Phương Pháp Cho Bé ăn Phô Mai đúng Cách Nhất Theo Chuyên Gia ...
Có thể bạn quan tâm
Phô mai là một sản phẩm làm từ sữa bò hoặc sữa dê, được các chuyên gia dinh dưỡng Mỹ và Anh khuyên các mẹ nên cho bé dùng từ tháng thứ 6. Vậy cho bé ăn phô mai liều lượng như thế nào, cách bổ sung phô mai và thực đơn ăn dặm của bé ra sao, mời các mẹ tham khảo hướng dẫn nhé.
Không chỉ có mùi vị hấp dẫn, phô mai còn chứa nhiều protein, canxi, kẽm, phốtpho, magie, vitamin A, B2, B12 – một sản phẩm “đa chất”, lại dễ kết hợp, chế biến thành nhiều món ăn, các mẹ chắc chắn đã đặt niềm tin đúng chỗ rồi.
Khi nào cho trẻ ăn phô mai
Khi trẻ bước sang tháng thứ sáu, ngoài việc bú sữa mẹ, trẻ cần được cho ăn dặm thêm để cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất để tiếp tục tăng trưởng nhanh. Lúc này, có thể đưa phô mai vào thực đơn của trẻ như những thực phẩm khác. Lưu ý không cho trẻ dưới 6 tháng dùng phô mai vì hệ tiêu hoá của trẻ thường chưa có men tiêu hoá thức ăn ngoài sữa.
Khi mới tập ăn cho bé thì nên cho bé ăn từng miếng nhỏ và chỉ ăn một lần trong ngày, sau đó mẹ quan sát các dấu hiệu tiêu hoá ở trẻ để đề phòng tình trạng dị ứng thực phẩm. Sau đó, nếu thấy trẻ bình thường thì tăng dần dần theo sở thích và khả năng tiêu hoá của trẻ. Với những bé mới hơn 6 tháng tuổi, nhớ đừng chọn loại phô mai cứng quá và phải cắt nhỏ để bé không bị hóc.
Cho đến thời điểm này, chưa có khuyến cáo về lượng phô mai tiêu thụ tối đa hay tối thiểu cho trẻ ăn trong 1 ngày hay 1 tuần. Tuy nhiên, tính toán về thành phần dinh dưỡng cân đối thì mỗi ngày chỉ nên cho trẻ ăn 1 lần, tuần ăn vài ngày là đủ, để trẻ còn ăn các thức ăn khác. Ba mẹ cũng có thể cho trẻ ăn hàng ngày trong một thời gian ngắn nhưng không tốt bằng việc thay đổi các món ăn khác vì sẽ dễ làm trẻ ngán và không được đa dạng thực phẩm.
Tìm hiểu về phô mai và phô mai tươi cho bé
Bước vào thế giới của phô mai, chúng ta có thể ngẩn ngơ vì sự phong phú, đa chủng của hàng trăm loại phô mai khác nhau về màu sắc, hương vị, có loại trơn mịn hay chai cứng, láng bóng hay có vỏ thô mốc, ngọt dịu hay thậm chí thum thủm hôi như mùi… giày vớ dơ. Cũng dễ hiểu vì phô mai được làm bằng cách dùng vi khuẩn hay chất enzyme để đông chất béo nhiều loại sữa khác nhau như dê, cừu, bò… Nhưng dùng loại vi khuẩn nào và cách đông như thế nào, thời gian bao lâu, có hay không các loại gia vị khác để có các loại phô mai khác nhau thì thật là thiên hình vạn trạng. Có nhiều cách phân loại phô mai như làm bằng sữa gì, kết cấu ra sao, thời gian cách chế biến, lượng chất béo trong phô mai nhiều hay ít…
