Phương Pháp Dạy Học Sinh Lớp 1 Nhanh Biết đọc Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Bàn về Phương pháp dạy học sinh lớp 1 nhanh biết đọc Tiếng Việt. Hãy giúp các bé nhanh biết đọc hơn bằng các phương pháp đúng đắn.
Nghiên cứu các vấn đề liên quan tới chuyện học sinh lớp 1 học tập đọc.
1. Một số vấn đề hình thành kỹ năng đọc viết cho học sinh lớp 1 theo chương trình sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt lớp 1 hiện nay
Thực tế phương pháp dạy tập đọc ở nhà trường hiện nay chưa chú trọng đến cách dạy học sinh ghép âm vần theo hình thức xuôi – ngược, hầu như chỉ dạy học sinh cách ghép xuôi, cho nên để đọc được các vần có cấu trúc: Âm chính + âm cuối -> vần [ac, im..] theo phương pháp nhà trường thì các em phải có đủ một khoảng thời gian rất dài sau quá trình đọc và ghép xuôi thuần thục.
Cụ thể: theo chương trình dạy môn Tiếng Việt lớp 1 hiện hành trong nhà trường Tiểu học, đến bài 29 (của phần học vần SGK Tiếng Việt 1) học sinh mới được học các vần có cấu trúc [ Âm chính + âm cuối -> vần ] tức là ở tuần thứ 7 của học kỳ I của học sinh lớp 1 mới bắt đầu học vần.
Như vậy, thời gian hình thành kỹ năng học vần và ghép các cấu trúc âm tiết có từ 3 âm trở lên của học sinh lớp 1 như hiện nay chưa tạo điều kiện đủ cho học sinh có thời gian luyện tập kỹ năng đọc, viết tiếng Việt thuần thục lên mức kỹ xảo, để học sinh có thể triển khai mức độ đọc chữ thuần thục trên tất cả ngữ âm tiếng Việt. Cho nên hiện nay ở các trường Tiểu học nông thôn, những học sinh ở các khối lớp 1, 2, 4, 5 ( đặc biệt là học sinh Khmer) vẫn chưa đọc thông viết thạo tiếng Việt, đây là thực tế rất phổ biến.
Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng: Những học sinh đọc được vần ngược theo cấu trúc Âm chính + âm cuối [ a- c -> ac] thì hầu như các em đọc được tất cả các âm tiết có cấu trúc Âm đầu + vần + dấu thanhtrong tiếng Việt, chỉ khác nhau là mức độ đọc thuần thục ở mỗi em.
Ngược lại, nếu những học sinh nào chưa hình thành được thao tác ghép âm vần theo cấu trúc Âm chính + âm cuối [ a- c -> ac] thì các em không thể đọc được các vần theo cấu trúc đó và càng không thể đọc được các chữ trong tiếng Việt có từ 3 âm trở lên theo cấu trúc [Âm đầu + vần + dấu thanh ].
Từ đó chúng tôi có thể kết luận, trong quá trình dạy trẻ đọc nếu trẻ chưa nắm được phương pháp cấu trúc các âm tiết ở các dạng khái quát [Âm chính + âm đầu-> vần]; [Âm đệm + âm chính-> vần] thì các em sẽ không thể triển khai hành động đọc trên tất các âm tiết có cấu trúc [Âm đầu + vần + dấu thanh-> âm tiết ].
Như vậy, muốn trẻ em nhanh biết đọc người dạy cần xác định đúng tầm quan trọng của giai đoạn hình thành kỹ năng đọc và ghép âm tiết, phải tổ chức cho các em làm việc trực tiếp với con chữ thông qua các hình thức cụ thể như hình thành thao tác đọc, thao tác ghép, phải lựa chọn phương pháp tối ưu nhất để đẩy nhanh tốc độ hình thành kỹ năng đọc và ghép âm tiết cho trẻ càng sớm càng tốt, thời gian còn lại trong năm học các em sẽ đủ điều kiện củng cố, tập luyện kỹ năng đọc lên mức kỹ xảo.
2. Đề xuất phương pháp dạy học sinh lớp 1 nhanh biết đọc biết viết tiếng Việt
Để dạy học sinh học cách phát âm và cách ghép âm tiết đồng thời, chúng tôi sử dụng một bảng chữ cái tổng hợp làm phương tiện trực quan, cũng đồng thời là nội dung dạy học. Bảng chữ cái tổng hợp được thiết kế theo một số nguyên tắc nhất định, và người dạy cần phải vận hành đúng tinh thần của những nguyên tắc đó.
Ưu điểm của cách dạy này là cùng một lúc, học sinh phát âm và ghép được rất nhiều âm tiết theo các cấu trúc khác nhau, từ dễ đến khó, hơn thế nữa, học sinh không chỉ dừng lại ở số lượng nắm được bao nhiêu âm, vần, tiếng, mà cái quan trọng là qua cách dạy theo phương pháp ngữ âm trực tiếp – tổng hợp này dựa cơ sở định hướng khái quát, học sinh sẽ nhanh chóng biết được cách phát âm, cách kết hợp các dạng khái quát theo các cấu trúc âm vần.
Chẳng hạn như các dạng cấu trúc đơn giản Âm chính + âm cuối -> vần [ a – m -> am], Âm đệm + âm chính -> vần [ o – a ® oa] và các âm vần khó: Âm đệm + âm chính + âm cuối -> vần. Ngược lại nếu chúng ta dạy cho học sinh đọc chữ với mục đích là cung cấp từng âm vần một, để học sinh học – nhớ các âm vần đó, theo hình thức tăng dần về số lượng tích lũy được thì đó chưa phải là phương pháp tối ưu để giúp học sinh nhanh biết đọc tiếng Việt. Vì trong tiếng Việt có hơn 115 âm tiết được xếp theo vần, nhưng không tính thành phần âm đệm khi sắp xếp, ví dụ vần [oa].
