Phương Pháp đầu Tư 4M: Hướng Dẫn Chi Tiết Toàn Tập - GoValue
Có thể bạn quan tâm
Như mọi nhà đầu tư cơ bản đều chịu ảnh hưởng nhất định bởi Warren Buffett, khi tìm hiểu phương pháp đầu tư 4M của Phil Town bạn sẽ thấy rất nhiều màu sắc quen thuộc liên quan tới Warren.
Từ cách tìm hiểu về doanh nghiệp, xác định lợi thế cạnh tranh cho tới ý tưởng về khoảng biên an toàn,…
Tuy nhiên Phil Town cũng có cái nhìn rất riêng về việc đầu tư của mình.
Ông quan niệm rằng:
Việc đầu tư chỉ đơn giản là việc bạn vượt qua nỗi sợ của bản thân và tích lũy cổ phiếu tốt khi giá đang giảm sâu
Qua đó, Phil đã tạo động lực cho hàng ngàn nhà đầu tư cá nhân tại Mỹ tự bắt đầu việc đầu tư của mình, thay vì ủy thác cho các quỹ tương hỗ với chi phí đắt đỏ mà không thực sự hiệu quả.
Nếu bạn đang tìm hiểu về thị trường chứng khoán hoặc mới bắt đầu việc đầu tư chưa lâu thì Phương pháp đầu tư 4M được nhắc tới qua 2 cuốn sách: “Rule one investing” và “Pay back time” là bước khởi đầu tuyệt vời.
Do Phil Town có góc nhìn tương đối đơn giản về việc đầu tư cổ phiếu, vậy nên qua bài viết này GoValue sẽ đưa ra góc nhìn khách quan nhất về phương pháp đầu tư 4M.
Cả ưu và nhược điểm của chúng khi bạn muốn áp dụng trong thực tế tại thị trường chứng khoán Việt Nam.
Nhưng trước hết chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tên gọi của phương pháp này đã nhé…
Phương pháp đầu tư “4M” là gì?
4M là từ viết tắt của 4 tiêu chí lựa chọn cổ phiếu theo quan điểm của Phil Town, bao gồm:
- Meaning
- Moat
- Management
- Margin of safety
Theo ông, những cổ phiếu thỏa mãn cả 4 tiêu chí này sẽ là khoản đầu tư tuyệt vời và tích lũy chúng là cách để những nhà đầu tư cá nhân trở nên giàu có.
Simplize - Phần mềm phân tích và định giá cổ phiếu chỉ trong 3 phút
Simplize sử dụng công nghệ Trí tuệ Nhân tạo (AI) để cung cấp cho người dùng các công cụ và thông tin cần thiết để định giá và phân tích chứng khoán một cách nhanh chóng và hiệu quả. Là một AI là một hệ thống thông minh có khả năng học hỏi và phân tích dữ liệu từ hàng trăm nguồn thông tin khác nhau, từ tin tức tài chính đến chỉ số thị trường, giúp bạn loại bỏ cảm xúc giao dịch và dự báo cổ phiếu tiềm năng.
Truy cập website: www.simplize.vnVậy cụ thể các tiêu chí của Phil Town là gì?
#1. Meaning – Đầu tư vào những doanh nghiệp dễ hiểu
Dễ hiểu ở đây sẽ tùy thuộc vào khả năng và kiến thức của bạn trong một vài lĩnh vực nhất định.
Khi bạn đã hiểu cực kỳ sâu về một lĩnh vực thì bạn sẽ dễ dàng hình dung ra môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, liệu ngành nghề đó có khả năng tăng trưởng trong tương lai hay không?
Hoặc bạn cũng sẽ biết đâu là lợi thế cạnh tranh đặc biệt trong ngành (những doanh nghiệp khác rất khó có) từ đó có thể chọn ra khoản đầu tư tuyệt vời.
Ví dụ:
Với một người xuất thân từ vùng biển thì tôi sẽ biết được xu hướng hiện tại của ngành Logistics trên thế giới là sự liên minh giữa các hãng tàu và sử dụng những tàu có trọng tải siêu lớn (> 100.000 tấn).
Do đó những doanh nghiệp cảng biển nào ở Việt Nam sở hữu cảng nước sâu (có thể tiếp nhận được tàu lớn) sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn trong việc chiếm thị phần tương lai.
