PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU TRONG NGHIÊN CỨU KHOA ...
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất
- Công văn Số: 3733/BVĐKT-VTTBYT về việc Yêu cầu báo giá - 27/12/2024
- LỄ THĂM HỎI, ĐỘNG VIÊN MÔ HÌNH TIÊU BIỂU, NỔI BẬT NĂM 2024 TẠI BỆNH VIỆN... - 27/12/2024
- Lịch trực toàn bệnh viện từ ngày 30/12/2024 đến ngày 05/01/2025 - 27/12/2024
- Thông báo Số: 983/TB-BVĐKT về việc lựa chọn Tổ chức đấu giá tài sản - 27/12/2024
- Thông báo Số: 3724/BVĐKT-KD về việc điều chỉnh thông tin trúng thầu - 26/12/2024
PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
08/07/2017 | 252788 Thu thập số liệu là một việc rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học (NCKH). Mục đích của thu thập số liệu (từ các tài liệu nghiên cứu khoa học có trước, từ quan sát và thực hiện thí nghiệm) là để làm cơ sơ lý luận khoa học hay luận cứ chứng minh giả thuyết hay các vấn đề mà nghiên cứu đã đặt ra.Có 3 phương pháp thu thập số liệu:- Thu thập số liệu từ tài liệu tham khảo.- Thu thập số liệu từ những thực nghiệm (các kết quả lâm sàng, cận lâm sàng…).- Thu thập số liệu phi thực nghiệm (lập bảng câu hỏi điều tra, phỏng vấn, thảo luận nhóm…). Yếu tố quyết định phương pháp thu thập số liệu: - Mục tiêu nghiên cứu, các biến số: quyết định các chỉ số cần thu thập. - Đối tượng nghiên cứu. - Loại nghiên cứu (định tính, định lượng, phối hợp, mô tả, phân tích…). - Nguồn thông tin thu thập: Sẵn có hay phải điều tra.1. Phương pháp thu thập số liệu từ tài liệu tham khảoPhương pháp này dựa trên nguồn thông tin thu thập được từ những tài liệu tham khảo có sẵn (hồ sơ, bệnh án, sổ sách thống kê…) để xây dựng cơ sở luận cứ nhằm chứng minh giả thuyết.Ví dụ, để chứng minh giả thuyết “bệnh tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các bệnh tim mạch điều trị tại bệnh viện”, người ta đã dựa vào những nghiên cứu có trước như: - Tỷ lệ bệnh tăng huyết áp điều trị tại bệnh viện. - Tỷ lệ các bệnh tim mạch điều trị tại bệnh viện. - Các thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, của Bộ Y tế, của Bệnh viện về bệnh tim mạch.2. Phương pháp thu thập số liệu từ thực nghiệm 2.1. Khái niệm Trong phương pháp này, số liệu được thu thập bằng cách quan sát, theo dõi, đo đạc qua thăm khám, các xét nghiệm. Để thu thập số liệu, các nhà nghiên cứu thường đặt ra các biến để quan sát và đo đạc (thu thập số liệu).Phương pháp khoa học trong thực nghiệm gồm các bước như: lập giả thuyết, xác định biến, tiến hành thực nghiệm, thu thập số liệu để kiểm chứng giả thuyết.2.2. Định nghĩa các loại biến trong thực nghiệmTrong nghiên cứu thực nghiệm, có 2 loại biến thường gặp, đó là biến độc lập (independent variable) và biến phụ thuộc (dependent variable).- Biến độc lập: là các yếu tố, điều kiện khi bị thay đổi trên đối tượng nghiên cứu sẽ ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.Trong biến độc lập, thường có một mức độ đối chứng (chứa các yếu tố, điều kiện ở mức độ thông thường) hoặc các yếu tố đã được xác định mà người nghiên cứu không cần tiên đoán ảnh hưởng của chúng. Các yếu tố còn lại sẽ được so sánh với yếu tố đối chứng hoặc so sánh giữa các cặp yếu tố với nhau .- Biến phụ thuộc: là những yếu tố bị ảnh hưởng trong suốt quá trình nghiên cứu, hay có thể nói kết quả có được của các biến này phụ thuộc vào sự thay đổi của biến độc lập.- Ví dụ: Trong nghiên cứu “mối liên quan giữa độ nặng của bệnh Sốt xuất huyết Dengue với các yếu tố như ý thức, mạch, huyết áp, Hct, số lượng tiểu cầu”. Thì biến độc lập là ý thức, mạch, huyết áp, Hct, số lượng tiểu cầu. Biến phụ thuộc là độ nặng của bệnh sốt xuất huyết Dengue.Kết quả quan sát phụ thuộc vào nguyên nhân gây ảnh hưởng. Dựa vào mối quan hệ trong giả thuyết đặt ra, người nghiên cứu dễ dàng xác định được yếu tố nào ảnh hưởng đến sự kiện quan sát.2.3. Kỹ thuật thu thập số liệu nghiên cứu 2.3.1. Đối tượng khảo sát Để chọn đối tượng khảo sát trong thí nghiệm, công việc đầu tiên là phải xác định quần thể (population) mà người nghiên cứu muốn đo đạc để thu thập kết quả. Một quần thể bao gồm nhiều cá thể mang các thành phần và đặc điểm khác nhau mà ta muốn khảo sát. Đối tượng khảo sát thường được chia làm hai nhóm:- Nhóm khảo sát (nhóm bệnh): đối tượng được đặt ra trong giả thuyết.- Nhóm đối chứng: so sánh với nhóm khảo sát.2.3.2. Khung mẫu (sample frame) Để bố trí và thu thập số liệu thí nghiệm nghiên cứu thì công việc trước tiên là thiết lập khung mẫu. Khung mẫu cần xác định các cá thể trong quần thể mục tiêu (target population), cỡ mẫu và phương pháp lấy mẫu.2.3.3. Phương pháp lấy mẫu Trước khi đi vào chi tiết về phương pháp lấy mẫu, cần hiểu các định nghĩa có liên quan đến phương pháp, trình bày trong bảng sau.Bảng. Các định nghĩa có liên quan đến phương pháp lấy mẫuQuần thể (population) | Một tập hợp các đối tượng khảo sát (người, cá thể, nhân vật, sinh vật,…) và chứa các đặc tính cần nghiên cứu hay khảo sát. |
