Phương Pháp Học Tiếng Anh Bằng Tiềm Thức - IELTS LangGo
Có thể bạn quan tâm
Đừng dùng sự bận rộn làm lý do chính đáng để lười học tiếng Anh. Hãy tham khảo ngay phương pháp học tiếng Anh bằng tiềm thức, để có thể tận dụng ngay cả thời gian ngủ để nâng cao trình độ tiếng Anh.
Phương pháp học tiếng Anh bằng tiềm thức là gì?
Phương pháp học tiếng Anh bằng tiềm thức là một trong những cách học phổ biến đã được áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới từ lâu. Thế nhưng, tại Việt Nam, khoảng 10 năm gần đây, phương pháp này mới thực sự trở thành phương pháp học tiếng anh hiệu quả được hầu hết những người học tiếng Anh áp dụng.
Phương pháp học tiếng Anh bằng tiềm thức giúp bạn tiết kiệm thời gian, tối ưu thời gian rảnh để tự học. Bạn hoàn toàn có thể bật chương trình tiếng Anh và để chúng chạy trong vô thức, rồi làm việc khác, hoặc bật trong lúc...ngủ. Việc này cũng tương tự như khi bạn đang nghe nhạc hay radio nhưng vẫn làm việc vậy. Với phương pháp này, bạn có thể học mọi lúc mọi nơi, tận dụng được quỹ thời gian eo hẹp trong ngày để học tiếng Anh, nhất là tiếng Anh giao tiếp với kỹ năng nghe - nói.
Có thể bạn quan tâm:
- Luyện thi IELTS Reading: Tourist Attractions
- MỘT SỐ LƯU Ý VỀ NGỮ PHÁP CHO PHẦN THI IELTS WRITING TASK 1
- LÀM SAO ĐỂ TRẢ LỜI PHẦN THI IELTS SPEAKING PART 2 VỚI CHỦ ĐỀ BẤT KỲ?
Cơ sở khoa học của phương pháp học tiếng Anh bằng tiềm thức
1. Tiềm thức chi phối 80% hoạt động của con người
Tiềm thức chi phối đa số hành động của mỗi người. Đó là quá trình mô phỏng được lập trình sẵn từ lúc con người sinh ra hoặc được hình thành theo thời gian đủ lâu. Tiềm thức chính là điều kiện cần để chúng ta có thể làm nhiều việc trong cùng một lúc, chẳng hạn như vừa lái xe vừa nghe nhạc, hoặc vừa làm việc vừa nghe radio. Tóm lại, khi chúng ta có thể thực hiện nhiều hoạt động cùng một lúc, hãy hiểu rằng đó là quá trình đã được lập trình sẵn trong đầu bởi tiềm thức.
Mục tiêu cuối cùng của việc học ngoại ngữ, nhất là học tiếng Anh giao tiếp, chính là có thể sử dụng ngôn ngữ đó như tiếng mẹ đẻ. Để làm được điều ấy, tiếng Anh phải trở thành một phần trong tiềm thức, hay nói cách khác là chúng ta cần phản xạ tiếng anh bằng sức mạnh vô thức. Và đó là lý do tại sao phương pháp học tiếng Anh bằng tiềm thức lại trở thành một phương pháp học tiếng anh hiệu quả, được nhiều người ưa chuộng.
2. Cách thức tác động vào tiềm thức
Mục tiêu của chúng ta là tìm cách tận dụng phần lớn nguồn sức mạnh tiềm thức, sử dụng nó để phục vụ lợi ích của bản thân, cụ thể ở đây là học tiếng Anh hàng ngày hiệu quả. Tiềm thức là tầng phản xạ của não rất khó bị tác động trực tiếp. Khác với ý thức, tiềm thức của con người không dễ bị điều khiển bởi bất cứ điều gì. Vì thế, việc tác động vào tiềm thức vì bất cứ mục đích gì đều không thể làm trực tiếp, học tiếng Anh trong tiềm thức cũng vậy.
Để tác động vào tiềm thức, mỗi ngày, chúng ta phải tạo ra được một khoảng trống yên tĩnh, khi mà các yếu tố bên ngoài không thể làm xao lãng, để “đăng ký” với tiềm thức tinh thần của mình những gì mà chúng ta muốn. Chẳng hạn như, chúng ta sẽ dành 30 phút trước khi đi ngủ để nghe hoặc xem các chương trình bằng tiếng Anh, hoặc tranh thủ đeo tai nghe audio ngay trong lúc đang gà gật trên chuyến xe buýt đi học buổi sáng. Và tất nhiên, việc đó phải diễn ra thường xuyên, lặp đi lặp lại trong một thời gian đủ dài.
