Phương Pháp Dạy Học Theo Dự án - Thế Giới Thủ Thuật
Có thể bạn quan tâm
Dạy học theo dự án là một mô hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Nó giúp phát triển kiến thức và các kỹ năng liên quan thông qua những nhiệm vụ mang tính mở, khuyến khích học sinh tìm tòi, hiện thực hoá những kiến thức đã học trong quá trình thực hiện và tạo ra những sản phẩm của chính mình. Chương trình dạy học theo dự án được xây dựng dựa trên những câu hỏi định hướng quan trọng, lồng ghép các chuẩn nội dung và tư duy bậc cao trong những bối cảnh thực tế.
Bài học thiết kế theo dự án chứa đựng nhiều kỹ thuật dạy học khác nhau, có thể lôi cuốn được mọi đối tượng học sinh không phụ thuộc vào cách học của các em. Thông thường học sinh sẽ được hỗ trợ thêm của giáo viên hoặc chuyên gia để giải quyết vấn đề, hiểu sâu nội dung hơn. Các phương tiện kỹ thuật cũng được sử dụng để hỗ trợ việc học. Trong quá trình thực hiện dự án có thể vận dụng nhiều cách đánh giá khác nhau để giúp học sinh tạo ra những sản phẩm có chất lượng.
Nội dung bài viết
- 1. Khái niệm
- 2. Phân loại
- 3. Đặc điểm
- 4. Lưu ý
- 5. Các bước tổ chức dạy học dự án
1. Khái niệm
Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó học sinh dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của giáo viên tự lực giải quyết một nhiệm vụ học tập mang tính phức hợp không chỉ về mặt lý thuyết mà đặc biệt về mặt thực hành, thông qua đó tạo ra các sản phẩm thực hành có thể giới thiệu, công bố được.
2. Phân loại
a) Phân loại theo quỹ thời gian thực hiện dự án:
- Dự án nhỏ: thực hiện trong một số giờ học, có thể từ 2 đến 6 giờ.
- Dự án trung bình: thực hiện trong một số ngày (còn gọi là ngày dự án) nhưng giới hạn trong một tuần hoặc 40 giờ học.
- Dự án lớn: được thực hiện với quỹ thời gian lớn, tối thiểu là một tuần, có thể kéo dài trong nhiều tuần.
b) Phân loại theo nhiệm vụ:
- Dự án tìm hiểu: là dự án khảo sát thực trạng đối tượng.
- Dự án nghiên cứu: nhằm giải quyết các vấn đề, giải thích các hiện tượng, quá trình.
- Dự án kiến tạo: tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm vật chất hoặc thực hiện các hành động thực tiễn, nhằm thực hiện những nhiệm vụ như trang trí, trưng bài, biểu diễn, sáng tác.
c) Phân loại theo mức độ phức hợp của nội dung học tập:
- Dự án mang tính thực hành: là dự án có trong tâm là việc thực hiện một nhiệm vụ thực hành mang tính phức hợp trên cơ sở vận dụng kiến thức, kỹ năng cơ bản đã học nhằm tạo ra một sản phẩm vật chất
- Dự án mang tính tích hợp: là dự án mang nội dung tích hợp nhiều nội dung hoạt động như tìm hiểu thực tiễn, nghiên cứu lí thuyết, giải quyết vấn đề, thực hiện các hoạt động thực hành, thực tiễn
Ngoài các cách phân loại trên, còn có thể phân loại theo chuyên môn (dự án môn học, dự án liên môn, dự án ngoài môn học); theo sự tham gia của người học (dự án cá nhân, dự án nhóm, dự án lớp…).
3. Đặc điểm
- Định hướng thực tiễn: chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống của thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn đời sống. Nhiệm của dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng nhận thức của người học. Các dự án học tập có ý nghĩa thực tiễn xã hội, góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội. Trong những trường hợp lí tưởng, việc thực hiện các dự án có thể mang lại những tác động xã hội tích cực.
- Định hướng hứng thú người học: học sinh được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân. Ngoài ra, hứng thú của người học cần được tiếp tục phát triển trong quá trình thực hiện dự án.
- Mang tính phức hợp, liên môn: nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc nhiều môn học khác nhau nhằm giải quyết một nhiệm vụ, vấn đề mang tính phức hợp.
- Định hướng hành động: trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và vận dụng lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành. Thông qua đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết lý thuyết cũng như rèn luyện kỹ năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn của người học.
- Tính tự lực của người học: trong dạy học theo dự án, người học cần tham gia tích cực, tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học. Điều đó cũng đòi hỏi và khuyến khích tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học. Giáo viên chủ yếu đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ. Tuy nhiên, mức độ tự lực cần phù hợp với kinh nghiệm, khả năng của học sin và mức độ khó khăn của nhiệm vụ.
- Cộng tác làm việc: các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm. Dạy học theo dự án đòi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kỹ năng công tác làm việc giữa các thành viên tham gia, giữa học sinh và giáo viên cũng như với các lực lượng xã hội khác tham gia trong dự án. Đặc điểm này còn được gọi là học tập mang tính xã hội.
