Phương Pháp đo Phổ Hấp Thụ Nguyên Tử AAS - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Luận Văn - Báo Cáo
  4. >>
  5. Công nghệ - Môi trường
Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử AAS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.51 KB, 24 trang )

Tìm hiểu phương pháp phân tích phổ hấp thụ nguyên tử AAS MỞ ĐẦU Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và bảo vệ môi trường trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi ngành khoa học phân tích phải phát triển và hoàn thiện các phương pháp phân tích có độ nhạy và độ chọn lọc cao để xác định chính xác những lượng vết (cỡ<ppm, ppm≈mg/l) và siêu vết (cỡ < ppm, ppm≈µg/l) trong các đối tượng phức tạp. Để giải quyết nhiệm vụ đó, một loạt phương pháp phân tích có tính đa năng đã ra đời như: Quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS), quang phổ phát xạ Plasma, sắc ký khí cột mao quản, sắc ký hiệu quả cao …và các phương pháp phân tích điện hoá hiện đại ,mà đại diện điển hình là cực phổ xung vi phân và các phương pháp von-ampe hoà tan (SV). Phép đo phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) dựa trên cơ sở lí thuyết là sự hấp thụ năng lượng (bức xạ đơn sắc) của các nguyên tử tự do ở trạng thái hơi khi chiếu chùm tia bức xạ đơn sắc qua đám hơi của nguyên tố ấy trong môi trường hấp thụ. Đối tượng chính của phương pháp phân tích theo phổ hấp thụ nguyên tử là phân tích lượng nhỏ (lượng vết) các kim loại trong các loại mẫu khác nhau của chất hữu cơ và vô cơ. Với các trang bị và kĩ thuật hiện nay bằng phương pháp này người ta có thể định lượng được hầu hết các kim loại (khoảng 65 nguyên tố) và một số phi kim đến giới hạn nồng độ cở ppm bằng kĩ thuật F-AAS, đến nồng độ ppb bằng kĩ thuật ETA-AAS với sai số không lớn hơn 15% .Với đối tượng đó, phương pháp phân tích này được sử dụng để xác định các kim loại trong các mẫu quặng, đất, đá, nước khoáng, các mẫu của y học, sinh học, các sản phẩm nông nghiệp, rau quả, thực phẩm, các nguyên tố vi lượng trong phân bón… 1Tìm hiểu phương pháp phân tích phổ hấp thụ nguyên tử AASNỘI DUNG 1. Cơ sở lý thuyết của phép đo phổ hấp thụ AAS:1.1. Vài nét về lịch sử của phổ: - Năm 1666: Issac Newton phát hiện rằng ánh sáng trắng có thể phân tán thành những thành phần có màu khác nhau gọi là quang phổ “spectrum”- Năm 1800: H. Werschel và J.W. Ritter chỉ rõ tia hồng ngoại và tia tử ngoại là một thành phần trong quang phổ.- Năm 1814: Joseph Fraunhofer phát hiện ra một số vạch tối trong quang phổ mặt trời→phát hiện ra cách nhiễu tử.- Năm 1859: G. Kirchoff thu được quang phổ của các nguyên tố khác nhau→ giải thích được quang phổ mặt trời.- Năm 1870: J.C.Maxwell thống nhất các định luật điện và từ.- Năm 1900 đến nay: hơn 25 giải Nobel được trao cho các nhà khoa học nghiên cứu về quang phổ.