Phương Pháp FIFO, LIFO Và Bình Quân Gia Quyền | Khuyendangktb

1. Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.

2. Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.

3. Phương pháp nhập sau, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.

Ví dụ: Tình hình vật liệu của 1 DN trong tháng 9 năm 20×8. – Vật liệu chính (A) tồn kho đầu kỳ 1.000kg, giá thực tế nhập kho 1.010đ/kg. – Vật liệu chính (A) mua vào trong kỳ: + Ngày 01/09 mua 4.000kg x 1.020đ/kg + Ngày 15/09 mua 5.000kg x 1.030đ/kg – Vật liệu chính (A) xuất dùng cho sản xuất trong kỳ: + Ngày 3 xuất cho sản xuất trực tiếp sản phẩm 4.200kg + Ngày 18 xuất cho sản xuất trực tiếp sản phẩm 4.500kg

1. FiFo: First in first out (Nhập trước xuất trước) Theo phương pháp này thì vật liệu nào nhập kho trước, khi xuất vật liệu thì xuất ra trước, giá vật liệu xuất dùng được tính theo giá nhập kho lần trước, xong mới tính theo giá nhập kho lần sau. Theo ví dụ trên giá thực tế vật liệu xuất được tính như sau: Ngày 3: – 1.000kg x 1.010đ = 1.010.000đ – 3.200kg x 1.020đ = 3.264.000đ Tổng cộng: 4.274.000đ Ngày 18: – 800kg x 1.020đ = 816.000đ – 3.700kg x 1.030đ = 3.811.000đ Tổng cộng: 4.627.000đ 2. LiFo: Last in frist out (Nhập sau xuất trước) Theo phương pháp này thì vật liệu nào nhập kho sau, khi xuất vật liệu thì xuất ra trước, giá vật liệu xuất dùng được tính theo giá nhập, phương pháp này ngược với phương pháp trên. Theo ví dụ trên giá thực tế vật liệu xuất được tính như sau: Ngày 3: – 4.000kg x 1.020đ = 4.080.000đ – 200kg x 1.010đ = 202.000đ Tổng cộng: 4.282.000đ Ngày 18: – 4.500kg x 1.030đ = 4.635.000đ Vật liệu chính tồn kho cuối kỳ: – 800kg x 1.010đ = 808.000đ – 200kg x 1.030đ = 515.000đ Tổng cộng: 1.315.000đ 3. Bình quân gia quyền: Theo phương pháp này thì cuối kỳ tính đơn giá thực tế bình quân của vật liệu nhập trong kỳ và tồn đầu kỳ, rồi sau đó suy ra giá thực tế của vật liệu xuất theo công thức sau: Đơn giá thực tế bình quân gia quyền vật liệu tồn và nhập trong kỳ = (Giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ + Giá thực tế vật liệu nhập trong kỳ) : (Số lượng vậy liệu tồn đầu kỳ + Số lượng vật liệu nhập trong kỳ) Đơn giá thực tế vật liệu xuất dùng trong kỳ = Số lượng vật liệu xuất dùng trong kỳ x Đơn giá thực tế bình quân gia quyền. 4. Thực tế đích danh: Phương pháp này thích hợp đối với những doanh nghiệp bảo quản vật liệu theo từng lô nhập riêng biệt, khi xuất ra sử dụng lô nào thì tính giá của lô đó khi nhập. Lấy lại ví dụ trên, giả sử ngày 3, doanh nghiệp xuất 4.200kg vật liệu chính (A) ra sử dụng trong đó 500kg của tồn kho đầu kỳ, số còn lại của lần nhập ngày 1, giá thực tế vật liệu chính (A) xuất ra ngày 3 được tính như sau: – 500kg x 1.010đ = 505.000đ – 3.700kg x 1.020đ = 3.774.000đ Tổng cộng: 4.279.000đ

Từ khóa » Cách Tính Fifo Và Lifo