Theo một vài nghiên cứu khoa học về não, thời điểm tiềm thức “mong manh nhất” để tác động chính là khi não ở trạng thái giữa thức và ngủ, khi đó não không còn bị chi phối bởiý nghĩ. Thời điểm đó, tiềm thức rất cởi mở để thu nhận thông tin bị động. Đó là lý do vì sao phương pháp học tiếng Anh bằng tiềm thức thường gắn liền với cụm từ “học ngay cả khi đang ngủ”.
Tóm lại, cơ sở khoa học của phương pháp học tiếng Anh bằng tiềm thức chính là tận dụng nguyên lý hoạt động của não, tranh thủ tác động vô thức trong lúc não không bị chi phối bởi yếu tố bên ngoài, thông qua các phương tiện như âm thanh; từ đó, biến việc sử dụng tiếng Anh trở thành phản xạ tự nhiên.
Cách áp dụng phương pháp học tiếng Anh bằng tiềm thức
Hình thức học phổ biến nhất của phương pháp này chính là nghe tiếng anh trong vô thức. Để làm điều đó, chúng ta có thể:
1. Bật chương trình học tiếng Anh trong lúc đang làm việc khác
Bạn đã bao giờ không chủ đích nghe một bài hát nhưng lại có thể thuộc làu bài hát đó chưa? Hay có những thông tin chúng ta ghi nhớ trong lúc nghe TV khi đang ăn cơm? Đó chính là vì bạn đã học bằng tiềm thức đấy. Hãy thử áp dụng với việc học tiếng Anh giao tiếp nào.
Bạn có thể tìm có thể tìm những video, audio tiếng Anh theo chủ đề bạn hứng thú, với những thông tin hữu ích và bật chúng trong lúc đang làm gì đó như học hay làm việc. Sau một vài lần lặp đi lặp lại, thông tin sẽ được ghi vào bộ nhớ của bạn. Và bạn lặp lại càng thường xuyên thì bạn càng có thể ghi nhớ lâu hơn. Tất nhiên, hãy đổi mới chủ đề nếu bạn muốn tiếp thu nhiều thông tin hơn nữa.
2. Bật chương trình học tiếng Anh trong lúc đang ngủ
Ngay cả khi chúng ta đang ngủ, tiềm thức của chúng ta hoạt động. Biểu hiện là chúng ta vẫn gặp tình trạng mơ ngủ, đôi khi là bóng đè, và vài lúc vẫn cảm nhận được những gì xung quanh đang diễn ra.
Trong một cuộc nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications năm 2017, nhà thần kinh học thuộc Đại học nghiên cứu PSL (Pháp)) cho biết: “Chúng tôi đã chứng minh được rằng con người có thể học trong khi đang ngủ.”
Trong cuộc thí nghiệm, tình nguyện viên tham gia được yêu cầu đi ngủ trong khi căn phòng tràn ngập những âm thanh du dương của những bài ca. Kết quả là khi thức dậy, hầu hết đều có thể kể lại về cảm nhận cũng như loại nhạc mình đã nghe trong khi ngủ. Theo đó, nghiên cứu đã cho thấy bộ não có khả năng tái tạo nên những ký ức mới và nhận được thông tin truyền đạt ngay cả khi con người đang ở trạng thái ngủ.
Ngoài ra, cũng qua nghiên cứu này, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên thực hành học tiếng Anh bằng tiềm thức ở giai đoạn đầu của giấc ngủ, khi bạn chưa ngủ sâu. Đó là bởi vì hiệu quả ghi nhớ này của não bộ cũng tùy thuộc vào con người đang trong giai đoạn nào của giấc ngủ, ngủ càng sâu thì hiệu quả kém hơn và ngược lại.
Những loại hình chương trình bạn có thể bật là video học tiếng Anh, các sách nói bằng tiếng Anh, podcast tiếng Anh, và thậm chí là các bản nhạc tiếng Anh bạn yêu thích.
Tóm lại, bạn hoàn toàn nên tận dụng khoảng thời gian 7-8 tiếng khi ngủ để tiếp thu bị động tiếng Anh. Đó là cách học giúp bạn tiết kiệm thời gian nhưng vẫn có thể ghi nhớ thông tin nhiều nhất có thể.
