Phương Pháp Giải Nhanh Vật Lý 12 Bằng Máy Tính Phần Dao động Cơ

Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng hỏi bài, trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức

Đăng nhập

Tăng Giáp Trang chủ Diễn đàn > VẬT LÍ > LỚP 12 > Chương 1: Dao động cơ > Tài liệu > Casio phương pháp giải nhanh vật lý 12 bằng máy tính phần dao động cơ

Thảo luận trong 'Tài liệu' bắt đầu bởi Tăng Giáp, 16/4/16.

Tags:
  • casio vật lý
  • công thức giải nhanh chương dao động cơ
  • giải vật lý 12 bằng máy tính
  • phương pháp giải nhanh vật lý
  1. Tăng Giáp

    Tăng Giáp Administrator Thành viên BQT

    Tham gia ngày: 16/11/14 Bài viết: 4,630 Đã được thích: 282 Điểm thành tích: 83 Giới tính: Nam
    A. LÝ THUYẾT I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
    • Bài toán vật lý dao động cơ liên quan tới hàm điều hòa mà trong chương trình vật lý. Phương pháp thông thường để giải các bài toán này là phương pháp lượng giác hoặc phương pháp giản đồ vecto quay Fre-nen, các phương pháp này đủ để học sinh giải quyết được các nhiệm vụ đề ra của bài tập trong chương trình. Tuy nhiên các phương pháp này thường dài và cần một lượng thời gian tương đối nhiều. Vì vậy với sự hỗ trợ của MTCT casio fx 570ES ta có thể giải bài toán trên nhanh hơn với một phương pháp mới là “phương pháp sử dụng số phức”.
    • Ta đã biết một đại lượng biến thiên điều hòa theo thời gian x = Acos(ωt + φ) có thể biểu diễn dưới dạng số phức $\overline x .$
    • Số phức $\overline x .$ = a + bi với a là phần thực; b là phần ảo và i là dơn vị ảo i$^2$ = - 1
    • Biểu diễn số phức $\overline x $ = a + bi trên mặt phẳng phức: mođun của số phức $r = \sqrt {{a^2} + {b^2}} $; acgumen số phức là φ với tanφ = b/a
    [​IMG]
    • Dạng lượng giác của số phức $\overline x $ = a + bi = rcos(φ +isinφ) với a = rcosφ và b = rsinφ
    • Theo công thức ole ta có $\overline x = a + bi = r\left( {\cos \varphi + {\rm{isin}}\varphi } \right) = r{e^{i\varphi }} = A\angle \varphi $
    • Biểu diễn dao động điều hòa bằng số phức
    • Hàm dao động điều hòa x = Acos(ωt + φ) khi t = 0 thì $\vec A = \left\{ \begin{array}{l} \left| {\vec A} \right| = OA = A\\ \left( {{\rm{Ox}},\overrightarrow A } \right) = \varphi \end{array} \right.$
    • Ta thấy a = Acosφ và b = Asinφ → tại t = 0 biểu diễn x bằng số phức $\overline x = a + bi = A\left( {\cos \varphi + {\rm{isin}}\varphi } \right) = A{e^{i\varphi }} = A\angle \varphi $
    • Vậy một hàm dao động diều hòa (xét tại t = 0) có thể viết dưới dạng số phức như sau: x = Acos(ωt + φ) → t = 0: $\overline x = a + bi = A\left( {\cos \varphi + {\rm{isin}}\varphi } \right) = A{e^{i\varphi }} = A\angle \varphi .$ với a = Acosφ và b = Asinφ; $r = \sqrt {{a^2} + {b^2}} ;$ tanφ = b/a
    [​IMG]
    • Khi đã chuyển hàm dao động điều hòa sang dạng số phức ta có thể tính toán các bài toán có hàm điều hòa bằng phương pháp số phức. Trong phần dao động cơ, ta có thể giải các bài toán sau:
    Bài toán 1: viết phương trình dao động là bài toán chuyển số phức biểu diễn dao động điều hòa từ dạng tọa độ đề các sang dạng tọa độ cực. Bài toán 2: tổng hợp hai dao động điều hòa chính là bài toán cộng hai số phức biểu diễn hai dao động ấy. Phương pháp này có kết quả hoàn toàn giống như các phép giải thông thường tuy nhiên được sự hỗ trợ của máy tính cầm tay nên có lợi hơn nhiều về mặt thời gian. II. BIỂU DIỄN VÀ THAO TÁC MÁY TÍNH 1. NÚT LỆNH Trong máy tính casio fx 570ES có các nút lệch sau: [​IMG] 2. TRỰC QUAN [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] B. VÍ DỤ MINH HỌA DẠNG 1: VIẾT PHƯƠNG TRÌNH DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA KHI BIẾT VẬN TỐC VÀ LI ĐỘ Ở THỜI ĐIỂM BAN ĐẦU BÁI TOÁN: Viết phương trình dao động điều hòa của vật biết ở thời điểm ban đầu vật có li độ và vận tốc tương ứng là: x$_{(0)}$ và v$_{(0)}$ và tần số ω. [​IMG] VÍ DỤ: Ví dụ 1: Một vật dao động điều hòa có biên độ A = 24 cm ,chu kỳ T= 4 s. Tại thời điểm t = 0 vật có li độ cực đại âm (x = -A). Viết phương trình dao động điều hòa x? [​IMG] Ví dụ 2: Vật dao động điều hòa có tần số f =0,5Hz tại gốc thời gian t = 0 vật có li độ 4cm và vận tốc 12,56cm/s. Hãy viết phương trình dao động? [​IMG] DẠNG 2: TỔNG HỢP HAI DAO ĐỘNG BÀI TOÁN 1: Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương cùng tần số x1 = A1cos(ωt + φ1) và x2 = A2cos(ωt + φ2). Tìm dao động tổng hợp của vật. [​IMG] VÍ DỤ: Ví dụ 1: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có phương trình: x1 = 5cos(πt + π/3) (cm); x2 = 5cosπt (cm). Dao động tổng hợp của vật có phương trình? Hướng dẫn giải​[​IMG] Ví dụ 2: Một vật dao động điều hòa xung quanh VTCB dọc theo trục x’Ox có li độ $x = \frac{4}{{\sqrt 3 }}\cos (2\pi t + \frac{\pi }{6}) + \frac{4}{{\sqrt 3 }}\cos (2\pi t + \frac{\pi }{2})\,\,cm.