Phương Pháp Giá Trị Hiện Tại Ròng NPV | Xemtailieu

logo xemtailieu Xemtailieu Tải về Phương pháp giá trị hiện tại ròng NPV
  • docx
  • 11 trang
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Hòa Nhân Nhóm 3 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐẠI HỌC KINH TẾ BÀI TẬP NHÓM ĐỀ TÀI : Phương pháp giá trị hiện tại ròng (Net Present Value) Giảng viên hướng dẫn: SVTH : Nhóm 3 PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN 1. Hà Thị Trâm 39k06.2 2. Trần Thị Thùy 39k06.2 3. Huỳnh Lê Đan Trinh 39k06.2 4. Nguyễn Đức Hòa 39k13 5. Đinh Nguyên Hoàng Huy 39k07 Đà Nẵng, tháng 09/2016 Trang 1 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Hòa Nhân Nhóm 3  MỤC LỤC Lời mở đầu……………………………………………………………3 I. Khái Niêm……………………………………………………4 II. Phương pháp tính…………………………………………….4 III. Ưu nhược điểm của phương pháp NPV………….………….6 IV. Vận dụng phương pháp NPV trong thực tế…………………7 V. Tiêu chuẩn đánh giá và lựa chọn dự án…………………….8 Kết luận……………………………………………………………..11 _._._._._._._._._._._._._._._  DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Tài Chính Doanh Nghiệp, Trường Đại học kinh tế - Đại học Đà Nẵng Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Hòa Nhân, Nhà xuất bản tài chính năm 2013 2. http://www.saga.vn/danh-gia-tinh-kha-thi-cua-du-an-npv-vs-irr~34723 LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay nền kinh tế nước ta đã từng bước ổn định, phát triển và hội nhập nền kinh tế thế giới và khu vực, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang không ngừng Trang 2 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Hòa Nhân Nhóm 3 đổi mới trong quản lý để cạnh tranh, tồn tại và phát triển. Đặc biệt là công tác quản lý tài chính doanh nghiệp có vai trò hết sức quan trọng, quyết định rất lớn đến sự tồn tại hay không của doanh nghiệp đó. Nội dung quản lý của tài chính doanh nghiệp liên quan đến ba quyết định chính: quyết định đầu tư, quyết định tài trợ, quyết định phân phối cổ tức. Trong đó quyết định đầu tư là quyết định quan trọng bậc nhất của doanh nghiệp. Với ý nghĩa như vậy, quyết định đầu tư mà đặc biệt là đầu tư theo dự án là vấn đề quan trọng hàng đầu trong quản lý tài chính doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý, đặc biệt là các giám đốc tài chính đứng trước nhiều dự án đầu tư với quy mô vốn khác nhau. Vậy làm sao để đưa ra quyết định lựa chọn đầu tư hợp lý nhằm đem lại hiệu quả và lợi nhuận cao? Để trả lời câu hỏi này, các nhà quản lý phải trải qua quá trình thẩm định dự án đầu tư gồm nhiều giai đoạn với nhiều phương pháp khác nhau, trong đó không thể không nói đến việc thẩm định hiệu quả tài chính của dự án. Lí do là vì hầu hết các nhà đầu tư đều quan tâm đến khả năng sinh lợi về mặt tài chính khi quyết định lựa chọn một dự án đầu tư. Đứng trên góc độ hiệu quả về tài chính, doanh nghiệp thường phối hợp 3 phương pháp xác định chỉ tiêu hiện giá thuần - NPV, phương pháp xác định tỉ suất sinh lợi nội bộ - IRR và phương pháp xác định chỉ tiêu thời gian hoàn vốn – PBP để có cái nhìn tổng quát nhất về dự án đầu tư của doanh nghiệp. Với chủ đề “ phương pháp giá trị hiện tại ròng NPV (Net Present Value) ” chúng tôi hy vọng giúp các bạn nắm được các vấn đề trong thẩm định hiệu quả dự án đầu tư bằng phương pháp NPV. I. KHÁI NIỆM : Trang 3 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Hòa Nhân Nhóm 3 Là mức chênh lệch giữa giá trị hiện tại của dòng thu nhập với giá trị hiện tại của vốn đầu tư, nó cho biết dự án sẽ làm cho giá trị công ty tăng thêm bao nhiêu NPV = Giá trị hiện tại của dòng thu nhập - Giá trị hiện tại của vốn đầu tư  Ý nghĩa  Việc tính toán NPV rất hữu ích khi chuẩn bị ngân sách cho một dự án, bằng phép tính này nhà đầu tư có thể đánh giá liệu tổng giá trị hiện tại dòng doanh thu dự kiến trong tương lai có bù đắp nổi chi phí ban đầu hay  không. Với một dự án cụ thể, nếu NPV dương thì nhà đầu tư nên tiến hành dự án và ngược lại khi NPV âm. Tuy nhiên trong trường hợp có hai sự lựa chọn đầu tư loại trừ lẫn nhau trở lên thì nhà đấu tư còn phải xét đến chi phí cơ hội nữa, lúc này, dự án nào có NPV cao nhất sẽ được tiến hành. II. Phương pháp tính:  NPV = Giá trị hiện tại của các dòng tiền thu nhập trong tương lai Công thức tính:  Trường hợp: Dòng tiền không đều:  Trường hợp: Dòng tiền đều: Khi CF1=CF2=...