PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN TRÍ NHỚ SIÊU ĐẲNG

luyen tri nho sieu dang

Vai trò của trí nhớ

Trí nhớ là một tài sản vô giá và đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống mỗi người. Trí nhớ tốt giúp chúng ta ghi nhớ thông tin, kiến thức quan trọng có ích trong học tập và công việc. Trí nhớ kém ảnh hưởng không nhỏ tới công việc và cuộc sống thường ngày.

Vậy chúng ta nên làm như thế nào để có một trí nhớ tốt?

Các nhà khoa học chứng minh rằng: Trí nhớ của mỗi người không phải do bẩm sinh mà do rèn luyện. Trí nhớ bao gồm việc thu nhận, lưu trữ và hồi tưởng thông tin. Khi chúng ta tập trung đọc hay nghe có thể tiếp thu toàn bộ thông tin, việc lưu trữ thông tin của bộ não con người cũng giống như lưu trữ thông tin máy tính vậy – thông tin không bị hao mòn. Tuy nhiên mọi người đều gặp khó khăn trong việc hồi tưởng thông tin. Bí quyết để có một trí nhớ tốt là cách sắp xếp và kết nối thông tin một cách hợp lý. Tất cả những điều đó đều có phương pháp và cần sự rèn luyện trí nhớ hàng giờ, hàng ngày của mỗi người.

Một vài phương pháp rèn luyện trí nhớ "Siêu đẳng"

- Tập trung cao độ

Trong mọi hoạt động trong cuộc sống thường ngày, sự tập trung cao độ luôn mang đến hiệu quả cao trong mọi việc. Nếu bạn giữ được sự tập trung vào một vấn đề ngay cả khi xung quanh đang rất ồn ào và bị ngắt quãng sẽ giúp bạn có một trí nhớ tốt. Để có được sự tập trung đó, bạn cần thay đổi những thói quen hàng ngày, tập trung cao độ vào việc mình đang làm, thông tin bạn muốn ghi nhớ. Điều đó sẽ giúp bạn nhớ kĩ thông tin và thậm chí bạn sẽ thấy thông tin quen thuộc ngay cả khi bạn không nhớ chi tiết về nó.

- Phương pháp lặp

Ghi nhớ thông tin, sự kiện bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần. Tuy nhiên, bạn ghi nhớ thông tin nhưng cần hiểu rõ bản chất vấn đề và không nên ghi nhớ một cách máy móc, rập khuôn. Điều đó càng khiến cho não bộ trở nên lười biếng.

- Sử dụng sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy giúp bạn ghi nhớ thông tin một cách hệ thống và hiệu quả. Đây là phương tiện ghi chép sáng tạo, đúng theo ý nghĩa của nó là “sắp xếp ý nghĩ” trong bộ não mỗi người. Hơn nữa, sử dụng sơ đồ tư duy giúp mỗi người phát huy tính sáng tạo, nghệ thuật cao khi bạn kết hợp sơ đồ tư duy với màu sắc và hình ảnh minh họa. Ví như: Khi học sinh ôn tập, ghi nhớ bài bằng việc sử dụng sơ đồ tư duy. Các em có thể tô màu, dán hoặc vẽ hình ảnh minh họa kèm theo để bài thêm sinh động hơn.

- Phương pháp liên tưởng.

Theo chúng tôi đây là phương pháp rất quan trọng và hiệu quả đối với học sinh cũng như mọi người. Để thực hiện phương pháp này, chúng ta cần chú ý đến một số quy luật như:

