Phương Pháp Tăng Giảm Khối Lượng Trong Hóa Hữu Cơ

Home » Hóa Học » Phương pháp tăng giảm khối lượng trong hóa hữu cơ – Hóa Học lớp 9, lớp 12 Hóa Học Phương pháp tăng giảm khối lượng trong hóa hữu cơ – Hóa Học lớp 9, lớp 12 admin.ta 8 Tháng Mười Một, 2021 40 Views 0 SaveSavedRemoved 0
phuong phap tang giam khoi luong la gi

Phương pháp tăng giảm khối lượng là một phương pháp rất hay cũng như thường xuyên được học sinh xử dụng. Hãy cùng chúng tôi theo dõi nội dung dưới đây để nắm bắt được nhiều thông tin hữu ích nhé !

Tham khảo bài viết khác:

  • Phương pháp bảo toàn điện tích là gì ? Các dạng bài tập áp dụng có lời giải ?
  • Phương pháp bảo toàn khối lượng là gì ? Công thức và cách giải Hóa lớp 9, lớp 12

     Phương pháp tăng giảm khối lượng

Tóm tắt nội dung

  • 1      Phương pháp tăng giảm khối lượng
    • 1.1    1. Nguyên tắc của phương pháp
    • 1.2    2. Các phương pháp giải bài toán tăng giảm khối lượng
  • 2       Các bước giải bài tập bằng phương pháp tăng giảm khối lượng 
  • 3      Các phản ứng thường áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng
  • 4    Bài tập vận dụng phương pháp tăng giảm khối lượng

   1. Nguyên tắc của phương pháp

– Mọi sự biến đổi hóa học ( được mô tả bằng phương trình phản ứng) đều có liên quan đến tăng hoặc giảm khối lượng.

– Dựa vào sự tăng hoặc giảm khối lượng khi chuyển 1 mol chất X thành 1 hoặc nhiều mol chất Y ( có thể qua các giai đoạn trung gian) ta dễ dàng tính được số mol của các chất và ngược lại từ số mol hoặc quan hệ số mol của các chất ta sẽ biết được sự tăng giảm khối lượng của các chất X,Y.

   2. Các phương pháp giải bài toán tăng giảm khối lượng

– Phương pháp đại số :

+) Đặt ẩn cho số mol chất phản ứng

+) Lập phương trình biểu diễn độ tăng ( hoặc giảm )

+) Giải tìm ẩn và kết luận

– Phương pháp suy luận tăng giảm:

Từ độ tăng( giảm) theo đề và tăng (giảm) theo PTHH ta tìm được số mol của các chất = hệ số

phuong phap tang giam khoi luong la gi

      Các bước giải bài tập bằng phương pháp tăng giảm khối lượng 

+) Bước 1: Xác định đúng mối liên hệ tỉ lệ giữa các chất đã biết với chất cần xác định, sử dụng định luật bảo toàn nguyên tố để xác định chính xác tỉ lệ này

+) Bước 2: Xác định khi chuyển từ chất X thành Y ( hoặc ngược lại) thì khối lượng tăng lên hoặc giảm đi theo tỉ lệ phản ứng và theo đề bài cho

+) Bước 3: Lập phương trình toán học để giải

     Các phản ứng thường áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng

   1. Phản ứng kim loại tác dụng với dd axit HCl, H2SO4 loãng

R + HX – muối + H2

∆m tăng = mgốc axit = mmuối – mKL (ngốc axit = naxit)

   2. Phản ứng kim loại A tác dụng với muối của kim loại B

A + muối B – muối A + B

+) MA > MB sau phản ứng khối lượng thanh KL A tăng

+) MA < MB sau phản ứng khối lượng thanh KL A giảm

   3. Phản ứng muối cacbonat (hiđro cacbonat) tác dụng với dd axit HCl, H2SO4 loãng

∆m tăng = mmuối clorua – mmuối cacbonat = 11nCO2

∆m tăng = mmuối sunfat – mmuối cacbonat = 36nCO2

   4. Phản ứng oxit kiam loại tác dụng với dd axit HCl, H2SO4 loãng

   5. Phản ứng CO2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2

+) mkết tủa > mCO2 khối lượng dung dịch giảm so với ban đầu mdd giảm = mkết tủa – mCO2

+) mkết tủa < mCO2 khối lượng dung dịch giảm so với ban đầu mdd giảm = mCO2 – mkết tủa

   6. Phản ứng CO/H2 tác dụng với oxit kim loại

m hỗn hợp khí tăng = mchất rắn giảm = moxi trong oxit phản ứng

phuong phap tang giam khoi luong

   Bài tập vận dụng phương pháp tăng giảm khối lượng

Bài tập 1: Cho 20,15 gam hỗn hợp 2 axit no đơn chức tác dụng vừa đủ với dung dịch Na2CO3 thì thu được V lít khí CO2 (đktc) và dung dịch muối. Cô cạn dung dịch thì thu được 28,96 gam muối. Giá trị của V là?

– Hướng Dẫn Giải:

Gọi công thức tổng quát trung bình của 2 axit là: R-COOH

Phương trình phản ứng:

phuong phap tang giam khoi luong

Theo PTHH có:

1 mol axit tạo ra 1 mol muối tăng: 23-1 = 22g

Theo đề bài, khối lượng tăng: Phương pháp tăng giảm khối lượng trong hóa học cực hay, có lời giải

⇒ n axit = 8,81/22 = 0,4 mol

⇒ n CO2 = ½ n axit = 0,2 mol ⇒ V CO2 = 0,2.22,4 = 4,48 lít

Bài tập 2: Nhúng một thanh sắt nặng 8 gam vào 500 ml dung dịch CuSO4 2M. Sau một thời gian lấy lá sắt ra cân lại thấy nặng 8,8 gam. Xem thể tích dung dịch không thay đổi thì nồng độ mol/lit của CuSO4 trong dung dịch sau phản ứng là bao nhiêu?

– Hướng Dẫn Giải:

Phương trình hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu (1)

Theo phương trình:     56g      1mol         64g tăng 8g

Theo bài ra:                             x mol          tăng 0,8g

– Số mol CuSO4 ban đầu là: 0,5 x 2 = 1 (mol)

– Theo bài ra, ta thấy khối l­ượng thanh sắt tăng là: 8,8 – 8 = 0,8 (g).

Thế vào phương trình (1),từ đó suy ra:

=> x = 0,1 mol

Do đó = 1-0,1 = 0,9 mol

= 1,8 M

Bài tập 3: Ngâm một vật bằng Cu có khối lượng 15g trong 340g dung dịch AgNO3 6%. Sau một thời gian lấy vật ra thấy khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 25%. Khối lượng của vật sau phản ứng là

– Hướng Dẫn Giải:

phuong phap tang giam khoi luong bai tap

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi, hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo !

Người xem: 769

Từ khóa » Cách Tính Khối Lượng Dung Dịch Giảm