Phương Pháp Giải Một Số Bài Tập Về Cân Bằng Hóa Học
Có thể bạn quan tâm
Dạng 1: Lý thuyết về cân bằng hóa học
* Một số ví dụ điển hình:
Ví dụ 1: Phản ứng thuận nghịch là phản ứng
A. trong cùng điều kiện, phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau.
B. có phương trình hoá học được biểu diễn bằng mũi tên một chiều.
C. chỉ xảy ra theo một chiều nhất định.
D. xảy ra giữa hai chất khí.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Phản ứng thuận nghịch là phản ứng trong cùng điều kiện, phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau.
Đáp án A
Ví dụ 2: Cân bằng hoá học
A. là một trạng thái cân bằng động vì khi hệ đạt cân bằng hoá học, các phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn tiếp tục xảy ra với tốc độ bằng nhau.
B. là một cân bằng tĩnh vì khi đó, các phản ứng thuận và phản ứng nghịch đều dừng lại.
C. là một trạng thái cân bằng động vì khi hệ đạt cân bằng hoá học, các phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn tiếp tục xảy ra nhưng với tốc độ không bằng nhau.
D. là một trạng thái cân bằng động vì khi hệ đạt cân bằng hoá học, phản ứng thuận dừng lại còn phản ứng nghịch vẫn tiếp tục xảy ra.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Định nghĩa cân bằng hóa học: là một trạng thái cân bằng động vì khi hệ đạt cân bằng hoá học, các phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn tiếp tục xảy ra với tốc độ bằng nhau.
Đáp án A
Ví dụ 3: Hằng số cân bằng của một phản ứng thuận nghịch phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây ?
A. Nhiệt độ.
B. Chất xúc tác.
C. Áp suất.
D. Nồng độ các chất phản ứng.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Hằng số cân bằng của một phản ứng thuận nghịch chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ, nếu nhiệt độ không đổi, hằng số cân bằng được giữ nguyên và ngược lại.
Đáp án A
Ví dụ 4: Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học là :
A. nồng độ, nhiệt độ và chất xúc tác.
B. nồng độ, áp suất và diện tích bề mặt.
C. nồng độ, nhiệt độ và áp suất.
D. áp suất, nhiệt độ và chất xúc tác.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Lưu ý: Chất xúc tác và diện tích bề mặt chỉ ảnh hưởng đến tốc độ hóa học.
Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học là: nồng độ, nhiệt độ và áp suất.
Đáp án C
Dạng 2: Bài toán tính hằng số cân bằng
* Một số lưu ý cần nhớ:
Xét phản ứng hóa học:
a A + b B \( \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \)c C + d D
Hằng số cân bằng :K = \(\frac{{{{\left[ C \right]}^c}{{\left[ D \right]}^d}}}{{{{{\rm{[}}A]}^a}{{[B{\rm{]}}}^b}}}\)
* Một số ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: Một bình kín có thể tích là 0,5 lít chứa 0,5 mol H2 và 0,5 mol N2, ở nhiệt độ (toC) ; khi ở trạng thái cân bằng có 0,2 mol NH3 tạo thành. Hằng số cân bằng KC của phản ứng tổng hợp NH3 là :
A. 1,278. B. 3,125.
C. 4,125. D. 6,75.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Nồng độ mol của H2 ban đầu là: 0,5 : 0,5 = 1M
Nồng độ mol của N2 ban đầu là: 0,5 : 0,5 = 1M
Nồng độ mol của NH3 sau phản ứng là: 0,2 : 0,5 = 0,4M
Ta có phương trình phản ứng:
N2 + 3H2 \( \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \)2NH3
Bđ 1 1
Pu 0,2 0,6 0,4
Spu 0,8 0,4 0,4
=> \({K_C} = \frac{{{{\left[ {N{H_3}} \right]}^2}}}{{\left[ {{N_2}} \right].{{\left[ {{H_2}} \right]}^3}}} = \frac{{0,{4^2}}}{{0,8.0,{4^3}}} = 3,125\)
Đáp án B
Ví dụ 2: Một bình phản ứng có dung tích không đổi, chứa hỗn hợp khí N2 và H2 với nồng độ tương ứng là 0,3M và 0,7M. Sau khi phản ứng tổng hợp NH3 đạt trạng thái cân bằng ở toC, H2 chiếm 50% thể tích hỗn hợp thu được. Hằng số cân bằng KC ở toC của phản ứng có giá trị là :
A. 3,125. B. 0,500.
C. 0,609. D. 2,500.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Ta có phương trình:
N2 +3H2 → 2NH3
Bđ 0,3 0,7
pư x 3x 2x
spư 0,3 –x 0,7 – 3x 2x
Theo đề bài sau phản ứng, lượng H2 chiếm 50% thể tích hỗn hợp thu được
=> \(\frac{{0,7 - 3x}}{{0,3 - x + 0,7 - 3x + 2x}} = \frac{1}{2}\).
