Phương Pháp Niệm Phật để được “nhất Tâm Bất Loạn”
Có thể bạn quan tâm
Phương Pháp niệm Phật để được “nhất tâm bất loạn”
Tác giả: Tỳ kheo Thích Thanh Phước Nguồn: CS.Ngọc Thanh
Để được “Nhất tâm bất loạn”, người tu chỉ cần Chú ý kỹ và mạnh hơn một chút, rồi một chút nữa (cái khéo của người tu nằm tại chỗ này) cho đến khi nào thấy không có một ý nghĩ nào khởi lên hay xẹt ra được nữa, chỉ còn lại 4 chữ A Di Đà Phật mà thôi. Như vậy, là niệm Phật được “Nhất tâm bất loạn” rồi đấy.
Trong kinh Tiểu bổn A Di Đà, đức Phật có dạy: “Muốn được vãng sanh về Tịnh Độ của đức Phật A Di Đà, người tu phải đáp ứng đủ ba điều kiện dưới đây:
1. Phước đức và căn lành phải lớn (Nguyên văn: Bất khả dĩ thiểu thiện căn phước đức nhân duyên đắc sanh bỉ quốc).
2. Niệm Phật cho được “Nhất tâm bất loạn” từ một ngày cho tới 7 ngày, (Nguyên văn: Chấp trì danh hiệu, nhược nhứt nhựt, nhược nhị nhựt, nhược tam nhựt, nhược tứ nhựt, nhược ngũ nhựt, nhược lục nhựt, nhược thất nhựt “Nhất tâm bất loạn”).
3. Khi sắp lâm chung tâm không điên đảo. (Nguyên văn: Kỳ nhân lâm mạng chung thời. A Di Đà Phật dữ chư Thánh chúng hiện tại kỳ tiền, thị nhân chung thời, tâm bất điên đảo (= không loạn động), tức đắc Vãng sanh A Di Đà Phật, Cực Lạc quốc độ)”.
Để đáp ứng cho một trong ba điều kiện nêu trên, chúng tôi hân hạnh giới thiệu “Phương pháp niệm Phật để được Nhất tâm bất loạn” như sau:
1. Ngồi kiết già hay bán già hoặc xếp bằng.
2. Hai mắt nhắm lại (vừa khít thôi).
3. Không quán tưởng.
4. Không nhớ đến Phật và Bồ Tát.
5. Không lần chuổi.
6. Trong tâm liên tục mặc niệm (niệm thầm trong tâm) bốn chữ “A Di Đà Phật” hay sáu chữ “Nam mô A Di Đà Phật”, mỗi chữ khoảng 1 giây đồng hồ.
7. Trong khi đang mặc niệm bốn chữ A Di Đà Phật, người tu dùng con mắt tâm (tâm nhãn) quan sát trong thân (từ hai vai xuống tới rún) xem coi bốn chữ A Di Đà Phật khởi lên ở chỗ nào. Khi nước tâm (tâm thủy) lóng trong, người tu sẽ thấy được Điểm Niệm Phật (chỗ 4 chữ A Di Đà khởi lên). (Chú ý: Nếu người tu mặc niệm vài ba câu rồi ngừng lại để tìm Điểm Niệm Phật thì không thể thấy được, vì Điểm Niệm Phật đã tan rồi. Phải vừa mặc niệm vừa tìm, mới thấy được).
8. Khi thấy được Điểm Niệm Phật rồi, người tu tập trung sự CHÚ Ý (CON MẮT TÂM) nhìn thẳng ngay vào Điểm Niệm Phật, giống như con mèo rình chuột vậy, không được lơi lỏng.
9. Trong khi vừa mặc niệm vừa chú ý, vừa chú ý vừa mặc niệm một cách miên mật (như mèo rình chuột), người tu sẽ phát hiện có ý nghĩ này hay ý nghĩ nọ (tạp niệm) khởi lên xen vào, thì nên biết rằng mình niệm Phật chưa được “Nhất tâm bất loạn”.