=CFn=A thì: Trang 4 _ Giá trị hiện tại của các dòng tiền chi phí trong tương lai. GVHD: PGS.TS. Nguyễn Hòa Nhân Nhóm 3 Trong đó: I: Nguồn vốn đầu tư ban đầu. CFt: Dòng tiền ròng năm thứ t n: Tuổi thọ kinh tế r: Tỷ lệ chiết khấu  Ngoài ra, có thể sử dụng chương trình Microsoft Excel để tính NPV bằng cách: vào Menu Insert → Function → chọn hàm NPV → nhâpâ các biến số theo hàm NPV(rate; value1; value2;…). Phép tính giá trị hiện tại ròng theo yêu cầu chiết khấu các khoản thu nhập và chi phí tương lai phát sinh trong đầu tư theo một lãi suất được gọi là lãi suất mục tiêu (lãi suất mong muốn, lãi suất chiết khấu). Giá trị ròng hiện tại là chênh lệch thặng dư hoặc thiếu hụt giữa các giá trị hiện tại của doanh thu với chi phí phát sinh trong tương lai của đầu tư. Thẩm định viên về giá sử dụng phép tính hiện giá (PV) để tính NPV trong trường hợp dòng thu nhập là dòng tiền không đều. Hoặc sử dụng phép tính giá trị thu nhập hàng năm có thời hạn (YP) để tính NPV khi dòng thu nhập là dòng tiền đều. Trang 5 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Hòa Nhân Nhóm 3  Ví dụ 1: Xem xét dòng tiền của dự án của công ty A Đơn vị: USD Lãi suất: 10%/ năm Vốn ĐT Thu nhâ pâ CF NCF Năm 0 +2000 +2000 NPV = -2000 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 500 500 600 600 800 800 900 900 500 1 1  10  + 600 2 1  10  + 800 3 1  10  + 900 4 1  10  III. Ưu, nhược điểm của phương pháp NPV :  Ưu điểm:  Phương pháp này đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án có tính đến yếu tố giá trị thời gian của tiền.  Xem xét đến toàn bộ dòng tiền của dự án bao gồm thu nhập và chi phí trong suốt thời gian của dự án, từ đó phản ánh đầy đủ các khía cạnh kết quả của dự án.  Có thể tính giá trị hiện tại thuần của dự án đầu tư kết hợp bằng cách cộng giá trị hiện tại thuần của các dự án với nhau. Nghĩa là: NPV (A + B)=NPV A + NPVB  Cho phép đo lường trực tiếp giá trị tăng thêm do vốn đầu tư tạo ra, từ đó giúp cho việc đánh giá và lựa chọn phù hợp với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp.  Đánh giá được quy mô lợi ích của dự án, từ đó có thể so sánh các dự án có quy mô khác nhau. Trang 6 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Hòa Nhân Nhóm 3  Phương pháp này cho phép sử dụng các tỉ lệ chiết khấu khác nhau mà không dẫn đến sai lệch. Đồng thời cũng không cần phải so sánh NPV với chỉ số nào khác, nếu như NPV lớn hơn 0 có nghĩa là dự án là khả thi về mặt tài chính.  Nhược điểm:  Không phản ánh mức sinh lợi của vốn đầu tư do đó ảnh hưởng đến việc khó chọn lựa cơ hội đầu tư.  Không cho thấy mối liên hệ giữa mức sinh lời của vốn đầu tư và chi phí sử dụng vốn.  Không thể đưa ra kết quả lựa chọn khi các dự án không đồng nhất về mặt thời gian cũng như xếp hạng ưu tiên trong việc lựa chọn các dự án đầu tư khi nguồn vốn của doanh nghiệp bị giới hạn.  Phụ thuộc vào tỷ suất chiết khấu (Cụ thể: r càng nhỏ ⇒NPV càng lớn và ngược lại, đòi hỏi tính toán chính xác mà điều này thường khó thực hiện đối với các dự án có đời sống dài. IV. Vận dụng chỉ tiêu NPV trong thực tế Giá trị hiện tại thuần (NPV) được xem là phương pháp tốt nhất để đánh giá khả năng sinh lời của dự án. Nếu NPV dương thì dự án được đánh giá khả thi. Khả thi bởi lãi suất chiết khấu đã là chi phí cơ hội của dự án, vì vậy, nếu đã khấu trừ chi phí cơ hội mà vẫn có lời thì dự án có lợi tức kinh tế. Cho nên, khi đánh giá dự án bằng NPV cần quan tâm đến giá trị của lãi suất chiết khấu (thường bằng với lãi suất của cơ hội đầu tư tốt nhất nhà đầu tư đạt được nếu không đầu tư vào dự án đang được đánh giá). NPV dương sẽ thể hiện kết quả đầu tư có lời bởi giá trị của dòng tiền mặt sau khi khấu hao đã cao hơn mức đầu tư ban đầu.  