Phương Pháp Chứng Minh: Một Tứ Giác Nội Tiếp đường Tròn
Có thể bạn quan tâm
- Trang Chủ
- Đăng ký
- Đăng nhập
- Upload
- Liên hệ
1) Định nghĩa tứ giác nội tiếp: Tứ giác có bốn đỉnh nằm trên một đường tròn gọi là tứ giác nội tiếp đường tròn (Hay gọi tứ giác nội tiếp ) Và đường tròn đó gọi là đường tròn ngoại tiếp của tứ giác.
2) Tính chất:
+ Trong một tứ giác nội tiếp tổng số đo hai góc đối diện bằng 1800
+ Đảo lại: Nếu một tứ giác có có tổng số đo hai góc đối diện bằng 1800 thì tứ giác đó nội tiếp được đường tròn.
3) Một số dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp
Dấu hiệu 1: (Dựa vào định nghĩa đường tròn)
Tứ giác có bốn đỉnh cách đều một điểm cố định là tứ giác nội tiếp
Tức là chứng minh tồn tại một điểm O sao cho OA = OB = OC = OD.
Dâu hiệu 2: Tứ giác có tổng hai góc đối bằng 1800 là tứ giác nội tiếp
Tứ giác ABCD có :
= 1800 tứ giác ABCD nội tiếp
Dấu hiệu 3: Tứ giác có góc ngoài tại một đỉnh bằng góc trong của đỉnh đối diện là tứ giác nội tiếp
6 trang minhquan88 9160 1 Download Bạn đang xem tài liệu "Phương pháp chứng minh: Một tứ giác nội tiếp đường tròn - Các điểm cùng thuộc một đường tròn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênPhương pháp chứng minh: một tứ giác nội tiếp đường tròn - các điểm cùng thuộc một đường tròn Chứng minh tứ giác nội tiếp A. Kiến thức cơ bản 1) Định nghĩa tứ giác nội tiếp: Tứ giác có bốn đỉnh nằm trên một đường tròn gọi là tứ giác nội tiếp đường tròn (Hay gọi tứ giác nội tiếp ) Và đường tròn đó gọi là đường tròn ngoại tiếp của tứ giác. 2) Tính chất: + Trong một tứ giác nội tiếp tổng số đo hai góc đối diện bằng 1800 + Đảo lại: Nếu một tứ giác có có tổng số đo hai góc đối diện bằng 1800 thì tứ giác đó nội tiếp được đường tròn. 3) Một số dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp Dấu hiệu 1: (Dựa vào định nghĩa đường tròn) Tứ giác có bốn đỉnh cách đều một điểm cố định là tứ giác nội tiếp Tức là chứng minh tồn tại một điểm O sao cho OA = OB = OC = OD. Dâu hiệu 2: Tứ giác có tổng hai góc đối bằng 1800 là tứ giác nội tiếp Tứ giác ABCD có : = 1800 ị tứ giác ABCD nội tiếp Dấu hiệu 3: Tứ giác có góc ngoài tại một đỉnh bằng góc trong của đỉnh đối diện là tứ giác nội tiếp Dấu hiệu 4: ( Dựa vào cung chứa góc) Tứ giác có hai đỉnh kề nhau cùng nhìn một cạnh chứa hai đỉnh còn lại dưới các góc bằng nhau Tứ giác ABCD có : ABD = ACD và B, C là hai đỉnh kề nhau ị tứ giác ABCD nội tiếp B. Bài tập: 1. Củng cố khái niệm, tính chất , dấu hiệu nhận biết Bài 1: Trong các tứ giác sau tứ giác nào là tứ giác nội tiếp ? Giải thích vì sao A = à0 ; C = 1800 - à0 ACB = ADB ABCD là hình thang cân BAD = BCD Bài 2: Trong các khẳng định sau khẳng định nào sai Hình thang cân là một tứ giác nội tiếp Hình bình hành có bốn điểm Các đỉnh của mọt tứ giác bất kỳ nằm trên các đường tròn Hình thang có một góc vuông là một tứ giác nội tiếp 2. Vận dụng các dấu hiệu nhận biết để chứng minh tứ giác nội tiếp Bài 2: a) Cho tứ giác ABCD có hai cạnh đối AB và CD cắt nhau tại M . Chứng minh rằng tứ giác ABCD nội tiếp khi và chỉ khi MA.MB = MC.MD Tứ giác ABCD có hai đường chéo cắt nhau tại M. Chứng minh rằng : Tứ giác ABCD nội tiếp khi và chỉ khi MA.MC = MB.MD Bài 3: Cho tam giác ABC có góc A nhọn và các đường cao BE , CF cắt nhau tại H. Gọi H’ là điểm dối xứng của H qua BC. Tìm các tứ giác nội tiếp có trong hình vẽ Bài 4: Cho đường tròn tâm O đường kính AB . Từ A kẻ hai đường thẳng cắt tiếp tuyến của đường tròn