10. Để được “Nhất tâm bất loạn”, người tu chỉ cần Chú ý kỹ và mạnh hơn một chút, rồi một chút nữa (cái khéo của người tu nằm tại chỗ này) cho đến khi nào thấy không có một ý nghĩ nào khởi lên hay xẹt ra được nữa, chỉ còn lại 4 chữ A Di Đà Phật mà thôi. Như vậy, là niệm Phật được “Nhất tâm bất loạn” rồi đấy. (Chú ý: Đừng chú ý mạnh quá, sau khi nghỉ dụng công sẽ nặng đầu). Pháp niệm Phật này còn có tên khác là “Pháp cột tâm một chỗ” (Chế tâm nhứt xứ) dù là người mới bắt đầu lần thứ nhất, chỉ cần một thời gian ngắn là có thể đạt đến chỗ “Nhất tâm bất loạn”.
Pháp này có hai tác dụng: thu hút vọng tưởng tạp niệm và tẩy rửa tâm linh sạch sẽ. Do đó, người mới bắt đầu tu tập mỗi lần dụng công chừng nửa giờ (30 phút), ngày vài lần, cộng chung lại khoảng hai, ba tiếng đồng hồ là được. Còn những người đã từng ngồi được từ một tiếng đồng hồ trở lên, thì mỗi lần dụng công từ 50 đến 60 phút, tổng cộng đúng 3 giờ hay 4 giờ, dành cho một ngày.
Đã có rất nhiều người nhờ tu pháp này mà được lợi ích thiết thực trong việc tu hành. Nếu như có vị nào không tin, hãy thử tu thử vài tuần lễ xem sao, vì đâu có tốn đồng xu cắc bạc nào mà sợ.
Ghi chú: – Mặc niệm hay niệm thầm trong tâm là tu trong tâm. Còn mở miệng niệm Phật là lìa tâm mà tu. – Nhắm mắt thấy tâm, mở mắt thấy cảnh.
phatphap.wordpress.com & phatphapnhiemmau.com
Chia sẻ:
- X
Có liên quan
Đăng trong kien-thuc-phat-hoc, tinh-do-tong
« Quán sát sự thật tâm trở nên bén nhạy Nụ Cười Bất Diệt (Xuân Di Lặc) »Trả lời
-
con dat cam ta nguoi da lam viec nay cho con co the de dang tu hanh
By: NGUYEN DUONG on 04/01/2009 at 12:49
Trả lời
-
con rất cám ơn , vì đã học được cách niệm PHẬT .
By: Ẩn danh on 05/02/2009 at 18:36
Trả lời
-
con cam on ai da co long giup nguoi niem phat
By: thuyan on 19/02/2009 at 11:05
Trả lời
-
tuyệt vời xin đa tạ bài viết đã giúp ích cho mọi phật tử tu tập
By: hoang bich on 08/12/2015 at 13:07
Trả lời
Bình luận về bài viết này Hủy trả lời
Chuyên mục
- 540411
- anh-chua
- anh-phat
- anh-thu-phap
- anh-tu-thanh-dia
- bai-thuoc-hay
- chuyen-dao-doi
- dao-phat-va-hanh-phuc
- dia-chi-chua
- dia-chi-phat-hanh-kinh-sach
- dia-chi-quan-com-chay
- dinh-duong-chay
- doan-ket-dao-phat
- dong-gop-y-kien-trang-web