Thông thường NPV không chỉ được coi là chỉ số mà còn được xem là phương pháp tốt nhất để đánh giá khả năng sinh lời của phương án hay dự án vì ý nghĩa nôm na của nó cho biết mức lãi ròng của dự án sau khi đã thu hồi vốn đầu tư ban đầu và trang trải tất cả chi phí (bao gồm cả lạm phát). Trang 7 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Hòa Nhân Nhóm 3  Thực tế kinh doanh luôn rất phức tạp, các dự án đầu tư hiếm khi gói gọn ngay tại thời điểm bắt đầu và các dòng tiền thường không tuân theo một quy tắc nào: số này dương, số khác âm – theo thời gian. Thêm vào đó, rất khó hoặc thậm chí không thể ước tính được chính xác dòng tiền trong tương lai sẽ như thế nào và khi nào dòng tiền đó sẽ chấm dứt. Tuy nhiên, NPV chỉ mang ý nghĩa về tài chính. Việc tính toán NPV cho các dự án xã hội, môi trường phức tạp hơn nhiều, phải lượng hóa các tác động không lường được của xã hội và môi trường lên dòng tiền của dự án. Khi đó, NPV mới phản ánh lợi ích tăng thêm từ việc thực hiện dự án xã hội đó. V. Tiêu chuẩn đánh giá và lựa chọn dự án Đứng trên góc độ chủ đầu tư, dự án được chấp nhận khi NPV ≥ 0, nếu phải lựa chọn giữa nhiều dự án thì dự án có NPV dương và lớn nhất sẽ được ưu tiên lựa chọn. Khi đánh giá dự án bằng NPV để xem xét dự án khả thi hay không cần phải quan tâm đến giá trị của suất chiết khấu (thường bằng với lãi suất của cơ hội đầu tư tốt nhất nhà đầu tư đạt được nếu không đầu tư vào dự án được đánh giá), khi đó suất chiết khấu chính là chi phí cơ hội của vốn, nếu đã khấu trừ chi phí cơ hội mà vẫn có lời thì dự án có lợi tức kinh tế. Có 3 trường hợp khi đánh giá và lựa chọn dự án:  Nếu NPV > 0, dự án có suất sinh lời cao hơn chi phí cơ hội của vốn (tỷ suất sinh lời cao hơn suất chiết khấu) => dự án có lãi, thì: + Các dự án đầu tư độc lập với nhau thì tất cả các dự án đầu tư đều có thể chấp nhận đầu tư. + Các dự án đầu tư loại trừ nhau và có thời gian hoạt động như nhau thì dự án đầu tư nào có NPV lớn nhất sẽ là dự án đầu tư tối ưu và được lựa chọn. Trang 8 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Hòa Nhân Nhóm 3  Nếu NPV=0, dự án có suất sinh lời bằng với chi phí cơ hội của vốn (tỷ suất sinh lời bằng suất chiết khấu) thì tùy thuộc vào sự cần thiết hay tầm quan trọng, và tình hình cụ thể của dự án mà nhà quản lý doanh nghiệp quyết định xem có nên thực hiện dự án hay không.  Nếu NPV0 nên dự án B được chấp nhận KẾT LUẬN Trang 10 + = -143,092 (Triệu đồng)  350 1  12  1 700 1  12  5 + 100 1  12  2 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Hòa Nhân Nhóm 3 Trên đây là những vấn đề cơ bản về thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư bằng phương pháp NPV. Trên thực tế doanh nghiệp không chỉ sử dụng một phương pháp NPV mà kết hợp với 2 chỉ tiêu phổ biến khác là IRR và PBP. Mỗi chỉ tiêu có những ưu nhược điểm khác nhau và chỉ cho biết một khía cạnh tài chính của dự án. Nếu NPV cho biết dự án có sinh lợi hay không, thì IRR cho biết khả năng sinh lợi tương đối của dự án là bao nhiêu phần trăm và khi nào vốn đầu tư dược thu hồi thông qua chỉ tiêu PBP. Việc kết hợp ba chỉ tiêu NPV, IRR và PBP sẽ giúp nhà quản trị có cái nhìn toàn diện hơn từ đó đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả. Hai chỉ tiêu IRR và PBP các nhóm sau sẽ giúp các bạn hiểu hơn vấn đề này. Trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi sai sót, nhóm 3 hi vọng sẽ nhận được những góp ý, trao đổi của thầy và các bạn để chúng ta cùng làm sáng tỏ hơn vấn đề được nghiên cứu. Trang 11 Tải về bản full

Từ khóa » Bài Tập Về Giá Trị Hiện Tại Ròng Npv