- Năm 1902: H.A.Lorentz và P.Zeeman- Năm 1919: J.Stark-Năm 1933: Dirac và Schrodinger -Năm 1945: Pauli ..... - Năm 1999: Zeiwail1.2. Nguyên tắc của phương pháp phân tích phổ hấp thụ nguyên tử 1.2.1. Sự xuất hiện phổ hấp thụ nguyên tử[2]: Như chúng ta đã biết, vật chất được cấu tạo bởi các nguyên tử và nguyên tử là phần tử cơ bản nhỏ nhất còn giử được tính chất của nguyên tố hoá học. Trong điều kiện bình thường nguyên tử không thu và cũng không phát ra năng lượng dưới dạng các bức xạ. Lúc này nguyên tử tồn tại ở trạng thái cơ bản. Đó là trạng thái bền vững và nghèo năng lượng nhất. Nhưng khi nguyên tử ở trạng thái hơi tự do, nếu chúng ta chiếu một chùm tia sáng có những bước sóng (tần số) xác định vào đám hơi nguyên tử đó, thì các nguyên tử tự do đó sẽ hấp thụ các bức xạ có bước sóng nhất định ứng đúng với những tia bức xạ mà nó có thể phát ra được trong quá trình phát xạ của nó. Lúc này nguyên tử đã nhận năng lượng của các tia bức xạ chiếu vào nó và nó chuyển lên trạng thái kích thích có năng lượng cao hơn trạng thái cơ bản.Đó là tính chất đặc trưng của nguyên tử ở trạng thái hơi. Quá trình đó được gọi là quá trình hấp thụ năng lượng của nguyên tử tự do ở trạng thái hơi và tạo ra phổ nguyên tử. Phổ sinh ra trong quá trình này được gọi là phổ hấp thụ nguyên tử2Tìm hiểu phương pháp phân tích phổ hấp thụ nguyên tử AAS Hình 1: Quá trình phát xạ và hấp thụ của một nguyên tử Eo: Mức năng lượng ở trạng thái cơ bản Em: Mức năng lượng ở trạng thái kích thích E∆: Năng lượng nhận vào (kích thích) + hv: Photon kích thích - hv : Photon phát xạ 1.2.2. Cường độ và cấu trúc của vạch phổ [2] 1.2.2.1. Cường độ của vạch phổ: Nghiên cứu sự phụ thuộc cường độ dòng ánh sáng bị hấp thụ của một nguyên tố vào nồng độ C của nguyên tố đó trong mẫu phân tích, người ta thấy rằng trong phổ hấp thụ nguyên tử vùng nồng độ C nhỏ, mối quan hệ giữa cường độ của tia sáng bị hấp thụ và nồng độ của nguyên tố đó trong đám hơi cũng tuân theo định luật Lambert- Beer, nghĩa là nếu chiếu một chùm sáng cường độ ban đầu là Io qua đám hơi nguyên tử tự do của nguyên tố phân tích nồng độ là N và bề dày Lcm,cường độ chùm sáng đi ra khỏi đám hơi là I, thì chúng ta có:A = lg II0 = Ka N L Trong đó Ka là hệ số hấp thụ nguyên tử đặc trưng cho từng bước sóng của ánh sáng bị hấp thụ và bản chất của nguyên tử. Độ hấp thụ quang A phụ thuộc vào nồng độ nguyên tử N và vào bề dày L của lớp hấp thụ. Trong máy đo phổ hấp thụ, L cố định nên A chỉ còn phụ thuộc N trong môi trường hấp thụ. Tức là : A = KN Trong đó K là hệ số thực nghiệm, phụ thuộc vào: Ka,bề dày lớp hấp thụ và vào nhiệt độ của môi trường hấp thụ. Giữa N và nồng độ C của nguyên tố trong mẫu có mối quan hệ với nhau rất phức tạp, nó phụ thuộc vào các điều kiện nguyên tử hoá mẫu, thành phần vật lí, hoá học của mẫu phân tích và được tính theo biểu thức sau:N = 3.1021 .W.s.n. .oRTFQT n Cb Đây là công thức tổng quát tính giá trị N trong ngọn lửa nguyên tử hoá mẫu theo Winefordner và Vicker. Trong đó :3Hap thuPhat xaHuynh quang +hν(photon) + E(nhiet) -hν(photon) -hν 2(photon) +hν 1(photon)EmE0Tìm hiểu phương pháp phân tích phổ hấp thụ nguyên tử AAS F là tốc độ dẫn mẫu vào hệ thống nguyên tử hoá ( ml/ phút) W là hiệu suất aerosol hóa mẫu s là hiệu suất nguyên tử hoá nRo là số phần tử khí ở nhiệt độ ban đầu, To( K) nT là số phân tử khí ở nhiệt độ T (K) của ngọn lửa nguyên tử hoá. Q là tốc độ của dòng khí mang mẫu vào buồng aerosol hoá ( lít /phút) C là nồng độ của nguyên tố phân tích có trong dung dịch mẫu. Nhiều kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng, trong một giới hạn nhất định của nồng độ C, mối quan hệ giữa N và C được biểu thị bằng biểu thức: N= KiCb Trong đó Ki là hằng số thực nghiệm, nó phụ thuộc vào tất cả các điều kiện hoá hơi và nguyên tử hoá mẫu, b được gọi là hằng số bản chất, nó phụ thuộc vào nguyên tố và bước sóng của dòng sáng, b ≤ 1. b=1 khi nồng độ C nhỏ và ứng với mỗi vạch phổ của mỗi nguyên tố phân tích ta luôn luôn tìm được một giá trị Cx = Co để b bắt đầu nhỏ hơn 1, nghĩa là ứng với: + Vùng nồng độ Cx < Co thì b=1: Cường độ vạch phổ và nồng độ Cx là tuyến tính + Vùng nồng độ Cx > Co thì 0 <b<1: Như vậy trong vùng này mối quan hệ giữa cường độ vạch phổ và nồng độ Cx là không tuyến tính nữa. Hình 2: Mối quan hệ giữa cường độ vạch phổ A và nồng độ Cx AB: vùng tuyến tính (b=1), BC: vùng không tuyến tính (b <1) 1.2.2.2.Cấu trúc của vạch phổ[2] Độ rộng của vạch phổ hấp thụ được xác định bởi nhiều yếu tố và nó là tổng của nhiều độ rộng riêng phần của các yếu tố khác nhau. Độ rộng toàn phần của vạch phổ hấp thụ: Ht = Hn + Hd + HL +Hc Trong đó: Hn: độ rộng tự nhiên Hd: độ rộng kép HL: độ rộng Lorentz Hc: độ rộng của cấu trúc tinh vi * Độ rộng tự nhiên Hn: Độ rộng này được quyết định bởi hiệu số của bước chuyển giữa hai mức năng lượng của nguyên tử ở trạng thái cơ bản và trạng thái kích 4Tìm hiểu phương pháp phân tích phổ hấp thụ nguyên tử AASthích. Độ rộng này phụ thuộc vào thời gian lưu của nguyên tử ở trạng thái kích thích và được tính theo công thức: H n= mtπ21 Trong đó tm là thời gian của nguyên tử ở trạng thái kích thích m Đa số các trường hợp độ rộng tự nhiên của vạch phổ hấp thụ không vượt quá 1.10-3 cm-1 * Độ rộng kép Hd: Độ rộng này được quyết định bởi sự chuyển động nhiệt của nguyên tử tự do trong môi trường hấp thụ theo hướng cùng chiều hay ngược chiều với chuyển động của phôton trong môi trường đó. Vì thế nó phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ của môi trường hấp thụ. Một cách gần đúng độ rộng kép được tính theo công thức: Hd = 1,76.105−0νTM Trong đó: T là nhiệt độ của môi trường hấp thụ (K), M là nguyên tử lượng của nguyên tố hấp thụ bức xạ và √o là tần số trung tâm của vạch phổ hấp thụ. Độ rộng này của hầu hết các vạch phổ hấp thụ nguyên tử thường nằm trong khoảng từ n.10-3 cm-1 đến n.10-1 cm-1 * Độ rộng Lorenz HL: Độ rộng này được quyết định bởi sự tương tác của các phần tử khí có trong môi trường hấp thụ với sự chuyển mức năng lượng của nguyên tử hấp thụ bức xạ ở trong môi trường hấp thụ đó. Độ rộng Lorenz được tính theo công thức: HL = 12,04.1023.P.2σ )11(2MART+π Trong đó P là áp lực khí và M là phân tử lượng của khí đó trong môi trường hấp thụ * Độ rộng của cấu trúc tinh vi Hc: Khi đám hơi nguyên tử hấp thụ năng lượng được đặt trong một từ trường hay trong một điện trường thì yếu tố này thể hiện rõ. Công thức trên là công thức tổng quát đầy đủ cho độ rộng của vạch phổ hấp thụ nguyên tử. Nhưng trong thực tế của phép đo phổ hấp thụ nguyên tử khi không có tác dụng của từ trường ngoài và với các máy quang phổ có độ tán sắc nhỏ hơn 2 Ao/ mm, thì lí thuyết và thực nghiệm chỉ ra rằng: độ rộng chung của một vạch hấp thụ chỉ do ba thành phần đầu (chiếm 95%) của biểu thức quyết định, nghĩa là: Ht = Hn + Hd + HL Điều này hoàn toàn đúng đối với các vạch phổ cộng hưởng trong điều kiện môi trường hấp thụ có nhiệt độ từ 1600-3500oC và áp suất 1atm.