  • Quy luật tương tự ví như nhớ đến mùa thu là hình ảnh lá vàng rơi, màu xanh nhớ tới nước biển, màu lá cây, màu nước biển, …
  • Quy luật tương phản như sáng – tối, nóng – lạnh, xa – gần, buồn – vui, …
  • Quy luật gần gũi ví như thấy hoa nghĩ tới ong bướm, thấy cá nghĩ tới nước, …
  • Quy luật quan hệ như trời nhiều mây sẽ mưa hoặc trời nhiều mây đen, gió to có thể có bão lớn, …
  • Quy luật liên tưởng: Mỗi khi có một dãy số, thông tin cần ghi nhớ thay vì bạn cố gắng ghi nhớ rời rạc, từng từ một thì hãy mã hóa chúng thành những hình ảnh có thể sinh động hoặc hài hước, … Bạn tưởng tượng càng sinh động càng tốt. Thông tin được lặp đi lặp lại nhiều lần thì ấn tượng càng sâu sắc và giúp hình thành phản xạ tự nhiên. Ví như: hôm nay bạn phải đi chợ mua rất nhiều đồ bao gồm: gạo, rau, hoa quả, hành tươi, … thì bạn có thẻ mã hóa thành: Một chú hề trên đầu tóc biến thành rau, bụng chứa gạo rất to, miệng ngậm hoa quả, trên mũi là hành tươi, … Phương pháp liên tưởng này không những giúp bạn ghi nhớ dễ dàng mà cuộc sống sẽ trở nên ngày một sinh động hơn. Bạn hãy trải nghiệm nhé!
  • Quy luật viết tắt ví như: ASEAN, NATO, WTO, …
  • Quy luật liên kết ví như để ghi nhớ độ cao của đỉnh Phan – xi – păng thì rất ít người có thể nhớ, nhưng số Pi (=3,14) rất ít người quên. Vì vậy, bạn kết nối sự kiện độ cao của đỉnh Phan – xi – pang với số Pi (=3,14) và thêm số 3 vào sau số Pi ta được: 3,143 và có thể ghi nhớ trong suốt cuộc đời.

- Phương pháp hòa trộn giữa âm thanh và hình ảnh.

Phương pháp này thuận lợi cho những người bán cầu não phải phát triển và mong muốn rèn luyện bán cầu não phải. Đặc biệt đối với những trẻ em có bán cầu não phải phát triển với thông minh hình ảnh và âm thanh. Bố mẹ nên tận dung và phát huy ưu thế của con.

- Phương pháp LOGI

Trong tiếng việt gọi là phương pháp hành trình. Phương pháp này rất tốt cho các nhà hùng biện. Ví như: bạn cố gắng ghi nhớ vị trí các đồ vật trong ngôi nhà của mình, đi đến đâu nói điều gì – chỉ cần tập vài lần sẽ trình bày mạch lạc, không thừa, không thiếu.

- Phương pháp ghi nhớ những con số, sự kiện.

Bạn có thể chia nhóm, liên kết, mã hóa số thành chữ cái, dùng chữ để tạo thành thông tin dễ nhớ như 0=O, 1= A, 2=B, 3=C, … sau đó ghép các chữ cái thành các câu, thông tin dễ nhớ.

- Phương pháp thu nhận và làm mới.

Theo thời gian bạn cũng cần làm sạch bộ nhớ để tạo các kết nối rõ ràng hơn.

- Phương pháp luyện tập – quy luật

Bộ não trí nhớ của chúng ta sẽ quên sau 24h, 10 ngày và 2 tuần. Vì vậy, việc ôn luyện trong vòng 24h, 10 ngày và 2 tuần là rất cần thiết và sẽ giúp chúng ta ghi nhớ lâu dài.

Một trí nhớ tuyệt vời không chỉ giúp bạn có những thuận lợi và sự thoải mái trong công việc, cuộc sống. Đặc biệt hơn nữa, trí nhớ và cách rèn luyện trí nhớ giúp bạn giảm được bệnh về trí nhớ, chứng hay quên, … Vì thế, hãy thường xuyên luyện tập, rèn luyện trí não, đừng để não bộ của bạn già đi trước tuổi do chính sự lười biếng của mình bạn nhé.

Để hình dung rõ hơn cũng như thực hành các bạn nên tham khảo thêm khóa học online: “Phương pháp ghi nhớ siêu tốc” của giảng viên Phan Thanh Dũng – Giảng viên dạy kỹ năng ghi nhớ tại trung tâm Adam Khoo Learning Centre VietNam

Xem chi tiết chương trình học

P/s: Nhớ sử dụng mã giảm giá LHM40 để được giảm 40% khóa học các ban nhé

Từ khóa » Cách Rèn Luyện Trí Nhớ Siêu đẳng