Tiêu chí Meaning trong phương pháp đầu tư 4M của Phil Town khá giống với khái niệm “Vòng tròn năng lực” (Circle of Competence) của Warren Buffett:
Các nhà đầu tư nên đứng yên trong vòng tròn của mình và đầu tư vào những lĩnh vực mà mình am hiểu nhất
Cả 2 ông đều cho rằng cách an toàn nhất để kiếm tiền là dựa trên lĩnh vực mà mình am hiểu nhất.
Trở lại với Phil Town, với kinh nghiệm của mình ông đưa ra 3 vòng tròn giúp các nhà đầu tư có thể tìm thấy lĩnh vực mà mình am hiểu nhất. Đó là:
- Đam mê: Cái mà bạn thực sự thích, có thể dành hàng giờ liền để tìm hiểu về nó
- Tài năng: Cái mà bạn giỏi nhất
- Chi tiêu: Cái mà bạn đang kiếm được tiền hoặc chi tiêu tiền cho chúng
Bằng sự kết hợp cả 3 vòng tròn này bạn sẽ tìm được lĩnh vực mà bạn vừa có thế mạnh, có đam mê và cũng đồng thời cũng hiểu thị yếu của khách hàng (cách tiêu tiền) để đưa ra những lựa chọn đầu tư khôn ngoan nhất.
#2. Moat – Đầu tư vào những doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh lớn
Với chiến lược liên tục mua thêm cổ phiếu khi giá giảm sâu của phương pháp đầu tư 4M thì đây là tiêu chí cực kỳ quan trọng để tránh việc khoản đầu tư của bạn bị mất trắng.
Hãy thử hình dung vào thời điểm đầu năm 2020, dịch Covid lan mạnh khiến các cửa hàng, trung tâm thương mại buộc phải đóng cửa,… người dân chẳng còn thiết tha gì hàng xa xỉ như kim cương, đồng hồ đắt tiền nữa.
Chính điều này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới những doanh nghiệp bán lẻ hàng xa xỉ như Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (Mã: PNJ).
Tuy nhiên nếu xem xét kỹ hơn về những lợi thế cạnh tranh mà PNJ có được bỏ xa các đối thủ cùng ngành như:
- Thị phần số 1 về bán lẻ trang sức với chuỗi hơn 300 cửa hàng
- Làm chủ khâu chế tác với hơn 70% số lượng nghệ nhân kim hoàn cả nước (2014)
- Hợp tác chiến lược với hãng kim cương nổi tiếng Swarovski và được quyền khai thác thương hiệu của Disney
Đây sẽ là lợi thế cạnh tranh bền vững giúp PNJ tồn tại qua thời kỳ khó khăn (ảnh hưởng nhất định) và trở lại mạnh mẽ khi sức mua của người dân tăng trở lại.
Nếu đầu tư vào các doanh nghiệp không có lợi thế cạnh tranh bền vững, rất có thể khoản đầu tư của bạn sẽ là số 0 tròn trĩnh khi doanh nghiệp không đủ sức vượt qua khó khăn (chuỗi bán lẻ Thế giới kim cương đã phải tạm dừng hoạt động và sáp nhập vào Doji vào T4 – 2020).
Nhưng ngược lại với những doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh lớn, chúng sẽ chiếm lĩnh thị phần của các đối thủ nhỏ hơn và nhanh chóng trở lại khi khó khăn qua đi.
Cách xác định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Khi đã phần nào hình dung ra tầm quan trọng của việc xác định lợi thế cạnh tranh, việc tiếp theo bạn cần làm là học cách xác định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Theo phương pháp đầu tư 4M, Phil chia ra 5 loại lợi thế cạnh tranh khác nhau:
Nếu được biểu thị trên những yếu tố định lượng, Phil Town cũng cho ta 5 chỉ số tài chính định lượng nhất định:
#3. Management – Đầu tư vào những doanh nghiệp có ban lãnh đạo tốt
Nhân tố thứ 3 của phương pháp đầu tư 4M và là nhân tố không thể thiếu trong mọi doanh nghiệp tuyệt vời.
Hay nói chính xác hơn chính ban lãnh đạo tuyệt vời sẽ xây dựng lên những doanh nghiệp tuyệt vời!
Tuy nhiên để xác định được yếu tố này không hề dễ dàng, do những nhà đầu tư cá nhân không phải lúc nào cũng có cơ hội để tiếp xúc với lãnh đạo doanh nghiệp.