- hoi-dap
- khai-ngo-phat-tanh
- kien-thuc-an-tong-kinh
- kien-thuc-cung-tung
- kien-thuc-kinh-dien
- kien-thuc-phat-hoc
- kinh-phat
- lich-su-duc-phat
- lich-su-phat-giao-the-gioi
- lich-su-phat-giao-viet-nam
- lieu-nghia-thuong-thua
- loi-cam-on-cuoc-song
- loi-cam-on-tu-nhom-quan-tri-web
- loi-ich-an-tong-kinh
- loi-tam-huyet
- luoc-su-phat
- nau-mon-chay
- nhac-phat-download
- nhac-phat-truc-tuyen
- phap-am-download
- phat-giao-the-gioi
- phat-giao-trong-nuoc
- phat-hoc-pho-thong
- phim-phat-download
- phim-phat-truc-tuyen
- quan-the-am-bo-tat
- sach-bien-soan
- sach-dich
- screen-saver
- thien-tong
- tho-phat-giao
- thuyet-giang
- Thơ Phật Giáo
- tinh-do-tong
- truyen-duc-phat
- truyen-giao-hoa
- truyen-tho
- tu-truyen
- tuong-co-phat-giao
- vu-lan-bao-hieu
TÀI TRỢ WEBSITE
TỔNG HỢP
HỎI & ĐÁPBài mới
- Nai Hiền – Tâm Minh Ngô Tằng Giao
- Ý nghĩa thâm sâu của truyện Tây Du Ký
- NGỌC TRÊN ĐƯỜNG BÙN
- NGƯỜI LÀM MẶT NẠ
- Những bức ảnh đáng để tư duy về cuộc đời…
- Hạnh nguyện cho sự lành
- NGƯỜI MẸ
- CON DAO TRONG TÂM
- Đường xưa mây trắng – Chương 5
- Nghệ thuật sống hạnh phúc
- Đường xưa mây trắng – Chương 4
- Đường xưa mây trắng – chương 3
- Đường xưa mây trắng – Chương 2
- Đường xưa mây trắng – Chương 1
- DỄ MÀ KHÓ
- Ý niệm hạnh phúc
- Học làm người
- Bến Đỗ Bình Yên
- TƯỞNG TƯỢNG
- NHẨN NHA CHUYỆN TRỘM – TRÙNG TUYÊN
- Nước Mắt Thiền Sư
- Thành kiến
- Món nào tốt hơn
- Nghệ thuật sống đời hạnh phúc – Dala Lama (Phần 1, Ch.1)
- VÙNG KÝ ỨC
- QUÁN NIỆM VỀ CÁI CHẾT ĐỂ SỐNG CÓ ÍCH
- Nụ cười Phật đản sanh – Lê Đàn
- Ngồi buồn nhớ truyện Tây Du
- 9 675 378 lượt người xem từ ngày 17-07-2007
- Kinh A Di Đà (Dịch nghĩa - Thích Trí Tịnh)
- Nghi Thức Sám Hối - Sám Hối Hồng Danh (Kinh Nhật Tụng - NXB Tôn Giáo)
- Bố thí có mấy loại ?
- Địa chỉ phát hành kinh sách tại TP.HCM
- Tiểu sử Lục Tổ Huệ Năng
- Kinh điển Đại Thừa (Mahayana, Bắc Tông)
- LỊCH SỬ ĐỨC PHẬT
- Các chùa ở Quận Bình Thạnh - TP.HCM
- Các chùa ở Quận Tân Bình - TP.HCM
- THÍCH NHẤT HẠNH: Đừng bỏ gốc rễ, đừng bắt người khác phải bỏ gốc rễ
- Bình luận
- Đăng lại
- Theo dõi Đã theo dõi
- KINH ĐIỂN PHẬT PHÁP Đã có 173 người theo dõi Theo dõi ngay
- Đã có tài khoản WordPress.com? Đăng nhập.