tại A ở E và F và cắt đường tròn tại C và D. Chứng minh tứ giác CDEF nội tiếp. Bài 5: Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O) . Các đường cao AD , BE , CF cắt nhau tại H Vẽ đường kính AA’ của đường tròn (O) , các đường thẳng AD , AA’ cắt EF lần lượt tại M , Q . CA’ cắt AD tại R Chứng minh các tứ giác BCEF và AFDC nội tiếp Vẽ đường kính AA’ của đường tròn (O) cắt EF tại Q, cắt CF tại N , BC tại P Chứng minh tứ giác CEQA’ nội tiếp Gọi M là giao điểm của EF với AD. Chứng minh các điểm M , P , Q cùng thuộc một đường tròn Gọi R là giao điểm của A’C với AD. Chứng minh tứ giác HRA’N nội tiếp Hướng dẫn Chứng minh các tứ giác này có hai đỉnh kề nhau nhìn cạnh nối hai đỉnh còn lại dưới các góc bằng nhau Chứng minh góc ngoài tại một đỉnh của tứ giác bằng góc trong của đỉnh đối diện: Góc QA’C= góc AEF (vì cùng bằng các góc AHF = ABC Tứ giác CEQA’ nội tiếp mà góc ECA’ = 900 nên ta có góc PQM = 900 . Từ đó ta có tổng hai góc PQM và góc PDM = 1800 nên tứ giác MQPD nội tiếp Chứng minh góc ngoài của tứ giác bằng góc trong của đỉnh đối diện. Góc NA’R = góc AHF Bài 6: Từ điểm P ở ngoài đường tròn (O) kẻ hai tiếp tuyến PA và PB. Qua điểm M thuộc đoạn thẳng AB kẻ đường thẳng vuông góc với OM cắt PA tại C và PB tại D. Chứng minh rằng : Các tứ giác OACM , OBDM nội tiếp M là trung điểm của CD Bốn điểm C , O , D , P có cùng thuộc một đường tròn không ? Hướng dẫn + Chứng minh đỉnh A và M của tứ giác OCAM cùng nhìn cạnh OC dưới hai góc bằng nhau + Chứng minh tứ giác OBDM có tổng hai góc đối OMD và OBD bằng 1800 Ta chúng minh tứ giác PAOP nội tiếp và chứng minh hai đỉnh D và P của tứ giác CODP nhình cạnh OC dưới các góc bằng nhau Nhận xét: Vậy ta có thể vận dụng dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp để chứng minh bốn điểm cùng thuộc một đường tròn Chứng minh các điểm cùng thuộc một đường tròn A. Một số phương pháp chứng minh các điểm cùng thuộc một đường tròn + Dựa vào hai đường tròn có ba điểm chung thì trùng nhau Ví dụ : để chứng minh 5 điểm ABCDE cùng thuộc một đường tròn ta chứng minh : bốn điểm ABCD cùng thuộc một đường tròn và bón điểm ABCE cùng thuộc một đường tròn. Vì hai đường tròn này có ba điểm A , B , C chung nên 5 điểm trên cùng thuộc một đường tròn + Chứng minh các điểm cách đều một điểm cố định + Chứng minh các điểm cùng nhìn đoạn thẳng nối hai điểm dưới các góc bằng nhau B. Bài tập Bài 1: Cho hai đường tròn (O) và (O’) cắt nhau tại hai diểm A và B . Một cát tuyến qua A và vuông góc với AB cắt đường tròn (O) và (O’) tại C và D. Tia CB cắt đường tròn (O) tại M . Tia DB cắt đường tròn (O’) tại N . Chứng minh 5 điểm M , N , A , O , O’ cùng thuộc một đường tròn Hướng dẫn + Ta chứng minh bốn điểm A, O, N, O’ cùng thuộc một đường tròn và A, O , M , O’ cùng thuộc một đường tròn + Mà hai đường tròn này có ba điểm chung nên 5 điểm trên cùng thuộc một đường tròn Bài 2: (Đường tròn chín điểm hay đường tròn ơ le) Cho tam giác ABC . Chứng minh rằng các trung điểm của ba cạnh , chân của ba đường cao , các trung điểm của ba đoạn thẳng nối liền ba đỉnh với trực tâm của tam giác cùng nằm trên một đường tròn Hướng dẫn. Gọi A’ . B’ , C’ thứ tự là trung điểm của các cạnh BC , AC , AB Gọi D , E , F thứ tự là các chân đường cao hạ từ A , B , C xuông cạnh đối diện Gọi R , S , T thứ tự là trung điểm của AH , BH , CH Ta chọn ba điểm A’ , B’ , C’ làm gốc sau đó chứng minh các tứ giác sau nội tiếp DC’B’A’ , EC’A’B’ FC’A’B’ RC’A’B’ , SA’B’C, TB’C’A’ Một số bài tập luyên tập Bài 1: Cho đường tròn (O) và đường thẳng xy ở ngoài đường tròn . Kẻ OA vuông góc với xy . Từ A kẻ cát tuyến ABC với (O). Tiếp tuyến tại B và C của (O) cắt xy lần lượt tại D và E. a) Chúng minh các tứ giác AOCE và ABOD b) Ta giác ODE là tam giác gì? Vì sao? Hướng dẫn: Tứ giác có tổng hai góc đối bằng 1800 và tứ giác có hai đỉnh nhìn cạnh nối hai đỉnh còn lại dưới các góc bằng nhau Tam giác có hai góc bằng nhau Nhận xét: nếu ta chứng minh hai góc ADO = góc AEO một cách trực tiếp thì có thể khó , nên ta đưa các góc này về trong đường tròn để từ đó vận dụng quan hệ giữa các góc của một đường tròn để chứng minh chúng bằng nhau Bài 2: Cho A ở ngoài đường tròn (O; R) vẽ hai tiếp tuyến AB và AC . Gọi I là giao điểm của AO với BC. Vẽ dây MN qua I ( MN < 2R). Chứng minh rằng Tứ giác ABOC nội tiếp Chứng minh IO.IA = IM.IN và tứ giác MONA nội tiếp AO là tia phân giác của góc MAN Hướng dẫn Tứ giác có tổng hai góc đối bằng 1800 + Tứ giác ABOC nội tiếp nên IB.IC = IO.IA + tứ giác MBCN nội tiếp nên IB.IB = IM.IN Vậy IO.IA = IM.IN Từ đó ta có tam giác OIM đồng dạng với tam giác NIA nên góc MOA = góc MNA suy ra tứ giác MONA nội tiếp ta chứng minh OAN = góc OMN = góc ONM = góc OAM Nhận xét: Qua các bài tập trên giúp HS nhìn nhận một bài toán với các yếu tố hình học được đưa vào trong đường tròn . Như vậy khả năng so sánh , chứng minh sẽ rễ ràng hơn ------------------Hết--------------------
Tài liệu đính kèm:
- Chuyen de Mot so phuong phap chung minh da giac noitiep.doc
- Thiết kế bài dạy Hình học 9 - Tuần 32 - Tiết 57: Kiểm tra chương III
Lượt xem: 700 Lượt tải: 0
- Giáo án Đại số 9 năm 2008 - Tiết 15: Căn bậc ba
Lượt xem: 2446 Lượt tải: 1
- Dạy học sinh giải toán hình học như thế nào
Lượt xem: 1172 Lượt tải: 2
- Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên Quảng Bình năm học: 2010 - 2011 môn: Toán
Lượt xem: 1386 Lượt tải: 0
- Giáo án Ôn tập tuyển sinh vào lớp 10 Môn toán
Lượt xem: 1582 Lượt tải: 3
- Đề cương ôn tập giữa kì II môn Toán Lớp 9 - Trường THCS Võ Thị Sáu
Lượt xem: 247 Lượt tải: 0
- Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn: Toán
Lượt xem: 791 Lượt tải: 0
- Giáo án môn Đại số 9 - Tuần 15 - Tiết 30: Phương trình bậc nhất hai ẩn
Lượt xem: 758 Lượt tải: 0
- Thiết kế bài dạy môn học Hình học 9 - Học kì I - Tiết 25: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác cạnh – góc – cạnh (c. g. c)
Lượt xem: 1048 Lượt tải: 0
- Kiểm tra chương I Môn: Hình học, lớp: 9
Lượt xem: 1137 Lượt tải: 0
Copyright © 2024 Lop9.com - Giáo án điện tử lớp 9, Các thủ thuật phần mềm hay nhất, Giáo án tiểu học hay
Từ khóa » Cách Chứng Minh Hình Thang Nội Tiếp đường Tròn
-
Chứng Minh Hình Thang Nội Tiếp đường Tròn Là Hình Thang Cân
-
Hình Thang Cân Là Gì ? Hình Thang Cân Nội Tiếp Đường Tròn ?
-
Hình Thang Cân Là Gì ? Hình Thang Nội Tiếp đường Tròn - Mathvn
-
Cách Chứng Minh Hình Thang Nội Tiếp đường Tròn
-
Cách Chứng Minh Hình Thang Cân Nhanh Nhất Và Bài Tập Vận Dụng
-
Cách Chứng Minh Hình Thang Cân Nội Tiếp đường Tròn - TopLoigiai
-
Chứng Minh Hình Thang Nội Tiếp đường Tròn Là Hình Thang Cân - 123doc
-
Hình Thang Cân Nội Tiếp đường Tròn Có Tính Chất Gì ? Bài Toán Minh Họa
-
Cách Chứng Minh Hình Thang Cân Nội Tiếp đường Tròn
-
Chứng Minh Tứ Giác Nội Tiếp đường Tròn Qua Các Bài Toán Có Lời Giải
-
Tổng Hợp Kiến Thức Cơ Bản Về Hình Thang Và Hình Thang Cân
-
10.04 - Hình Thang Nội Tiếp đường Tròn. - Blog Toán THCS