Loại phô mai phổ biến nhất đối với các bà mẹ Việt Nam có lẽ là loại phô mai được sản xuất và đóng gói thành miếng hình tam giác, xếp trong hộp tròn 8 miếng. Loại phô mai này thường có hạn sử dụng tương đối lâu nên các mẹ thường mua và “dự trữ” sẵn trong tủ lạnh. Trong khi đó, phô mai tươi thì đa dạng về chủng loại nhưng lại ít phổ biến hơn. Vì phương thức chế biến phô mai tươi cũng khá nhanh và đơn giản nên một số mẹ còn chăm chỉ tự “sản xuất” luôn tại nhà cho con để có thể yên tâm về mặt vệ sinh cũng như gia giảm hương vị. Những loại phô mai này chỉ có thể trữ được vài ngày vì không chứa chất bảo quản, hai loại phô mai tươi phổ biến nhất có lẽ là cottage cheese và cream cheese, cả hai đều rất mềm mại và có vị trung tính, dễ ăn. Mozzarella cũng là một loại phô mai tươi thông dụng, có xuất xứ từ Ý. Mozzarella được nhào nặn với nước nóng, tạo thành khối dẻo, thường được dùng để làm bánh pizza. Các loại phô mai cứng hơn thường được đổ vào các khuôn, nén lại dưới áp suất cao và ủ với thời gian lâu hơn như Swiss, Cheddar, Monastery…
Dù lựa chọn sử dụng phô mai thường hay phô mai tươi, khi mua cũng cần xem kỹ bao bì sản phẩm, nhà sản xuất thường ghi rõ thời gian sử dụng và cách bảo quản của từng loại.
Cách chế biến đa dạng
Với những loại thực phẩm khác nếu không biết cách chế biến, có thể sẽ không giữ được hàm lượng dinh dưỡng cao nhất, phô mai lại không như vậy. Ví dụ như khi cho phô mai vào chảo thì có thể cho vào nấu hay gần nhắc xuống mới cho vào cũng được. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là vi lượng chất béo trong phô mai khá nhiều nên khi nấu ăn cho bé cũng nên để ý một chút đến việc gia giảm lượng dầu ăn. Một chén chảo đủ dinh dưỡng cho bé thì cần khoảng 10-15ml dầu ăn, nếu sử dụng cả phô mai thì tuỳ lượng phô mai dùng bao nhiêu mà cần thêm dầu nhiều hay ít, thông thường, nếu đã cho 1/2 miếng phô mai hình tam giác thì có thể bớt đi khoảng 7ml dầu ăn.
Cách chế biến thực phẩm thường ít ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của phô mai. Việc pha trộn phô mai để dùng với các món ăn khác cũng không có tương kỵ gì. Ba mẹ có thể cho bé ăn nhiều cách như có thể ăn với bánh mì, nấu chung với chảo hay làm những món ăn khác…
Những điều cần lưu ý khi cho bé ăn phô mai
Trong quá trình thăm khám dinh dưỡng, bác sĩ Lê Thị Hải gặp rất nhiều thắc mắc của các mẹ về cách cho bé ăn phô mai và bơ. Vậy cho bé ăn phô mai thế nào là đúng nhất?
Giá trị dinh dưỡng của phô mai, bơ
– Trước hết, các mẹ nên biết rằng cả bơ và phô mai đều là những sản phẩm được làm từ sữa.
– Bơ không có chất đạm và hàm lượng chất béo rất cao (83,5%), được xếp vào nhóm thực phẩm giàu chất béo. Còn phô mai có hàm lượng chất đạm rất cao (25,5%) và được xếp vào nhóm thực phẩm giàu chất đạm.
– Phô mai giàu canxi hơn bơ rất nhiều lần: 100 gram phômai có 760mg canxi, trong khi đó 100 gram bơ chỉ có 12mg canxi mà thôi.
Độ tuổi nên cho bé ăn phô mai
Có khá nhiều quan điểm khác nhau về thời điểm nên cho bé làm quen với phô mai, bơ. Các chuyên gia dinh dưỡng ở Anh thì cho rằng, khoảng 6 tháng tuổi là bé có thể ăn được phô mai, bơ. Nhưng một số chuyên gia ở Mỹ lại gợi ý, cha mẹ chỉ nên cho bé làm quen với món ăn này khi bé được khoảng 8 tháng tuổi. Ngoài ra, một số ít cho rằng, do phô mai, bơ thuộc nhóm sản phẩm từ sữa bò nên chỉ an toàn cho bé 1 tuổi trở lên vì khả năng gây dị ứng cho nhóm bé có cơ địa mẫn cảm với sữa bò.