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng và phương pháp loại trừ của phép đo phổ AAS:1.3.1. Các yếu tố về phổ ảnh hưởng đến phép đo AAS *Sự hấp thụ nền:5Tìm hiểu phương pháp phân tích phổ hấp thụ nguyên tử AAS Vạch phổ được chọn để đo nằm trong vùng khả kiến thì yếu tố này thể hiện rõ ràng. Còn trong vùng tử ngoại thì ảnh hưởng này ít xuất hiện. Để loại trừ phổ nền ngày nay người ta lắp thêm vào máy quang phổ hấp thụ nguyên tử hệ thống bổ chính. Trong hệ thống này người ta dùng đèn W(W- habit lamp) cho vùng khả kiến.*Sự chen lấn của vạch phổ Yếu tố này thường thấy khi các nguyên tố thứ ba ở trong mẩu phân tích có nồng độ lớn và đó là nguyên tố cơ sở của mẩu. Để loại trừ sự chen lấn của các vạch phổ của các nguyên tố khác cần phải nghiên cứu và chọn những vạch phân tích phù hợp.Nếu bằng cách này mà không loại trừ được ảnh hưởng này thì bắt buộc phải tách bỏ bớt nguyên tố có vạch phổ chen lấn ra khỏi mẩu phân tích trong một chừng mực nhất định, để các vạch chen lấn không xuất hiện nữa. *Sự hấp thụ của các hạt rắn Các hạt này hoặc hấp thụ hoặc chắn đường đi của chùm sáng từ đèn HCL chiếu vào môi trường hấp thụ. Yếu tố này được gọi là sự hấp thụ giả. Điều này gây sai số cho kết quả đo cường độ vạch phổ.Để loại trừ sự hấp thụ này cần chọn đúng chiều cao của đèn nguyên tử hoá mẫu và chọn thành phần hỗn hợp không khí cháy phù hợp. 1.3.2.Nhóm các yếu tố vật lý ảnh hưởng đến phép đo AAS* Độ nhớt và sức căng bề mặt của dung dịch mẫu: Để loại trừ ảnh hưởng này chúng ta có thể dùng các biện pháp sau; Đo và xác định theo phương pháp thêm chuẩn; pha loãng mẫu bằng một dung môi hay một nền phù hợp; thêm vào mẫu chuẩn một chất đệm có nồng độ đủ lớn; dùng bơm để đẩy mẫu với một tốc độ xác định mà chúng ta mong muốn.* Hiệu ứng lưu lại :Khi nguyên tử hoá mẫu để đo cường độ vạch phổ, thì một lượng nhỏ của nguyên tố phân tích không bị nguyên tử hoá, chúng được lưu lại trên bề mặt cuvet và cứ thế tích tụ lại qua một số lần nguyên tử hoá mẫu. Nhưng đến một lần nào đó thì nó lại bị nguyên tử hoá theo và do đó tạo ra số nguyên tử tự do của nguyên tố phân tích tăng đột ngột không theo nồng độ của nó trong mẫu. Nghĩa là làm tăng cường độ của vạch phổ và dẫn đến làm sai kết quả phân tích. Cách khắc phục là: Làm sạch cuvet sau mỗi lần nguyên tử hoá mẫu, để làm bay hơi hết các chất còn lại trong cuvet. * Sự ion hoá: Để loại trừ sự ion hoá của một nguyên tố phân tích có thể sử dụng các biện pháp sau: Chọn các điều kiện nguyên tử hoá có nhiệt độ thấp, mà trong điều kiện đó nguyên tố phân tích hầu như không bị ion hoá; thêm vào mẫu phân tích một chất đệm cho sự ion hoá. Đó là các muối halogen của các kim loại kiềm có thế ion hoá thấp hơn thế ion hoá của nguyên tố phân tích với một nồng độ lớn phù hợp. Như vậy trong điều kiện đó nguyên tố phân tích sẽ không bị ion hoá nữa. * Sự kích thích phổ phát xạ 6Tìm hiểu phương pháp phân tích phổ hấp thụ nguyên tử AAS Yếu tố này xuất hiện thường làm giảm