Phương Pháp Chỉnh Phao "CHỈNH THẤP CÂU CAO" Khi Câu Cá Tự ...
Có thể bạn quan tâm
Mồi câu không xuống đáy hoàn toàn là một trong những nguyên nhân chính khiến cá không ăn mồi, vậy làm sao để khắc phục được tình trạng này, đây là điều băn khoăn của bất kỳ cần thủ nào nhất là những người mới “nhập môn”.
Với nội dung chi tiết bài viết bên dưới của Vietnam-fishing.com, anh em sẽ được biết rõ về phương pháp chỉnh phao chỉnh thấp câu cao kinh điển khi câu cá tự nhiên – giải pháp giúp giải quyết vấn đề mồi câu không xuống đáy hoàn toàn.
Dễ dàng nhận thấy, trong quá trình đi câu của nhiều cần thủ, họ thường sử dụng cùng một phương pháp chỉnh phao, đó là số nấc phao chỉnh thấp và số nấc phao câu cao. Tuy nhiên điều này lại thường dẫn đến tình trạng “bắt đáy” không chính xác.
Vậy, câu hỏi đặt ra ở đây là làm thế nào có thể giải quyết được dứt điểm tình trạng này? Chi tiết sẽ có trong nội dung bài viết dưới đây.
“Chỉnh thấp câu cao” là gì?
Hiểu đơn giản, “chỉnh thấp câu cao” là khái niệm về số nấc phao chỉnh nhỏ hơn số nấc phao câu. Trong đó:
- Số nấc phao chỉnh chính là số nấc phao nhô lên khỏi mặt nước khi ta căn chỉnh phao, ví dụ giống như 0 chính là dùng để chỉnh cân bằng (đỉnh của tăm phao bằng với mặt nước)
- Số nấc phao câu chính là số nấc phao câu nhô lên khỏi mặt nước khi ta móc mồi câu, ví dụ câu 2 chính là câu 2 nấc phao, 2 nấc nhô lên mặt nước.
Bài toán “chỉnh thấp câu cao” kinh điển “chỉnh bằng câu 2”
Để “chỉnh thấp câu cao” chính xác, dưới đây là các bước mà bất kỳ cần thủ nào cũng nên ghi nhớ:
Bước 1: Chỉnh phao chì chìm đáy
Hẳn là có nhiều cần thủ cho rằng cách chỉnh này không thực sự cần thiết, tuy nhiên lại hoàn toàn ngược lại đấy.
Bởi mục đích của bước này chính là kiểm tra xem chì chặn đã hoàn toàn kéo phao chìm hẳn xuống dưới nước hay chưa.
Không những thế, khoảng cách từ phao lưỡi câu phải ít hơn độ sâu của nước, lúc đó chỉnh cân bằng mới không gặp tình trạng lưỡi câu chạm đáy khiến việc chỉnh phao không chính xác
Bước 2: Khi cắt chì ta phải chú ý đến đỉnh chóp phao phải ngang bằng với mặt nước
Khi hai lưỡi câu ở trạng thái lơ lửng thì việc chỉnh cân bằng mới được xem là chính xác. Trường hợp lưỡi câu chạm đáy thì việc chỉnh cân bằng này không còn ý nghĩa gì nữa.
Đây được xem là điều kiện bắt buộc khi tìm đáy, hai lưỡi câu lơ lửng, đỉnh chóp phao ngang bằng với mặt nước.
Tuy nhiên, khi tăm phao đã nổi lên trên mặt nước, chứng tỏ lưỡi câu đã chạm đáy, phao không chịu được sức nặng của lưỡi câu nên mới nổi lên trên. Đây chính là một trong những cơ sở để chúng ta tìm đáy.
Bước 3: Tiếp tục kéo phao lên trên, cho đến khi phao nhô lên trên mặt nước 2 nấc khi đó lưỡi câu dưới mới tìm đáy xong
“Tại sao chỉnh bằng câu 2 thì 2 lưỡi câu đều đã chạm đáy rồi nhưng lại nói là lưỡi câu dưới chạm đáy”. Thắc mắc này hẳn là nhiều anh em đã từng suy nghĩ.