Vì vậy, bác sĩ Hải khuyên các mẹ có thể cho bé sử dụng phô mai, bơ từ khi bé bắt đầu bước vào tuổi ăn dặm (tức là 6 tháng tuổi) nhưng nên cho bé ăn từ từ từng ít một và thăm dò phản ứng của con, nếu thấy bé xuất hiện dấu hiệu lạ khi ăn phô mai, cha mẹ cần tạm ngưng ngay và hỏi ý kiến bác sĩ.
Có thể dùng bơ hoặc phô mai thay cho sữa, thịt, cá để nấu bột/ cháo cho bé được không?
Bác sĩ Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết: “Trong dinh dưỡng có một nguyên tắc là chỉ những thực phẩm trong cùng một nhóm mới có thể thay thế được cho nhau mà thôi. Vì vậy, phô mai có hàm lượng đạm cao nên có thể thay cho thịt, cá, trứng, sữa.. (vì cùng nhóm giàu đạm) nhưng bơ thì không. Bơ chỉ được dùng để thay thế cho dầu ăn hoặc mỡ (vì cùng nhóm giàu chất béo)”.
Tuy nhiên, bác sĩ Hải khuyến cáo các mẹ không nên vì thế mà lạm dụng phô mai vì cho bé ăn nguyên phô mai sẽ không cân đối hàm lượng dinh dưỡng. Trong phô mai chỉ có đạm, carbohydrate, chất béo, canxi chứ không có đầy đủ các vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể, vì thế chỉ nên cho con ăn phô mai như một bữa phụ, hoặc kết hợp với các sản phẩm khác như bánh mì, trộn vào bột, cháo…
Những lưu ý mẹ cần biết khi cho bé ăn phô mai, bơ
– Tất cả các loại phô mai đều có nguồn gốc từ sữa, vì vậy nếu bé nhà bạn có tiền sử dị ứng sữa do bất dung nạp đường lactose thì mẹ nên chú trọng bổ sung phô mai vào chế độ dinh dưỡng của con.
– Để cân đối dinh dưỡng cho bé, mẹ cần biết một điều là khi kết hợp phô mai với cháo thì cần bớt đi một chút thịt/ cá/ tôm… tránh trường hợp bị thừa đạm. Bởi vì một bát cháo nấu đúng như tính toán dinh dưỡng theo độ tuổi đã cung cấp đủ nhu cầu năng lượng, chất béo, khoáng chất cho trẻ, nếu trộn thêm phô mai, tức là bát cháo đã được cộng thêm phần năng lượng, chất đạm, béo chứ không riêng gì canxi.
– Vì trong phô mai có cả chất béo vì thế các mẹ cũng nên bớt đi chút dầu/ mỡ ăn trong bát cháo của con.
– Không nên chỉ sử dụng phô mai làm nguồn cung cấp canxi cho cơ thể bé, mẹ có thể chọn các loại thực phẩm giàu canxi khác như cua đồng, tôm đồng…
– Mẹ không nên kết hợp phô mai với các thực phẩm như: như cua, lươn, rau mồng tơi, rau dền… vì sẽ khiến bé dễ bị đau bụng. Mẹ hãy chọn những thực phẩm phù hợp với vị phô mai như khoai tây, cà rốt, thịt bò, gà, tôm…
– Lúc nào bé không chịu ăn thịt, cá hoặc khi mẹ quá bận không thể chuẩn bị một bữa ăn cầu kỳ cho bé thì có thể nấu nhanh món cháo với phô mai, bơ theo hướng dẫn sau của bác sĩ Hải:
Nguyên liệu: bột/ cháo tùy lượng ăn của trẻ theo lứa tuổi; một miếng phô mai (15g); 20g bí đỏ; 5g dầu ăn hoặc bơ.