nồng độ của các nguyên tử trung hoà có khả năng hấp thụ bức xạ trong môi trường hấp thụ. Vì vậy: Chọn nhiệt độ nguyên tử hoá mẫu thấp phù hợp mà tại nhiệt độ đó sự kích thích phổ phát xạ là không đáng kể hoặc không xảy ra đối với nguyên tố phân tích; thêm vào mẫu các chất đệm để hạn chế sự phát xạ của nguyên tố phân tích. Đó chính là các muối halogen của các kim loại kiềm, có thể kích thích phổ phát xạ thấp hơn thế kích thích phổ phát xạ của nguyên tố phân tích.Trên đây là một số yếu tố vật lí có thể xuất hiện trong phép đo AAS và có thể ảnh hưởng đến kết quả phân tích. Nhưng mức độ xảy ra là rất khác nhau trong mỗi trường hợp cụ thể, có khi có, có khi không. Mức độ này xuất hiện lớn hay nhỏ là phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường hấp thụ, tính chất của nguyên tố phân tích và thành phần của mẫu phân tích. Do đó cần phải xem xét để tìm biện pháp loại trừ khi chúng xuất hiện. 1.3.3. Các yếu tố về các thông số của máy đo Chọn các thông số của máy đo bao gồm :- Chọn bước sóng ánh sáng tới thích hợp với nguyên tố cần xác định. Nguồn ánh sáng đơn sắc phải có cường độ ổn định lặp lại được trong các lần đo khác nhau trong cùng điều kiện và phải điều chỉnh được để có cường độ cần thiết trong mỗi phép đo.- Cường độ dòng điện làm việc của đèn catot rỗng (HCL): Nên chọn cường độ dòng nằm trong vùng 60% đến 80% so với cường độ dòng cực đại ghi trên đèn HCL. Khi cần độ nhạy cao thì chọn cận dưới, còn khi cần độ ổn định cao thì chọn cận trên.- Khe đo: Khe đo có ảnh hưởng tới độ nhạy và vùng tuyến tính của phép đo,do đó cần phải chọn khe đo có giá trị phù hợp nhất cho phép đo định lượng cần xác định theo bước sóng đã chọn-Thời gian đo: Yếu tố này phụ thuộc vào đặc trưng kĩ thuật của máy đo và vào kĩ thuật nguyên tử hoá mẫu.-Xác định vùng tuyến tính của A theo C tại các bước sóng đo đã chọn. Có xác định được vùng này thì mới có thể chuẩn bị các mẫu đầu phù hợp với khoảng tuyến tính, bởi vì các kết quả thu được khi đo ở vùng tuyến tính bao giờ cũng có độ chính xác cao -Lượng mẫu: Đó là tốc độ dẫn mẫu, lượng mẫu bơm vào- Bổ chính nền khi đo: Nếu nền của phổ có ảnh hưởng đến phép đo thì phải có bổ chính nền để loại trừ các ảnh hưởng đó, nếu không ảnh hưởng thì không cần thiết- Hệ nhân quang điện nhận tín hiệu AAS: Phải điều chỉnh núm GAIN để kim chỉ thang năng lượng nằm trong vùng 70-100 là vùng làm việc phù hợp của thế nuôi nhân quang điện cho các máy đo phổ hấp thụ nguyên tử.1.3.4. Các yếu tố về kĩ thuật nguyên tử hoá mẫu7Tìm hiểu phương pháp phân tích phổ hấp thụ nguyên tử AAS Chọn kĩ thuật nguyên tử hoá mẫu bằng ngọn lửa hay không ngọn lửa sao cho phù hợp với từng nguyên tố phân tích trong mỗi loại mẫu cụ thể: + Nếu nguyên tử hoá mẫu bằng ngọn lửa đèn khí thì ngọn lửa đèn khí cần thoả mãn một số yêu cầu nhất định sau đây: - Ngọn lửa đèn khí phải làm nóng đều được mẫu phân tích - Năng lượng (nhiệt độ) của ngọn lửa phải đủ lớn và có thể điều chỉnh được tuỳ theo từng mục đích phân tích mỗi nguyên tố.