-
- KINH ĐIỂN PHẬT PHÁP
- Tùy biến
- Theo dõi Đã theo dõi
- Đăng ký
- Đăng nhập
- URL rút gọn
- Báo cáo nội dung
- Xem toàn bộ bài viết
- Quản lý theo dõi
- Ẩn menu
NGỘ NHẬP PHẬT TÁNH
Phật dạy: "Ta là Phật đã thành, còn chúng sanh là Phật sẽ thành".ĐẠO PHẬT & HẠNH PHÚC
Chuyên mục này bao gồm những bài thuyết pháp & tâm tình đầy cảm xúc trong việc ứng dụng đạo Phật vào cuộc sống gia đình.CHUYÊN MỤC
GIỚI THIỆU
KINH PHẬT
ĐOÀN KẾT ĐẠO
THUYẾT GIẢNG
TỰ TRUYỆN
LƯỢC SỬ PHẬT
CHÁNH TÍN & MÊ TÍN
HỎI & ĐÁP
ĐẤT PHẬT
LỜI CẢM ƠN CUỘC SỐNG
TIN TỨC PHẬT GIÁO
TRONG NƯỚC
THẾ GIỚI
DOWNLOAD
NHẠC PHẬT
PHIM PHẬT
PHÁP ÂM
TRỰC TUYẾN
NHẠC PHẬT
PHIM PHẬT
HÌNH ẢNH
ẢNH PHẬT
ẢNH TƯỢNG CỔ
ẢNH TỨ THÁNH ĐỊA
ẢNH THƯ PHÁP
ẢNH CHÙA
KIẾN THỨC
PHẬT HỌC
KINH ĐIỂN
CÚNG TỤNG
ẤN TỐNG KINH
THƯ VIỆN SÁCH
THƠ PHẬT GIÁO
SÁCH DỊCH
SÁCH BIÊN SOẠN
. TRUYỆN PHẬT GIÁO
TRUYỆN GIÁO HÓA
TRUYỆN ĐỨC PHẬT
TỰ TRUYỆN
NẾP SỐNG ĐẠO
CHUYỆN ĐẠO ĐỜI
LỜI CẢM ƠN
LỊCH SỬ PHẬT GIÁO
VIỆT NAM
THẾ GIỚI
. ẤN TỐNG KINH
LỢI ÍCH ẤN TỐNG
LỜI TÂM HUYẾT
ĐỊA CHỈ
ĐỊA CHỈ CHÙA
ĐỊA CHỈ KINH SÁCH
QUÁN CƠM CHAY
NẤU ĂN
DINH DƯỠNG CHAY
CÁC MÓN CHAY
BÀI THUỐC HAY
Thống kê
- Thống kê các vị trí truy cập khách online
Sự thật về Cực Lạc
- Vãng sanh là gì? Giải thích “luân hồi” theo giáo lý sâu sắc của Đại thừa? Sự thật về cầu Phật đưa về Tịnh Độ có hay không? Tìm Tịnh Độ không nằm ngoài chân tâm, chuyển Ta Bà thành Cực Lạc hay hiểu theo nghĩa tụng Kinh cầu nguyện vãnh sanh về Cực Lạc? Thấu hiểu Kinh A Di Đà thâm nghĩa hay chỉ trì niệm?
BÀI TRUY CẬP NHIỀU NHẤT
Hình Phật
ThêmTạo một blog miễn phí với WordPress.com.
Trang này sử dụng cookie. Tìm hiểu cách kiểm soát ở trong: Chính Sách CookieTừ khóa » Cách Niệm Phật Nhất Tâm
-
Phương Cách Niệm Phật Nào Giúp Dễ đạt Nhất Tâm Bất Loạn Nhanh ...
-
Niệm Phật Cầu Nhất Tâm Bất Loạn Có Thể Bị Trở Ngại - .vn
-
Bản Nguyện Niệm Phật - Giải Thích Nhất Tâm Bất Loạn - YouTube
-
NIỆM PHẬT CÁCH NÀO ĐỂ ĐƯỢC NHẤT TÂM- Cư Sĩ DIỆU ÂM ...
-
Sự Hiểu Lầm Tai Hại Về Niệm Phật Nhất Tâm Bất Loạn !!!
-
Phương Pháp Niệm Phật Nhất Tâm Bất Loạn Pháp Sư Tịnh Không
-
NIỆM PHẬT CÁCH NÀO ĐỂ ĐƯỢC NHẤT TÂM?
-
Thế Nào Gọi Là "Niệm Phật Nhất Tâm Bất Loạn?
-
Một Cách "Ý Trì" Dễ Đến Kết Quả “Nhất Niệm Bất Loạn” Để Đi Đến ...
-
Niệm Phật Thế Nào Mới Đúng Và Nhất Tâm Bất Loạn Là Sao?
-
Khai Thị Khóa Tu Phật Thất - Chùa Hoằng Pháp
-
3. Niệm Phật Nhất Tâm | Tập Tin III
-
Phương Pháp Niệm Phật để Nhất Tâm Bất Loạn, Vãn Sanh Về Cực Lạc
-
Cách Niệm Phật Trước Khi Ngủ: Nhất Tâm Niệm Phật Sao Cho đúng