Phil Town cho chúng ta một vài những dấu hiệu nhất định phù hợp với thị trường US như:
- Lương của bộ phận quản lý quá cao so với mức lương trung bình của nhân viên
- Điều khoản bồi thường hợp đồng nghỉ việc cao
- Liên tục sáp nhập với nhiều doanh nghiệp khác để làm tăng quy mô, kết quả hoạt động về hình thức
GoValue cho rằng, các tiêu chí này rất hay, tuy nhiên chúng lại chưa phù hợp với thị trường chứng khoán Việt Nam.
Do đó GoValue bổ sung thêm một vài tiêu chí khác, phù hợp hơn với thị trường chứng khoán Việt Nam:
Ban lãnh đạo hoạt động vì lợi ích cổ đông
Vơi tư cách là cổ đông nhỏ lẻ, cổ tức tiền mặt hay phần lợi nhuận được trích ra để chia cổ đông hằng năm luôn là phần được quan tâm nhất.
Ban lãnh tốt phải là người biết cân bằng hài hòa lợi ích của cổ đông và lợi ích của doanh nghiệp trong từng trường hợp.
Ví dụ: Với những doanh nghiệp đã tăng trưởng tới mức độ nhất định và ít có khả năng mở rộng thêm như Vinamilk, Nhựa Bình Minh,… Công ty nên tăng tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt hằng năm.
Tránh trường hợp ban lãnh đạo luôn đề xuất, vẽ ra những dự án mới và liên tục huy động thêm vốn, chi trả cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ đông.
Cơ cấu doanh nghiệp tinh gọn, tránh các hoạt động mua bán với bên liên quan
Cơ cấu doanh nghiệp cực kỳ quan trọng. Những doanh nghiệp vốn hóa lên tới hơn 10 tỷ $ như VNM mà họ cũng chỉ có 7 công ty con và gần như sở hữu hết 100%.
Thật nực cười khi không hiểu vì lý do gì mà các doanh nghiệp khác lại sở hữu tới cả chục công ty con, công ty liên kết và hoạt động bán hàng qua lại giữa các công ty này thực sự rất khó kiểm soát.
Cơ cấu cổ đông có nhiều quỹ đầu tư lớn tham gia
Ví dụ như cơ cấu cổ đông của Vinamilk năm 2019:
Thường các quỹ đầu tư lớn sẽ yêu cầu có ghế trong hội đồng quản trị hoặc thành viên trong ban kiểm soát để giám sát hoạt động của doanh nghiệp…
Với tư cách là một cổ đông nhỏ lẻ, bạn cũng sẽ được bảo vệ tốt hơn ở đây.
Bạn nên tránh đầu tư vào những doanh nghiệp có cơ cấu kiểu gia đình.
Việc chiếm quá nhiều quyền lực trong doanh nghiệp sẽ rất nguy hiểm trong trường hợp ban lãnh đạo muốn gian lận báo cáo tài chính của công ty hoặc đưa ra quyết định không vì lợi lợi ích của đa số cổ đông.
#4. Margin of Safety – Nên đầu tư vào những doanh nghiệp có biên an toàn
Doanh nghiệp có tốt đến đâu thì cũng nên mua ở mức giá hợp lý.
Đây là chính điểm thú vị của thị trường chứng khoán khi bạn hoàn toàn có quyền lựa chọn thời điểm mua/bán cổ phiếu mà không bị ràng buộc gì, bạn không có nghĩa vụ phải gắn bó với doanh nghiệp đó cả đời,…
Bạn có thể chờ đợi giá cổ phiếu của những doanh nghiệp tốt xuống thấp để mua vào và bán ra cổ phiếu của những doanh nghiệp đang có giá cao hơn so với giá trị thực của chúng.
Phil Town khuyên bạn nên chờ đợi thị giá giảm hơn khoảng 25 – 50% so với giá trị thực của chúng để mua vào.
Vậy làm thế nào để xác định giá trị thực của cổ phiếu?
Với quan điểm của Phil Town ông cho rằng:
“Nếu bạn mua cổ phiếu vào lúc thị trường có chỉ số P/E điều chỉnh thấp hơn 10, thì khả năng rất cao bạn sẽ đạt mức sinh lợi trên 20% trong 5 năm tiếp theo”
Tuy nhiên GoValue cho rằng đây là cách làm còn tương đối sơ sài.