Đồng thời lại phải ổn định theo thời gian và có thể lặp lại được trong các lần phân tích khác nhau để đảm bảo cho phép phân tích đạt kết quả đúng đắn.Yêu cầu này có lúc không được thoả mãn ,vì nhiệt độ cao nhất của ngọn lửa cũng chỉ đến 3300oC. Do đó với những nguyên tố tạo thành hợp chất bền nhiệt thì hiệu suất nguyên tử hoá của ngọn lửa là kém.- Ngọn lửa phải thuần khiết, nghĩa là không sinh ra các vạch phổ phụ làm khó khăn cho phép đo hay tạo ra phổ nền quá lớn quấy rối phép đo.Quá trình ion hoá và phát xạ phải không đáng kể vì quá trình này làm mất các nguyên tử tự do.- Ngọn lửa phải có bề dày đủ lớn để có được lớp hấp thụ đủ dày làm tăng độ nhạy của phép đo. Đồng thời bề dày của lớp hấp thụ lại có thể thay đổi được khi cần thiết để đo ở nồng độ lớn. Trong các máy hiện nay bề dày này có thể thay đổi được từ 2cm đến 10cm. -Tiêu tốn ít mẫu phân tích. Để tạo ra ngọn lửa với những yêu cầu đã nói trên đó là ngọn lửa của đèn khí được đốt bằng hỗn hợp khí:( axetylen và không khí nén) hay ngọn lửa của đèn khí (N2O và axetylen ), hay (hydro và axetylen).Kĩ thuật này ra đời đầu tiên cùng với sự ra đời của phép đo phổ hấp thụ nguyên tử, nhưng kĩ thuật này có độ nhạy không cao, thường là trong vùng 0,05-1 ppm.+ Nếu nguyên tử hoá mẫu không ngọn lửa thì các yêu cầu hệ thống nguyên tử hoá mẫu:- Phải hoá hơi và nguyên tử hoá mẫu phân tích với hiệu suất cao và ổn định, để đảm bảo cho phép đo có độ nhạy cao và độ lặp lại tốt.- Phải cung cấp được năng lượng (nhiệt độ cao) đủ lớn, để có thể nguyên tử hoá được nhiều loại mẫu, không có phổ phụ gây khó khăn cho phép đo nguyên tố cần phân tích.- Công suất, tốc độ đốt nóng cuvet graphit để nguyên tử hoá mẫu.- Hạn chế, có ít hay không có các quá trình phụ trong quá trình nguyên tử hoá mẫu thực hiện phép đo. - Tiêu tốn it mẫu. 1.3.5.Nhóm các yếu tố hoá học ảnh hưởng đến phép đo AAS8Tìm hiểu phương pháp phân tích phổ hấp thụ nguyên tử AASTrong phép đo phổ hấp thụ nguyên tử các ảnh hưởng hoá học cũng rất đa dạng và phức tạp. Các ảnh hưởng hoá học có thể được sắp xếp theo các loại sau đây: * Nồng độ axit và loại axit trong dung dịch mẫuCác axit càng khó bay hơi thường làm giảm nhiều đến cường độ vạch phổ. Các axit dễ bay hơi gây ảnh hưởng nhỏ. Nói chung các axit làm giảm cường độ vạch phổ theo thứ tự : HCl < HNO3 < H2SO4 < H3PO4 < HF. Nghĩa là axit HClO4, HCl và HNO3 gây ảnh hưởng nhỏ nhất trong vùng nồng độ nhỏ. Chính vì thế trong thực tế phân tích của phép đo phổ hấp thụ nguyên tử người ta thường dùng môi trường là axit HCl hay HNO3 1 hay 2%. Vì ở nồng độ này ảnh hưởng của hai axit này là không đáng kể. Hình 3: Ảnh hưởng của các nồng độ và loại axit đến sự hấp thụ * Ảnh hưởng của các cationCác cation có thể làm tăng, cũng có thể làm giảm và cũng có thể không gây ảnh hưởng gì đến cường độ vạch phổ của nguyên tố phân tích. Để loại trừ ảnh hưởng của các cation chúng ta có thể sử dụng một số biện pháp sau đây hoặc riêng biệt hoặc tổ hợp chúng với nhau: Đó là chọn điều kiện xử lý mẫu phù hợp để loại các nguyên tố ảnh hưởng ra khỏi dung dịch mẫu phân tích để đo phổ, chọn các thông số của máy đo thích hợp và thêm vào mẫu phân tích những chất phụ gia phù hợp để loại trừ các ảnh hưởng 9Hình 4: Ảnh hưởng của các loại axit đến sự hấp thụ Ca 422,6 ở nm trong phép đo F-AAS và độ dốc của đường chuẩn Ca khi dùng các a xit khác nhau làm môi trường