$ Xác định biên độ và pha ban đầu của dao động? [​IMG] BÀI TOÁN 2: Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương cùng tần số x1 = A1cos(ωt + φ1) và x2 = A2cos(ωt + φ2). Biết dao động tổng hợp của vật x = Acos(ωt + φ). Tìm một trong hai dao động thành phần khi biết một dao động thành phần còn lại. Hướng dẫn giải​[​IMG] VÍ DỤ: Ví dụ 1: Một chất điểm dao động điều hoà có phương trình dao động tổng hợp $x = 5\sqrt 2 \cos \left( {\pi t + \frac{{5\pi }}{{12}}} \right)cm.$ Biết dao động thành phần x2 = 5cos(πt + π/6) cm. Xác định dao động x1? [​IMG] C. VẬN DỤNG Câu 1. Vật m gắn vào đầu một lò xo nhẹ, dao động điều hoà với chu kì 1s. Người ta kích thích dao động bằng cách kéo m khỏi vị trí cân bằng ngược chiều dương một đoạn 3cm rồi buông. Chọn gốc toạ độ ở VTCB, gốc thời gian là lúc buông vật. Hãy viết phương trình dao động. A. x = 3cos(2πt + π) cm B. x = 3cos(2πt) cm C. x = 3cos(2πt – π/4) cm D. x = 3cos(2πt + π/4) cm Đáp án: A Câu 2. Một vật nhỏ m = 250 g được treo vào đầu dưới một lò xo nhẹ, thẳng đứng k =25 N/m. Từ vị trí cân bằng người ta kích thích dao động bằng cách truyền cho m một vận tốc v = 40cm/s theo phương của trục lò xo. Chọn gốc toạ độ ở VTCB, gốc thời gian là lúc m qua VTCB ngược chiều dương. Hãy viết phương trình dao động. A. x = 4cos(10t – π/2) cm B. x = 3cos(2πt + π/4) cm C. x = 4cos(2πt – π/4) cm D. x = 4cos(10t + π/2) cm Đáp án: D Câu 3. (ĐH - 2011) Một chất điểm dđđh trên trục Ox. Trong thời gian 31,4 s chất điểm thực hiện được 100 dao động toàn phần. Gốc thời gian là lúc chất điểm đi qua vị trí có li độ 2 cm theo chiều âm với tốc độ là 40√3 cm/s. Lấy π = 3,14. Phương trình dao động của chất điểm là A.x = 6cos(20t – π/6)cm B.x = 4cos(20t + π/3)cm C.x= 4cos(20t – π/3)cm D.x = 6cos(20t + π/6)cm Đáp án: B Câu 4. Một chất điểm dao động điều hoà với chu kì T = 1 s. Tại thời điểm t = 2,5 s tính từ lúc bắt đầu dao động, chất điểm đi qua vị trí có li độ x = - 2cm và vận tốc v = - 4π√3 cm/s. Phương trình dao động của chất điểm là A. x = 4cos(2t + 2π/3) cm. B. x = 2cos(2πt – 2π/3) cm. C. x = 4cos(2πt – π/3) cm. D. x = 4cos(2πt + π/3) cm. Đáp án: C Câu 5. Một vật dao động điều hòa trên đoạn thẳng AB = 10cm. Lấy gốc tọa độ là trung điểm O của AB, chiều dương từ A đến B. Trong 10s vật thực hiện được 20 dao động toàn phần. Lúc t = 0 vật qua O theo chiều từ A đến B. Phương trình chuyển động của vật có dạng A. x = 10cos(2πt + π/2)cm C. x = 10cos(2πt - π/2)cm B. x = 5cos(4πt + π/2)cm D. x = 5cos(4πt - π/2)cm Đáp án: D Câu 6. Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số có phương trình x1 = 5cos(πt + π/3)cm; x2 = 5cosπt cm. Dao động tổng hợp của vật có phương trình A. x = 5√3 cos(πt – π/4) cm B. x = 5√3 cos(πt + π/6) cm C. x = 5cos(πt + π/4) cm D. x = 5cos(πt – π/3) cm Đáp án:B Câu 7. Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số x1= cos(2πt + π) cm; x2 = √3cos(2πt – π/2) cm. Phương trình dao động tổng hợp A. x = 2cos(2πt – 2π/3) cm B. x = 4cos(2πt + π/3) cm C. x = 2cos(2πt + 2π/3) cm D. x = cos(2πt + 4π/3) cm Đáp án: A Câu 8. Ba dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số có phương trình lần lượt là x1 = 4cos(πt – π/2), x2 = 6cos(πt + π/2) cm và x3 = 2cos(πt)cm. Dao động tổng hợp này có biên độ và pha ban đầu là A. 2√2 cm và π/4 rad. B. 2√3 cm và – π/4 rad C. 12 cm và π/2 rad D. 8 cm và – π/2 rad Đáp án: A Câu 9. Dao động tổng hợp của hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số x1 = a√2cos(πt + π/4) cm và x2 = acos(πt + π) cm có phương trình dao động tổng hợp là A. x = a√2cos(πt + 2π/3) cm B. x = acos(πt + π/2) cm C. x = 3a/2cos(πt + π/4) cm D. x = 2a/3cos(πt + π/6) cm Đáp án: B Câu 10. Tìm tổng hợp của bốn dao động điều hoà cùng phương và cùng tấn số như sa x1 = 10cos(20πt – π/6) cm, x2 = 6√3cos(20πt – π/2) cm, x3 = - 4√3cos(20πt) cm và x4 = 10cos(20πt + π/6) cm A. x = 6cos(20πt – π/4) cm B. x = 6√6cos(20πt – π/4) cm C. x = 6cos(20πt) cm D. x = 6cos(20πt – π/4) cm Đáp án: B