Cách nấu: Bí đỏ luộc chín, tán nhuyễn hoặc cắt miếng nhỏ vừa ăn. Nấu chung bí với bột/ cháo cho đến khi chín. Bắc xuống để cho bột nguội bớt (khoảng 2 phút), cho phô mai tán nhuyễn vào từ từ, cho thêm dầu ăn hoặc bơ vào trộn đều. Đổ bột ra bát. Để nguội bớt, cho bé ăn.
Với số lượng như trên, bát bột sẽ cung cấp: 170 Kalo; 5,2g chất đạm; 8,9g chất béo; 17,6g chất bột đường; 124mg canxi.
Tại sao nên cho trẻ ăn phô mai?
Phô mai là thực phẩm được kết đông và lên men từ sữa bò, sữa dê… có hàm lượng đạm, chất béo, đặc biệt là hàm lượng canxi rất cao.
Vì thế, cho bé ăn phô mai để bổ sung đạm, chất béo và canxi là lựa chọn rất tốt cho sức khỏe của bé, đặc biệt là với những bé mới bước vào độ tuổi ăn dặm, bé bị còi xương hay biếng ăn…
Những lợi ích mà phô mai mang lại đã giúp phô mai trở thành một loại thực phẩm được các bà mẹ rất coi trọng và sử dụng làm thực phẩm bổ sung cho trẻ nhỏ.
Phô mai – bữa ăn bổ sung ưu việt
Thực tế cho thấy, phô mai là món “khoái khẩu” của nhiều trẻ nhỏ, là nguồn cung cấp canxi, đạm, béo rất tốt. Phô mai có hàm lượng chất đạm rất cao (25,5%) và được xếp vào nhóm thực phẩm giàu chất đạm. Không những thế, phô mai cũng chứa nhiều canxi (cứ 100 gram phô mai chứa 760mg canxi). Vì phô mai giàu chất đạm và chất béo nên khi nào bé không chịu ăn thịt, cá, mẹ chỉ cần cho bé ăn 2 viên phô mai (tương đương 30g) là đủ chất. Hoặc buổi sáng nếu muộn giờ, các bà mẹ cũng có thể cho con ăn lót dạ bằng phô mai cũng đủ chất dinh dưỡng và yên tâm để đưa con đến lớp.
Tuy nhiên, cũng có bé chưa quen hoặc không yêu thích phô mai dạng viên, các mẹ có thể thay thế bằng 2-3 cốc phô mai hoa quả hàng ngày. Phô mai hoa quả được sản xuất dưới dạng kem mềm mịn rất dễ ăn, có bổ sung canxi, váng sữa, các loại hoa quả thơm ngon, quen thuộc và rất tốt cho hệ tiêu hoá của bé như chuối, dâu, mơ… Hình thức của phô mai hoa quả cũng khiến bé thích thú với những hộp đủ màu sắc đáng yêu, với hình những chú bò ngộ nghĩnh, vui tươi, bắt mắt. Do đó, mẹ hoàn toàn tự tin rằng bé sẽ vui vẻ, hào hứng với phô mai hoa quả, không làm mẹ nhọc lòng như khi bé ăn các bữa ăn khác mà vẫn đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển của con yêu. Do vậy, trong các siêu thị hoặc cửa hàng tự chọn, phô mai hoa quả là sản phẩm được nhiều mẹ ưa chuộng và lựa chọn.
Cho con ăn phô mai cũng cần khoa học
Thành phần của phô mai gồm có đạm, carbohydrate, chất béo, canxi chứ không có đầy đủ các vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, mẹ cần đa dạng nguồn canxi, vitamin, khoáng chất từ các thực phẩm khác để đảm bảo dinh dưỡng cho sự phát triển mạnh mẽ của bé trong những năm đầu.Mẹ không nên chỉ dựa vào nguồn canxi từ chế phẩm này mà có thể đa dạng nguồn canxi cho bé từ các thực phẩm khác như cua đồng, tôm đồng… Ngoài ra, mẹ cũng nên sử dụng hợp lý, vừa đủ lượng rau quả mỗi ngày, cung cấp đủ chất xơ chống táo bón, giảm béo phì, giúp cung cấp các vitamin, khoáng chất quan trọng tới sự phát triển thể chất của trẻ. Một lưu ý rất quan trọng khi cho trẻ ăn phô mai mà các mẹ cần nhớ là nên cho bé ăn khi đói và không nên cho bé ăn trước khi đi ngủ vì có thể khiến bé bị đầy bụng.
