Phương Pháp Giải Bài Tập Kim Loại Kiềm Và Kiềm Thổ Tác ...

Dạng 1:  Hỗn hợp kim loại tác dụng với nước

- Gồm: kim loại kiềm và Ba, Ca, Sr

+ Kim loại kiềm:

      2M + 2H2O → 2MOH + H2­

+ Kim loại kiềm thổ:

       M + 2H2O → M(OH)2 + H2­

- PTTQ:  2M + 2nH2O → 2M(OH)n + nH2­

Quá trình phản ứng của nước: 2H2O + 2e → H2 + 2OH-

Nhận xét:  

Dung dịch sinh ra tác dụng với axit:  H+  +  OH- → H2O 

nH+ trung hòa = nOH- = 2nH2

Trung hòa bằng HCl: ${{n}_{HCl}}=\text{ }{{n}_{O{{H}^{-}}}}=2{{n}_{{{H}_{2}}}}$

Trung hòa bằng H2SO4: ${{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=\text{ }{{n}_{{{H}_{2}}}}$

Dạng 2: Hỗn hợp kim loại tác dụng với dung dịch chất điện li

(1) Nếu trong dung dịch có H+ thì  H+ tác dụng đầu tiên với kim loại:  2H+ + 2e → H2

(2) Khi H+ hết thì kim loại tan trong nước:  2H2O + 2e → H2 + 2OH-

(3) Sau đó, kiềm sinh ra phản ứng với muối tạo kết tủa

      nOH- + Rn+ → R(OH)n

      M2+ + SO42- → MSO4↓ (với M là Ba hoặc Ca)

Quan hệ số mol

- Nếu $2{{n}_{{{H}_{2}}}} H+ dư: nH+ dư = nH+ đầu – 2nH2

- Nếu $2{{n}_{{{H}_{2}}}}\text{= }{{n}_{{{H}^{+}}}}$ bđầu  => H+ vừa hết

- Nếu $2{{n}_{{{H}_{2}}}}\text{ > }{{n}_{{{H}^{+}}}}$bđầu => kim loại tan trong H+ và trong H2O => dung dịch sau phản ứng có OH-

=> ${{n}_{O{{H}^{-}}}}=\text{ }2{{n}_{{{H}_{2}}}}\text{ + }{{n}_{{{H}^{+}}}}$bđầu

Bài viết gợi ý:

1. Lý thuyết kim loại kiềm thổ và hợp chất

2. Lý thuyết kim loại kiềm và hợp chất

3. Phương pháp giải bài tập nhiệt luyện

4. Điều chế kim loại

5. Ăn mòn kim loại

6. Phương pháp giải bài tập điện phân hỗn hợp muối

7. Phương pháp giải bài tập sự điện phân một muối

Từ khóa » Bài Tập Kim Loại Kiềm Tác Dụng Với Nước