Chuyên gia Vietnam-fishing.com cho rằng, vấn đề này có thể giải thích dựa trên 2 trường hợp
- Thứ nhất, nếu khoảng cách giữa hai lưỡi câu nhỏ hơn hoặc bằng số nấc phao (2 nấc), vậy thì khi kéo phao lên 2 nấc thì lưỡi câu sẽ chìm xuống 2, trường hợp này lưỡi câu trên cũng vừa chạm đáy.
- Thứ hai, nếu khoảng cách giữa hai lưỡi câu lớn hơn 2 nấc thì lưỡi câu trên sẽ không chạm đáy được.
Giả sử khoảng cách giữa hai lưỡi câu là 4 nấc, ta kéo phao lên trên 2 nấc, lúc này khoảng cách giữa lưỡi câu trên và mặt đáy cách khoảng 2 nấc. Nếu chúng ta muốn làm cho hai lưỡi câu đều chạm đáy thì cần tiếp tục kéo lên 2 nấc nữa, như thế lưỡi câu trên mới chạm đáy được.
Nhưng tại sao lại “chỉnh bằng câu 4” mà không phải là “chỉnh bằng câu 2” như ban đầu? Mục đích căn chỉnh phao không phải để phao hiển thị số nấc cố định, mà để cho mồi câu có thể chạm được đến đáy. Nếu chúng ta chỉ chăm chăm tính 2 nấc phao câu thì mồi câu ở hai lưỡi câu không cách nào cùng chìm xuống đáy được.
Bước 4: Khi móc mồi câu ta chỉ cần chỉnh sơ một chút là có thể tiến hành câu.
Mục đích của việc chỉnh sơ này là do đáy nước không bằng phẳng, ví dụ như xung quanh đó có hố sâu lồi lõm thì sau khi móc mồi sẽ trở thành 1 nấc hoặc mất phao, lúc này ta cần phải kéo lên 1 nấc nữa.
Hoặc là khi trong hồ có đá hoặc những thứ khác, chúng ta đều cần có bước chỉnh sơ này. Chỉ khi bạn câu cá ở bể cá nhân tạo hoặc ở trong thùng chỉnh phao mới không cần chỉnh sơ, còn hễ câu cá tự nhiên thì bắt buộc phải có bước này.
Những trường hợp nào cần áp dụng phương pháp “chỉnh thấp câu cao?”
Tình trạng cá tạp nhiều, quậy ổ dữ dội khi câu ở hồ tự nhiên
Với những tình trạng này, anh em có thể kéo phao lên trên cho dây thẻo uốn cong càng nhiều càng tốt, câu càng lụt, như vậy cá nhỏ khi ăn mồi sẽ không hiển thị tín hiệu phao, còn cá lớn ăn mồi sẽ không bị ảnh hưởng gì.
Về cơ bản tín hiệu cá ăn sẽ là kéo phao hoặc mất phao, đây là tín hiệu phao thường gặp trong quá trình câu cá tự nhiên.
Khi gặp gió to hoặc có dòng chảy ngầm dưới đáy nước sẽ xuất hiện tình trạng trôi phao.
Trong trường hợp này chúng ta sử dụng phương pháp “chỉnh thấp câu cao” để chỉnh đường câu thành trạng thái hai mồi chạm đáy.
Còn khi gió quá to sóng quá lớn ta thậm chí có thể chỉnh đến trạng thái chì chìm xuống đáy để giải quyết vấn đề trôi phao một cách hoàn hảo.
Đối vối những loài cá ở tầng đáy
Khi ta câu cá tầng đáy: cá diếc, cá chép, cá trắm cỏ, cá tra, cá trê, cá lóc,… thì ta có thể áp dụng phương pháp chỉnh phao” chỉnh thấp câu cao”, nhưng nếu khi ta câu cá ở tầng trên là chủ yếu, ví dụ như cá mè, cá ngão…thì cách này sẽ không hợp lý.
Khi câu các loại cá cũ, cá tinh khôn, khi cá thử mồi hoặc cá chạm vào dây thẻo dẫn đến tín hiệu phao giả.