Bởi chỉ số P/E còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chu kỳ kinh doanh, chất lượng lợi nhuận của doanh nghiệp…
Nếu chỉ quyết định giá trị doanh nghiệp bằng P/E hoặc nghịch đảo chỉ số P/E (như Phil Town hướng dẫn) sẽ rất dễ bỏ qua những cơ hội đầu tư tốt.
Tóm lại Phil Town khuyên bạn thay vì gửi tiền tiết kiệm hoặc ủy thác cho các quỹ tương hỗ với chi phí quản lý cao thì bạn nên tự bắt đầu với việc đầu tư của mình thông qua 4 tiêu chí chọn cổ phiếu đơn giản:
- Meaning
- Moat
- Management
- Margin of safety
Tuy nhiên không có phương pháp nào là hoàn hảo, 4M cũng có những ưu điểm và hạn chế nhất định.
Ưu, nhược điểm của phương pháp đầu tư 4M
Ưu điểm:
- Dễ hiểu, dễ hình dung với những nhà đầu tư nhỏ lẻ
4 tiêu chí mà Phil Town đưa ra tương đối dễ hiểu và phản ánh 4 khía cạnh cơ bản nhất của doanh nghiệp.
Nếu bạn là một người mới tham gia vào thị trường chứng khoán thì đây thực sự là những bước đầu đầu tốt: Tìm một doanh nghiệp bạn am hiểu, xác định lợi thế cạnh tranh, đánh giá ban lãnh đạo và cuối cùng là chọn thời điểm mua hợp lý.
- Dễ thực hiện ở các chỉ tiêu định tính
Phil Town đã giúp những bạn mới sẵn cách để xác định từng tiêu chí của ông.
Từ việc xác định Meaning bằng cách lấy giao của 3 vòng tròn: Đam mê, tài năng, chi tiêu hay như việc phân loại sẵn 5 lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp bạn toàn toàn có thể tự mình làm theo được một cách dễ dàng.
Nhược điểm:
- Các chỉ tiêu định lượng quá đơn giản
Việc định giá doanh nghiệp chỉ dựa vào P/E và hệ số tăng trưởng của doanh nghiệp là quá đơn giản.
Bạn sẽ rất dễ rơi vào tình trạng đánh đồng tất cả các công ty có lợi thế cạnh tranh sẽ đều nhận được một mức định giá P/E như nhau.
Đây là điều cực kỳ nguy hiểm bởi với mỗi doanh nghiệp sẽ có tỷ suất sinh lời, lợi thế cạnh tranh, khả năng tăng trưởng khác nhau từ đó mà thị trường cũng chấp nhận chúng ở mốc định giá tương ứng.
Ví dụ:
Với những cổ phiếu có tỷ suất sinh lời cao, cổ tức đều đặn như sữa Vinamilk (VNM) sẽ được thị trường chấp nhận P/E khoảng hơn 20 lần.
Ngược lại với Điện lực dầu khí Việt Nam (POW) thuộc lĩnh vực xây lắp điện sẽ cần huy động cực kỳ nhiều vốn và gần như không có cổ tức sẽ chỉ được thị trường chấp nhận ở mức P/E khoảng 10 lần.
Cả hai đều có lợi thế cạnh tranh lớn trong ngành, điều đó không thể bàn cãi.
Tuy nhiên nếu bạn đều áp dụng một chỉ số P/E, tỷ suất sinh lời kỳ vọng giống nhau cho cả 2 doanh nghiệp này, bạn sẽ rất dễ mua POW và bỏ qua cổ phiếu tốt VNM.
Tính từ năm 2010 tới nay thị giá cổ phiếu VNM đã tăng hơn 10 lần (sau khi chia cổ tức) và đây luôn là cổ phiếu ưa thích của những nhà đầu tư dài hạn, các quỹ đầu tư lớn,…
Ở chiều ngược lại, diễn biến giá cổ phiếu không mấy tích cực của POW từ lúc mới lên sàn (tháng 4/2019) tới hiện tại.
Cả 2 đều có lợi thế cạnh tranh lớn trong ngành, nhưng nếu bạn đánh đồng 2 doanh nghiệp và định giá theo chỉ số P/E, tốc độ tăng trưởng như 4M thì gần như sẽ cầm chắc phần lỗ.