Như vậy trong một thời gian nhất định, chúng ta không thể cung cấp để học sinh nhớ hết số lượng các âm vần đó để triển khai các thao tác cần thiết đọc chữ, quan trọng hơn là dạy học sinh nắm được phương pháp chung nhất về đọc và ghép âm tiết, sau đó biết cách cụ thể hóa vào các tình huống riêng, cũng như biết triển khai đúng các thao tác của kỹ năng đọc chữ ở tất cả các ngữ âm tiếng Việt. Học sinh đạt được mức độ triển khai thuần thục như vậy thì mới cho là biết đọc chữ.
3. Kết luận: Theo phương pháp đọc tiếng Việt hiện nay có nhiều điểm chưa đẩy nhanh tốc độ đọc chữ thuần thục ở học sinh:
Thứ nhất: cách đọc chữ chủ yếu dạy học sinh ghép xuôi các âm tiết, ít chú ý đến ghép ngược. Vì vậy, ở giai đoạn này học sinh chưa có kỹ năng đọc vần và phân tích cấu trúc các loại âm tiết. Cụ thể: ngay từ bài đầu ( Bài 1 SGK Tiếng Việt 1) các em được giới thiệu lần lượt các âm, vần cụ thể e, b, … cho đến hết bài 26 thì học sinh mới nhận biết được hết 29 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt in ở trang đầu SGK Tiếng Việt lớp 1, qua bài 29 thì các em mới được học từng vần, cụ thể; Bài 29 học sinh học vần [ ia ]..
Như vậy, để phát âm được các âm vần có cấu trúc Âm chính + âm cuối -> vần [ac, am, at..] thì theo chương trình học tiếng Việt của học sinh lớp một phải đến tuần thứ 7, các em mới có thể cấu trúc các âm tiết. Trong khi đó, ở tuần thứ nhất, theo phương pháp của chúng tôi đã bắt đầu thực hiện.
Thứ hai: việc sử dùng nhiều tranh ảnh trong giai đoạn phát âm và ghépvần, ở SGK Tiếng Việt 1 như hiện nay, sẽ dẫn đến hiện tượng học sinh nhìn tranh – đọc chữ, đây là tính chất đặc trưng khi dạy trẻ mẫu giáo lớn, chính điểm này dẫn đến tình trạng học vẹt của học sinh Tiểu học ở đầu cấp. Đây cũng là một trong những yếu tố dẫn đến tình trạng phổ biến ở những học sinh đã học xong chương trình lớp một nhưng chậm biết đọc tiếng Việt.
Tin tức - Tags: học sinh lớp 1, tập đọc, tiếng Việt5 việc cha mẹ nên làm để giúp con phát triển vốn từ vựng
8 bí quyết dạy con theo kiểu Nhật
7 bài học cần thiết nhất khi giáo dục trẻ em
Chia sẻ “bí quyết” dạy trẻ học lớp 1 hiệu quả
35 cách rèn luyện trí thông minh cho trẻ nhỏ
Các đơn vị đo trong chương trình Toán tiểu học
Quốc kỳ Na Uy ẩn chứa hình ảnh của những nước nào?
Từ khóa » Dạy Học Lớp 1 Tiếng Việt
-
Dạy Học Trên Truyền Hình: Tiếng Việt Lớp 1 - Bài 1: A, B, Thanh Huyền ...
-
Dạy Học Trên Truyền Hình: Tiếng Việt Lớp 1 - Bài : D, đ, E, ê Và Thanh Ngã
-
Bảng Chữ Cái Và 6 Dấu Thanh đầy đủ | TIẾNG VIỆT 1 | VTV7 - YouTube
-
DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 1 | Kênh Truyền Hình Giáo Dục Quốc Gia VTV7
-
Cách Dạy Con Học Tiếng Việt Lớp 1 Giúp Trẻ Tiếp Thu Nhanh
-
Bỏ Túi Ngay Phương Pháp Dạy Tiếng Việt Lớp 1 Giúp Trẻ Tiếp Thu Nhanh
-
Top 7 Video Dạy Tiếng Việt Lớp 1 Trên Truyền Hình được Xem Nhiều
-
Tiếng Việt Lớp 1
-
Dạy Tiếng Việt Lớp 1 | Bài 1 | Bảng Chữ Cái Và 6 Dấu Thanh đầy đủ
-
Flashcard 34 Thẻ Hướng Dẫn Dạy Bé Đánh Vần Tiếng Việt Lớp 1
-
8+ Cách Dạy Con Học Lớp 1 Tại Nhà (Học Chữ, Tập đọc)
-
Flashcard 16 Thẻ Dạy Bé Học Đánh Vần Tiếng Việt (iên) - Twinkl
-
Áp Dụng Một Số Kỉ Thuật Dạy Học Tích Cực Trong Môn Tiếng Việt 1
-
Bản Mềm: Tài Liệu Học Tiếng Việt Lớp 1
-
Thực Hư Việc Sách Tiếng Việt Lớp 1 Bỏ Dạy Chữ “p', “q” Và Các Vần Khó
-
Thực Hư Việc Sách Tiếng Việt Lớp 1 Bỏ Dạy Chữ “p”, “q” Và Các Vần Khó
-
Những Phương Pháp Hay Khi Dạy Tiếng Việt Lớp 1