giúp Nho Ra Hoa, đậu Quả
Có thể bạn quan tâm
Cắt tạo cành nho là phương pháp giúp nho ra nhiều hoa hơn và tăng khả năng đậu quả.
Khi cây nho cao 25 – 30cm, tiến hành cắm cọc và buộc cây nho vào cọc theo hướng thẳng góc với giàn nho. Độ cao của giàn khoảng 1,5 – 2m.
1, Cắt tạo cành cấp 1
Chọn ngọn khỏe nhất buộc vào cọc cho nho leo lên giàn, các ngọn hoặc cành còn lại cần cắt bỏ. Khi ngọn của thân chính đã leo cao khỏi giàn thêm 1,5 mét, thân nho hóa màu nâu nhạt tiến hành cắt ngọn nho ngang mặt giàn, cây nho sẽ mọc nhiều cành mới ( gọi là cành cấp 1).
Mỗi cây nho chỉ để lại 2 – 4 cành cấp 1 tùy giống và bố trí sau cho phân bố đều về các hướng. Có thể ra quả trên cành cấp 1 luôn.
2, Cắt tạo cành cấp 2
Khi cành cấp 1 dài khoảng 0,8 – 1m, tiến hành cắt ngọn để cây mọc ra các cành cấp 2, mỗi cành cấp 1 để 5-6 cành cấp 2 tuỳ giống và mật độ trồng.
Các cành cấp 1 và cấp 2 cần được buộc chặt vào giàn tránh gió lay làm rách lá, rụng mắt và tránh để cành đè lẫn lên nhau. Dây để buộc cố định cành vào giàn sử dụng những loại có khả năng tự phân hủy như bẹ chuối, dây cói.
3, Cắt tạo cành cấp 3
Khi các cành cấp 2 đã hóa gỗ, có màu nâu, mắt đã nổi rõ thì tiến hành để trái bằng cách cắt hết cành lá đã có. Chỉ để lại cành quả, mầm dự trữ ở chân cành quả (sau quả vụ sau). Những cành to khỏe dài hơn 1m thì cắt cành ở vị trí mắt thứ 6 – 8, các cành nhỏ thì cắt ở vị trí mắt thứ 1 – 2 để tạo cành dinh dưỡng cho vụ thu hoạch sau.
Sau cắt cành khoảng 14 ngày cây bắt đầu ra hoa, 25 – 30 ngày thì đậu trái. Mỗi dây chỉ để 2 – 3 chùm quả.
4, Bón phân trước mỗi đợt hoa
Trước khi cắt tạo cành 1 tuần , bạn bón cho mỗi gốc nho 1 muỗng DAP + 1 muỗng phân hữu cơ Dynamic Úc + 1 muỗng NPK có Kali cao để cây có đủ sức ra hoa khỏe và đậu trái to.
Trồng nho trên sân thượng tại Sài Gòn không đơn giản nhưng nếu bạn nắm đúng phương pháp cắt tạo cành thì nho sẽ cho ra trái nhiều ngoài mong đợi đấy.
Vườn Sài Gòn chúc các bạn thành công.
Bài viết liên quan
Blog, Kỹ thuật nông nghiệpHƯỚNG DẪN TRỒNG HOA CÚC 7 MÀU TẠI NHÀ
26/11/2024bởi Thuy Hoa Blog, Kỹ thuật nông nghiệpKỹ Thuật Trồng Hoa Mào Gà Nở Rực Rỡ Đúng Dịp Tết
24/11/2024bởi Thuy Hoa Blog, Kỹ thuật nông nghiệpKỹ thuật trồng và chăm sóc cây Cúc Lá Nhám
22/11/2024bởi Thuy Hoa Blog, Kỹ thuật nông nghiệpKĩ thuật trồng cây lủi rừng đơn giản tại nhà
20/11/2024bởi Thuy Hoa Blog, Kỹ thuật nông nghiệpCÁC LOẠI GIÁ THỂ TRỒNG RAU MẦM HIỆU QUẢ NHẤT
18/11/2024bởi Thuy HoaĐiều hướng bài viết
Previous Post Phân bón cây loại nào tốt hơn: Phân dê hay phân dơi?Next Post Những vấn đề thường gặp khi trồng dưa leoTrả lời Hủy
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.
DANH MỤC
Từ khóa » Chăm Sóc Cây Nho đang Ra Hoa
-
Cách Xử Lý Cho Nho Ra Trái Và Những Điều Bạn Cần Biết
-
"Phát Bực" Khi Cây Nho Ra Nhiều Hoa Nhưng Chẳng đậu Quả | VTC16
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Nho | Nhiều Quả Ngon, Ngọt
-
Kỹ Thuật Trồng & Chăm Sóc Nho Từ đầu Tới Ngắt Ngọn Bấm Cành
-
Trồng Và Chăm Sóc Cây Nho
-
Phương Pháp Xử Lý Hoa Cho Nho Xanh Ra Nhiều Trái - 2lua
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Nho - Cây Cảnh
-
Cách Cắt Tỉa Cành Cho Nho Ra Trái, Ra Quả Nhanh Nhất
-
Kỹ Thuật Cắt Tỉa Cành Quả Cho Cây Nho
-
Tại Sao Nho Không Ra Hoa Và Kết Trái Và Phải Làm Gì, Biện Pháp ...
-
Hướng Dẫn Trồng Nho Cho Nhiều Quả Và Không Sâu Bệnh
-
Trồng Nho Thân Gỗ Bao Lâu Thì Có Quả? Tuyệt Chiêu Cho Sai Quả Vị ...
-
Kỹ Thuật Trồng Nho Trong Chậu Tại Nhà đơn Giản | Nông Nghiệp Phố
-
Cách Trồng Chăm Sóc Giống Nho Pháp - Giống Cây ăn Quả