- Tính hiệu quả của phương pháp này?
Thường với mỗi phương pháp đầu tư sẽ cần kiểm chứng trong thực tế (backtest), với những nhà đầu tư lão làng như Warren Buffett (Đầu tư giá trị), William O’neil (CANSLIM), Philip Fisher (Đầu tư tăng trưởng),…
Đa phần họ đều vận hành quỹ đầu tư riêng và mọi người có thể dễ dàng theo dõi hiệu suất đầu tư của họ.
Tuy nhiên Phil Town lại không phải vậy – ông là diễn giả, có blog cá nhân và cả podcast mang thiên hướng tạo động lực cá nhân.
Các độc giả ở Mỹ đang phàn nàn về việc ông không công bố dữ liệu mua bán cụ thể. Phil Town chỉ nói rằng mình đã mua Alphabet (công ty mẹ của Google), Microsoft và kiếm được rất nhiều tiền.
Ông nói đã biến 1.000 $ thành 1.000.000 $ chỉ trong vòng 5 năm.
Một con số không được kiểm chứng và quá sức tưởng tượng!
Lời khuyên dành cho bạn…
Với quan điểm chủ quan của GoValue, nếu chỉ áp dụng những chỉ số cơ bản như Phil Town vào thị trường chứng khoán Việt Nam là điều không tưởng.
Bởi ở thị trường mới nổi như Việt Nam (Emerging market) thì chất lượng lợi nhuận, chất lượng tăng trưởng thực nên được quan tâm và lượng hóa cụ thể.
Các yếu tố định tính chỉ giúp bạn được một phần nhất định khi có khá nhiều trường hợp không rõ ràng, mang nhiều yếu tố chủ quan của người làm phân tích.
GoValue tạm hiểu ý tưởng của Phil Town là ông khuyên nhà đầu tư nên lợi thị trường sụp đổ và lựa chọn những công ty có chất lượng tốt để mua vào.
Nhưng khi thị trường giao dịch bình thường thì lựa chọn điểm mua như Phil là rất khó.
Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng khi tìm hiểu về phương pháp 4M qua 2 cuốn sách của Phil Town là “Rule 1 investing” và “Payback time”, GoValue thấy rằng ông có lối hành văn rất dễ hiểu.
Rất nhiều ví dụ thực tế được đưa ra giúp người đọc dễ dàng hình dung, thông qua đó truyền cho bạn nguồn cảm hứng lớn khi vẽ ra viễn cảnh đầu tư rất dễ dàng.
Nếu bạn là một người mới tham gia vào thị trường, GoValue cho rằng đây là một phương pháp rất hay để bạn phần nào hình dung được những việc chúng ta cần làm trong đầu tư chứng khoán.
Tuy nhiên nếu muốn thực sự nghiêm túc và tiến xa hơn, bạn nên đào sâu hơn ở cả 4 chữ M của Phil Town.
Từ khóa » Nguyên Tắc 4m
-
Quy Tắc 4M Trong Sản Xuất Và Phương Pháp áp Dụng Hiệu Quả 4M
-
4M Là Gì? Một Số ứng Dụng Của Mô Hình 4M - Kackschiss Viktor
-
Quy Tắc 4M
-
4M Trong Sản Xuất, Phương Pháp Kiểm Soát Sản Xuất Bằng 4M
-
4M Trong Sản Xuất
-
4m Là Gì? Vai Trò Của 4m Trong Sản Xuất Là Như Thế Nào? - Legoland
-
4M Là Gì? Ứng Dụng Của Quy Tắc 4M Vào Quản Trị Sản Xuất
-
Quy Tắc 4M Là Gì? Vai Trò Của 4m Trong Sản Xuất - Diễn Đàn ISO
-
Khái Niệm Mô Hình 4M Và ứng Dụng Trong Quản Trị Sản Xuất | LINKQ
-
Phương Pháp đầu Tư 4M: Meaning, Moat, Management, Margin Of ...
-
4M Là Gì? Một Số ứng Dụng Của Mô Hình 4M
-
Quy Tắc 4M Trong Sản Xuất Và Phương Pháp áp Dụng Hiệu Quả 4M
-
Nguyên Tắc 4M Của Phil Town | Cửa Sổ, Đầu Tư, Pháp - Pinterest
-
4M Là Gì? Cách Thức Tác động Và Một Số ứng Dụng Của Mô Hình 4M