Có một số loài cá cũ tinh khôn trước khi ăn mồi thường thích dùng thân nó chạm vào dây câu hoặc ngậm một cục mồi rồi nhả ra ngay sau đó để thăm dò trước.
Lúc này ta sử dụng phương pháp “chỉnh thấp câu cao” thì mồi câu sẽ chìm xuống đáy, giảm bớt tín hiệu giả phát sinh trong quá trình cá va chạm vào dây câu, và cá cũng sẽ không cảm nhận được lực kéo của dây câu đối với mồi câu khiến nó ăn mồi mạnh dạn hơn.
Hạn chế của phương pháp “chỉnh thấp câu cao”
“Chỉnh thấp câu cao” có nhiều ưu điểm đến vậy, thế nhưng phương pháp này vẫn tồn tại một số hạn chế:
- Khi điểm câu có lớp bùn lắng hoặc phù sa dày, mồi câu thường chìm vào trong lớp bùn lắng này, lúc này cá gần như không ăn được mồi.
Với những trường hợp này, anh em cần cắt chỉnh chì, chỉnh thành câu lửng. Đồng thời, cần dự đoán sơ bộ độ dày của lớp bùn lắng rồi mới tiến hành cắt chì, kéo phao xuống cho đến khi mồi ở trạng thái lơ lửng là được.
- Không cách nào xác định được mồi câu đã tan hoàn toàn hay chưa (tình trạng hết mồi) thông qua nhìn qua nấc phao câu.
Ví dụ như khi mồi câu của hai lưỡi đều chạm đáy hoặc khi lưỡi câu không hề móc mồi thì số nấc phao câu cũng không thay đổi. Nhưng khi ta chỉnh 4 nấc, câu 2 nấc thì khi hết mồi phao câu sẽ tự động trồi lên thành 4 nấc một cách rất rõ ràng.
Kết luận
Thông qua bài viết này, Vietnam-fishing.com đã phân tích chi tiết ưu điểm – hạn chế của phương pháp chỉnh phao “chỉnh thấp câu cao” cũng như những trường hợp mà nhiều cần thủ có thể gặp phải khi đi câu thực tế.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn nắm rõ hơn về phương pháp này để có cách chỉnh phao hợp lý.
Tham khảo nhiều bài viết hay chia sẻ kinh nghiệm khi đi câu tại https://vietnam-fishing.com/
Bài viết có thể tham khảo:
- Tín hiệu phao khi câu đài và câu lụt truyền thống
- Phương pháp câu 2 chì khi câu đơn săn hàng
- Những điều cần biết về phao hố đấu
- Chỉnh phao câu lụt cách câu chì chạy
- Chỉnh phao căn bản – Chỉnh 4 câu 2
HÃY KẾT NỐI VỚI VIETNAM FISHING
ZALO 0943434326 | HOTLINE 0943434326
Từ khóa » Câu Cá Sông Nước Chảy
-
Kỹ Thuật Câu Cá Khi Nước Chảy Mạnh | Chuyến đi Câu Cuối Năm
-
Câu Cá Chép Vùng Nước Chảy
-
Cách Chọn điểm Câu Sông Thú Vị Nhất - Wiki Phununet
-
Cách Buộc Thẻo Câu Sông Nước Chảy Hay Tĩnh đều ổn Của Cần Thủ ...
-
Cách Làm Thẻo Câu Cá Sông Nước Chảy Hay Tĩnh Đều Ổn Của ...
-
Kinh Nghiệm Câu Cá Chép Sông Hiệu Quả Không Phải Ai Cũng Biết
-
Kinh Nghiệm Câu Cá Sông Dành Cho Các Cần Thủ
-
Cách Làm Mồi Câu Cá Sông Tranh Nhau đớp [Cách Câu Cá Sông Chuẩn]
-
[2019] Hướng Dẫn Chi Tiết Kỹ Thuật Câu Cá Chép Nơi Vùng Nước Chảy
-
Câu Cá ở Suối: Tìm Vị Trí Và Cách Nhận Biết Nơi Nhiều Cá để Câu
-
Câu Cá Sông Cần Lưu ý Những điều Này
-
Chọn Thời điểm Câu Cá Sông - A Đồ Câu