>>> Download trọn bộ tài liệu luyện nghe tiếng Anh từ 0 đến level bản ngữ - LangGo
3. Luyện tập phản xạ tiếng Anh bằng tiềm thức
Phản xạ tiếng Anh thường được hiểu là phản xạ nghe nói. Phản xạ nghe nói tiếng Anh bằng ý thức là trong quá trình giao tiếp bằng tiếng Anh, chúng ta vừa nói, vừa phải tư duy về việc nhấn trọng âm, nối âm, chọn từ vựng… Điều đó khiến chúng ta không thể giao tiếp tiếng Anh trôi chảy. Khác với điều này, phản xạ nghe nói tiếng Anh bằng tiềm thức là khi chúng ta giao tiếp tiếng Anh mà chỉ quan tâm tới nội dung, còn những yếu tố về ngôn ngữ sẽ tự động được bật ra, do tiềm thức chi phối. Khi đó, chúng ta sẽ nói tiếng Anh rất trôi chảy, tự nhiên.
Để làm được điều đó, hãy thử áp dụng suy nghĩ và luyện tiếng Anh mọi lúc, mọi nơi trong mọi tình huống. Trong mọi tình huống, bạn có thể tự nói một vài câu tiếng Anh để tạo thói quen phản xạ. Chẳng hạn, bạn có thể tự chỉ đường trong đầu bằng tiếng Anh khi đang đi bộ trên đường. Như vậy, khi gặp người nước ngoài hỏi hướng đi, bạn sẽ tự tin để chỉ đường cho họ ngay tức thời bằng tiếng Anh.
Trên đây là một vài cách áp dụng phương pháp học tiếng Anh bằng tiềm thức, bạn có thể lựa chọn tuỳ theo thói quen và mục đích của mình để xây dựng kế hoạch học tiếng Anh giao tiếp phù hợp với bản thân.
Lời kết
Học tiếng Anh bằng tiềm thức được đánh giá là phương pháp học hết sức tuyệt vời thông qua việc tìm kiếm sự đam mê, sở thích học tiếng Anh vô thức. Đây là phương pháp học tiếng Anh hiệu quả, giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức, tiền bạc. Tại LangGo, các giảng viên tiếng Anh sử dụng kỹ thuật NLP để "nạp" kiến thức trực tiếp vào sâu trong tiềm thức, giúp học viên phản xạ giao tiếp tự nhiên và tư duy bằng tiếng Anh như người bản ngữ.
Từ khóa » Tiếng Anh Tiềm Thức Trẻ Em Là Gì
-
(Tìm Hiểu) Về Phương Pháp Học Tiếng Anh Tiềm Thức Cho Bé
-
Tiếng Anh Tiềm Thức Trẻ Em Là Gì? Hướng Dẫn Bé Học ... - Map For Kid
-
Tiếng Anh Tiềm Thức Trẻ Em Smartkid - Home | Facebook
-
Tiếng Anh Tiềm Thức Trẻ Em Là Gì? Cách áp Dụng Phương Pháp Học ...
-
Tắm Ngôn Ngữ Tiếng Anh Cho Trẻ: Bố Mẹ Cần Nắm được Nguyên Tắc ...
-
Review Tiếng Anh Tiềm Thức Trẻ Em - Học Tốt
-
Nguyên Tắc 'tắm' Ngôn Ngữ Khi Dạy Trẻ Tiếng Anh - VnExpress
-
Phương Pháp Dạy Tiếng Anh Tiềm Thức Cho Trẻ Em Hiệu Quả
-
Tiếng Anh Tiềm Thức Trẻ Em Có Tốt Không - Bí Quyết Xây Nhà
-
Tắm Ngôn Ngữ Tiếng Anh Cho Trẻ & Nguồn Tài Liệu | KAI PnL
-
Nguyên Tắc "tắm" Ngôn Ngữ Khi Dạy Trẻ Tiếng Anh - Cửa Sổ Vàng
-
CÀI ĐẶT TIỀM THỨC - TIẾNG ANH KHI NGỦ - YouTube
-
Ai Biết Tận Dụng Tiềm Thức Sẽ Giỏi Tiếng Anh | HelloChao
-
Ba Mẹ Nên Cho Con "tắm Ngôn Ngữ" Như Thế Nào Với Sách Nói Trong ...