- Định hướng sản phẩm: trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm được tạo ra không chỉ giới hạn trong những thu hoạch lí thuyết, mà trong đa số trường hợp các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành. Những sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu.
4. Lưu ý
- Các dự án học tập cần góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội; có sự kết hợp giữa nghiên cứu lí thuyết và vận dụng lí thuyết vào hoạt động thực tiễn, thực hành.
- Nhiệm vụ dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của học sinh.
- Học sinh được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân.
- Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp.
- Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm.
- Sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lý thuyết; sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu.
- Dạy học dự án rất thích hợp để tổ chức dạy học các ứng dụng kĩ thuật của vật lí hay vận dụng các kiến thức vật lí để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
- Dạy học dự án không phù hợp với các bài học đòi hỏi sự trình bày chính xác, chặt chẽ và hệ thống (đại lượng vật lí, định luật, thuyết vật lí).
5. Các bước tổ chức dạy học dự án
Các bước thực hiện | Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. Chuẩn bị Xây dựng ý tưởng,Lựa chọn chủ đề, tiểu chủ đềLập kế hoạch các nhiệm vụ học tập | Xây dựng bộ câu hỏi định hướng: xuất phát từ nội dung học và mục tiêu cần đạt được.Thiết kế dự án: xác định lĩnh vực thực tiễn ứng dụng nội dung học, ai cần, ý tưởng và tên dự án.Thiết kế các nhiệm vụ cho HS: làm thế nào để HS thực hiện xong thì bộ câu hỏi được giải quyết và các mục tiêu đồng thời cũng đạt được.Chuẩn bị các tài liệu hỗ trợ GV và HS cũng như các điều kiện thực hiện dự án trong thực tế. | Làm việc nhóm để lựa chọn chủ đề dự án.Xây dựng kế hoạch dự án: xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công v iệc trong nhóm.Chuẩn bị các nguồn thông tin đáng tin cậy để chuẩn bị thực hiện dự án.Cùng GV thống nhất các tiêu chí đánh giá dự án. |
2. Thực hiện dự án Thu thập thông tinThực hiện điều traThảo luận với các thành viên khácTham vấn giáo viên hướng dẫn | Theo dõi, hướng dẫn, đánh giá HS trong quá trình thực hiện dự ánLiên hệ các cơ sở, khách mời cần thiết cho HS.Chuẩn bị cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi cho các em thực hiện dự án.Bước đầu thông qua sản phẩm cuối của các nhóm HS. | Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm thực hiện dự án theo đúng kế hoạch.Tiến hành thu thập, xử lý thông tin thu được.Xây dựng sản phẩm hoặc bản báo cáo.Liên hệ, tìm nguồn giúp đỡ khi cần.Thường xuyên phản hồi, thông báo thông tin cho GV và các nhóm khác. |
3. Kết thúc dự án Tổng hợp các kết quảXây dựng sản phẩmTrình bày kết quảPhản ánh lại quá trình học tập | Chuẩn bị cơ sở vật chất cho buổi báo cáo dự án.Theo dõi, đánh giá sản phẩm dự án của các nhóm. Đồng thời đưa ra những gợi ý, rút kinh nghiệm, định hướng cụ thể cho các nhóm dự án, nhằm nâng cao hiệu quả trong những dự án tiếp theo | Chuẩn bị tiến hành giới thiệu sản phẩm.Tiến hành giới thiệu sản phẩm.Tự đánh giá sản phẩm dự án của nhóm.Đánh giá sản phẩm dự án của các nhóm khác theo tiêu chí đã đưa ra. |
Billy Nguyễn
TweetTừ khóa » Dạy Học Như Thế Nào
-
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LÀ GÌ? - Edubit
-
Phương Pháp Dạy Học Là Gì? Phân Biệt Với Thủ Pháp Dạy Học
-
Dạy Học Là Gì? Quá Trình Dạy Học
-
Những Phương Pháp Dạy Học Hiệu Quả
-
Dạy Học Theo Hướng Nghiên Cứu Bài Học Là Gì? Thực Hiện Ra Sao?
-
Các Phương Pháp Dạy Học Tích Cực - Hiệu Quả Và Phổ Biến
-
Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Là Gì? Dạy Như Thế Nào?
-
Dạy Học Theo định Hướng Phát Triển Năng Lực Là Gì? - Luận Văn 2S
-
[PDF] Chƣơng 2. Một Số Phƣơng Pháp Và Hình Thức Tổ Chức Dạy
-
Thế Nào Là Dạy Học Tích Hợp? Ưu Và Nhược điểm - Lạc Việt E-learning
-
Như Thế Nào Là Dạy Học Phát Triển Năng Lực? - Thế Giới Thủ Thuật
-
Quan Niệm Về Phương Pháp Dạy Học Tích Cực - Chính Xác Nhất
-
CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ...
-
32 KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC HIỆU QUẢ NHẤT MÀ GIÁO ...
-
Dạy Học Trực Tuyến Như Thế Nào Cho Hiệu Quả? - Cẩm Nang Giáo Dục
-
Đổi Mới Dạy Và Học Sử Như Thế Nào - VnExpress
-
Thực Tế Dạy Học Thầy, Cô đã Sử Dụng Phương Pháp đánh Giá Hồ Sơ ...