    Bài viết mới nhất

    • Dao động cơ trong đề thi đại học từ 2010 đến 201728/12/2017
    • Chương dao động cơ điều hòa phần 230/10/2017
    • chương dao động cơ30/10/2017
    • phương pháp giải nhanh vật lý 12 bằng máy tính phần dao động cơ16/04/2016
    • Dao động cơ qua các năm được phân tách từ đề thi chính thức của BGD&ĐT01/03/2016
    Tăng Giáp, 16/4/16 #1 Thu Hòa Nguyễn thích bài này.
(Bạn phải Đăng nhập hoặc Đăng ký để trả lời bài viết.) Show Ignored Content

Chia sẻ trang này

Tên tài khoản hoặc địa chỉ Email: Mật khẩu: Bạn đã quên mật khẩu? Duy trì đăng nhập Đăng nhập

Thống kê diễn đàn

Đề tài thảo luận: 6,071 Bài viết: 12,735 Thành viên: 18,036 Thành viên mới nhất: duychien.saigonapp

Chủ đề mới nhất

  • Tăng Giáp [8+] Phân tích bài thơ Đất nước... Tăng Giáp posted 6/8/20
  • Tăng Giáp Hướng dẫn viết dàn ý bài thơ... Tăng Giáp posted 6/8/20
  • Tăng Giáp [8+] Phân tích bài kí Ai đã đặt... Tăng Giáp posted 6/8/20
  • Tăng Giáp [8+] Phân tích truyện Vợ chồng... Tăng Giáp posted 6/8/20
  • Tăng Giáp [8+] Phân tích bài thơ tây tiến... Tăng Giáp posted 6/8/20
Đang tải... Tăng Giáp Trang chủ Diễn đàn > VẬT LÍ > LỚP 12 > Chương 1: Dao động cơ > Tài liệu >

Từ khóa » Bấm Casio Lý 12