Với các em bé trong giai đoạn ăn bột, cháo, hàng ngày mẹ có thể nấu bột, cháo cùng phô mai, tạo ra những tô bột, cháo thơm ngậy, đổi món để kích thích bé ăn ngon hơn. Với phô mai, mẹ hãy chọn những thực phẩm phù hợp như: khoai tây, cà rốt, thịt bò, gà, tôm. Những thực phẩm mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các mẹ không nên nấu chung với phô mai là những thực phẩm chứa nhiều đạm như cua, lươn, rau mồng tơi, rau dền bởi bản thân phô mai đã chứa nhiều đạm. Đồng thời, mẹ nên bớt lượng dầu mỡ trong bột, cháo cho bé để tránh dạ dày của bé bị quá tải vì thừa đạm. Khi nấu cháo, bột với phô mai, mẹ cũng cần lưu ý: cháo chín, tắt bếp, để bột, cháo còn khoảng 70 -80 độ mới cho phô mai vào để tránh mất các vi chất trong phô mai do tác động của nhiệt độ quá cao.
Thực phẩm bổ sung từ khi ăn dặm
Độ tuổi để cho bé ăn phô mai có khá nhiều quan điểm khác nhau. Các chuyên gia dinh dưỡng ở Anh thì cho rằng, khoảng 6 tháng tuổi là bé có thể ăn được phô mai. Nhưng một số chuyên gia ở Mỹ lại gợi ý, cha mẹ chỉ nên cho bé làm quen với món ăn này khi bé được khoảng 8 tháng tuổi. Một số ít cho rằng, chỉ nên cho bé ăn phô mai khi đã được 1 tuổi vì có những bé có cơ địa mẫn cảm với sữa bò. Vì thế để an toàn, khi cho làm quen với phô mai, mẹ chỉ nên cho bé ăn thăm dò, nếu thấy bé xuất hiện dấu hiệu lạ khi ăn, mẹ cần tạm dừng sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ.
Thực tế, phô mai là sản phẩm bổ sung dinh dưỡng cho bé từ giai đoạn ăn dặm, giúp mẹ có thêm một cách bổ sung dinh dưỡng cho con bên cạnh các thực phẩm khác. Khi bắt đầu tập cho bé ăn phô mai, mẹ hãy cho bé ăn lúc bé đói, bé sẽ tiếp nhận dễ dàng hơn.
000Từ khóa » Bột Phô Mai Rắc Cho Bé Mấy Tháng
-
Pho Mai Rắc Meg 50g Cho Bé Trên 6 Tháng Tuổi - Kids Plaza
-
Phô Mai Rắc Meg Là Gì? Có Tốt Không? Dùng Cho Bé ăn Dặm Như Nào ...
-
Phomai Rắc MEG Nhật 50g Cho Bé Từ 6 Tháng - Babylove123
-
Phô Mai Rắc Meg 50g Cho Bé Từ 7 Tháng Tuổi | Shopee Việt Nam
-
Review Phô Mai Rắc Cháo Meg Có Tốt Không
-
Pho Mai Rắc Cháo Cho Bé Meg 50g - Thegioihanghieuchobe
-
Phô Mai Rắc, 50g
-
Bột Phô Mai Rắc Megmilk Snow 50g - Bibomart
-
Cách Sử Dụng Phô Mai Rắc Của Nhật - Học Tốt
-
Phô Mai Rắc Cháo/bột Megmilk Powedered Cheese Mild Của Nhật ...
-
Những điều Mẹ Cần Biết Khi Cho Bé ăn Phô Mai - VnExpress Đời Sống
-
Khi Nào Trẻ Nhỏ Có Thể ăn Phô Mai? - Vinmec
-
Những Sai Lầm Thường Mắc Phải Khi Cho Bé ăn Phô Mai
-
[Trẻ Mấy Tháng được ăn Phomai] Và 8+ Lưu ý Cho Bố Mẹ - FaGoMom