Tài liệu liên quan

  • Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử AAS Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử AAS
    • 24
    • 8
    • 31
  • ĐỀ TÀI PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ (AAS) TRONG KIỂM NGHIỆM DƯỢC PHẨM potx ĐỀ TÀI PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ (AAS) TRONG KIỂM NGHIỆM DƯỢC PHẨM potx
    • 16
    • 3
    • 11
  • Báo cáo Báo cáo " Nghiên cứu xác định dạng tồn tại của Asen (As) trong đất, rau má (Centella asiatica) và cải xanh (brassica Juncea) bằng phương pháp quang phổ hấp thu nguyên tử (AAS) kỹ thuật hydrua hoá (HG) " pot
    • 6
    • 939
    • 1
  • Nghiên cứu xác định hàm lượng selen và mangan trong một số loài nấm linh chi lấy từ vườn quốc gia pù mát  nghệ an bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ( AAS) Nghiên cứu xác định hàm lượng selen và mangan trong một số loài nấm linh chi lấy từ vườn quốc gia pù mát nghệ an bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ( AAS)
    • 96
    • 892
    • 1
  • tiểu luận phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử tiểu luận phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử
    • 53
    • 673
    • 3
  • Nghiên cứu xác định hàm lượng natri, kali, canxi và magie trong một số loại nấm lớn lấy từ vườn quốc gia pù mát   nghệ an bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) Nghiên cứu xác định hàm lượng natri, kali, canxi và magie trong một số loại nấm lớn lấy từ vườn quốc gia pù mát nghệ an bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS)
    • 67
    • 2
    • 21
  • Nghiên cứu, xác định hàm lượng các kim loại nặng asen, cadimi, chì trong bùn đáy ao nuôi tôm tại xã nguyễn việt khái, huyện phú tân, tỉnh cà mau bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) Nghiên cứu, xác định hàm lượng các kim loại nặng asen, cadimi, chì trong bùn đáy ao nuôi tôm tại xã nguyễn việt khái, huyện phú tân, tỉnh cà mau bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS)
    • 55
    • 586
    • 2
  • Nghiên cứu, xác định hàm lượng một số khoáng chất và kim loại khác trong quả xoài huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) Nghiên cứu, xác định hàm lượng một số khoáng chất và kim loại khác trong quả xoài huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS)
    • 85
    • 757
    • 1
  • Nghiên cứu, xác định một số khoáng chất và kim loại trong quả thanh long ở huyện chợ gạo, tiền giang bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) Nghiên cứu, xác định một số khoáng chất và kim loại trong quả thanh long ở huyện chợ gạo, tiền giang bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS)
    • 73
    • 436
    • 0
  • Xác định hàm lượng germani trong tỏi bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) Xác định hàm lượng germani trong tỏi bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS)
    • 53
    • 371
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(1.03 MB - 24 trang) - Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử AAS Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Nguyên Tắc Phương Pháp Quang Phổ Hấp Thụ Nguyên Tử