=> x = 0,1
Sau phản ứng số mol của N2, H2, NH3 lần lượt là 0,2; 0,4; 0,2
=> K = \(\frac{{0,{2^2}}}{{0,2.0,{4^3}}} = 3,125\)
Đáp án A.
Dạng 3: Xác định nồng độ các chất trong phản ứng thuận nghịch
Một số ví dụ điển hình:
Ví dụ 1: Người ta cho N2 và H2 vào trong bình kín dung tích không đổi và thực hiện phản ứng :
N2 + 3H2 \( \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \) 2NH3
Sau một thời gian, nồng độ các chất trong bình như sau: [N2] = 2M ; [H2] = 3M ; [NH3] = 2M. Nồng độ mol/l của N2 và H2 ban đầu lần lượt là :
A. 3 và 6. B. 2 và 3.
C. 4 và 8. D. 2 và 4.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Xét lượng N2, H2 tham gia phản ứng, thì ta có phương trình:
N2 + 3H2 → 2NH3 (1)
(1) CM N2 phản ứng = ½ CM NH3 sinh ra = 1M
(1) CM H2 = 3/2 CM NH3 sinh ra = 3M
=> CM N2 ban đầu = 1 + 2 = 3M
CM H2 ban đầu = 3 + 3 = 6M
Đáp án A.
Ví dụ 2: Cho phản ứng hóa học : CO (k) + Cl2 (k) \( \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \) COCl2 (k) KC = 4
Biết rằng ở toC nồng độ cân bằng của CO là 0,20 mol/l và của Cl2 là 0,30 mol/l. Nồng độ cân bằng của COCl2 ở toC là :
A. 0,024 (mol/l).
B. 0,24 (mol/l).
C. 2,400 (mol/l).
D. 0,0024 (mol/l).
Hướng dẫn giải chi tiết:
Từ phương trình hóa học
\(\begin{array}{l}{K_C} = \frac{{\left[ {COC{l_2}} \right]}}{{\left[ {CO} \right].\left[ {C{l_2}} \right]}} = \frac{{\left[ {COC{l_2}} \right]}}{{0,2.0,3}} = 4\\ = > \left[ {COC{l_2}} \right] = 4*0,2*0,3 = 0,024M\end{array}\)
Đáp án A
Loigiaihay.com
Từ khóa » Bài Tập Hằng Số Cân Bằng Kc
-
Giải Bài Tập Hóa Học 10 - Bài 50: Cân Bằng Hóa Học (Nâng Cao)
-
Cách Giải Các Dạng Bài Tập Về Cân Bằng Hóa Học Hay, Chi Tiết
-
BÀI Tập Cân BẰNG HÓA HỌC - 123doc
-
Chủ đề 3: Các Dạng Bài Tập Về Cân Bằng Hóa Học - Lib24.Vn
-
Các Dạng Bài Tập Tốc độ Phản ứng Và Cân Bằng Hóa Học Có đáp án ...
-
Bài Tập Cân Bằng Hóa Học Và Tốc độ Phản ứng Môn Hóa Học 12
-
Hóa Học Đại Cương Dành Cho Sinh Viên Đại Học, Cao đẳng & Bài Tập ...
-
Viết Các Biểu Thức Hằng Số Cân Bằng Kc Cho Các Phản ứng Sau
-
Bai Tap Can Bang Hoa Hoc - SlideShare
-
BAI TAP CAN BANG HOA HOC HOA LY WEB
-
Bài Tập Cân Bằng Hóa Học - Tốc độ Phản ứng (có Lời Giải Chi Tiết)
-
Bài 2 Trang 212 Hóa Học 10 Nâng Cao: Cân Bằng Hóa Học Là Gì? Tại ...
-
[PDF] ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP BÀI THI HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG.pdf