Quần thể mục tiêu (target population) | Mang đặc tính nào đó và được đánh giá qua mẫu; hoặc mang các đặc tính cần nghiên cứu và đại diện cho toàn quần thể. Ví dụ, khi nghiên cứu về việc sử dụng các thuốc điều trị bệnh đái tháo đường, thì quần thể mục tiêu là người bị đái tháo đường. |
Mẫu (sample) | Một phần hoặc tập hợp nhỏ cá thể của quần thể mục tiêu được chọn đại diện cho quần thể để khảo sát nghiên cứu. |
Mẫu không xác suất (non-probability sample) | Phương pháp trong đó việc chọn mẫu không có xác suất đồng đều hay các cá thể trong quần thể không có cơ hội được chọn như nhau. |
Mẫu xác suất (probability sample) | Phương pháp chọn mẫu trong đó mỗi cá thể có một xác suất đặc trưng của mẫu và thường bằng nhau. Hầu hết việc lấy mẫu xác suất sử dụng cách lấy mẫu ngẫu nhiên để tạo ra mỗi cá thể trong quần thể có cơ hội được chọn như nhau. |
Phương pháp chọn mẫu không có xác suất thường có độ tin cậy thấp. Mức độ chính xác của cách chọn mẫu không xác suất tùy thuộc vào sự phán đoán, cách nhìn, kinh nghiệm của người nghiên cứu, sự may mắn hoặc dễ dàng.
* Chọn mẫu xác suất
Cơ bản của việc chọn mẫu xác suất là cách lấy mẫu trong đó việc chọn các cá thể của mẫu sao cho mỗi cá thể có cơ hội lựa chọn như nhau, nếu như có một số cá thể có cơ hội xuất hiện nhiều hơn thì sự lựa chọn không phải là ngẫu nhiên. Để tối ưu hóa mức độ chính xác, người nghiên cứu thường sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên.* Các phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên - Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản (simple random)- Chọn mẫu phân lớp (stratified samples)- Chọn mẫu hệ thống (systematic samples)2.4.4. Xác định cỡ mẫu Mục đích của việc xác định cỡ mẫu là để giảm đi công lao động và chi phí làm thí nghiệm và điều quan trọng là chọn cỡ mẫu như thế nào mà không làm mất đi các đặc tính của mẫu và độ tin cậy của số liệu đại diện cho quần thể. Có thể dùng công thức tính cỡ mẫu tùy vào phương pháp nghiên cứu.3. Phương pháp phi thực nghiệm 3.1. Khái niệm Phương pháp phi thực nghiệm là phương pháp thu thập số liệu dựa trên sự quan sát các sự kiện, sự vật đã hay đang tồn tại, từ đó tìm ra qui luật của chúng. Phương pháp này gồm các loại nghiên cứu kinh tế và xã hội, nghiên cứu nhân chủng học, …Loại số liệu thu thập trong phương pháp phi thực nghiệm gồm số liệu được thu thập từ các câu hỏi có cấu trúc kín hoặc số liệu được thu thập từ các câu hỏi mở theo các phương pháp thu thập số liệu.3.2. Kỹ thuật thu thập số liệu Nhiều đề tài, chương trình, dự án nghiên cứu trong các lãnh vực sản xuất, thương mại, kinh doanh có liên quan tới nhiều nhóm người như chủ kinh doanh, đại lý, nhà khoa học, người sản xuất, người tiêu thụ, hay tiềm năng, thị trường, kinh nghiệm, kiến thức hoặc quan điểm. Việc thu thập các thông tin, số liệu trong mối quan hệ trên cần thiết phải chọn phương pháp thu thập số liệu cho phù hợp. Trong đó, phương pháp phỏng vấn là một cách được sử dụng chủ yếu để tìm hiểu những lý do và động cơ về quan điểm, thái độ, sở thích hoặc hành vi của con người. Người phỏng vấn có thể thực hiện các cuộc phỏng vấn là cá nhân hoặc nhóm người ở nơi làm việc, ở nhà, ngoài ruộng đồng, ngoài đường, siêu thị hay ở một nơi nào đó đã thỏa thuận,… Trong phương pháp phỏng vấn, trước khi bắt đầu đặt câu hỏi cho người trả lời thì người nghiên cứu nên xác định phạm vi câu hỏi.3.2.1. Phương pháp phỏng vấn - trả lời Phỏng vấn là một loạt các câu hỏi mà người nghiên cứu đưa ra để phỏng vấn người trả lời. Phỏng vấn có thể được tổ chức có cấu trúc, nghĩa là người nghiên cứu hỏi các câu hỏi được xác định rõ ràng; và phỏng vấn không theo cấu trúc, nghĩa là người nghiên cứu cho phép một số các câu hỏi của họ được trả lời (hay dẫn dắt) theo ý muốn của người trả lời. Có các dạng phiếu hỏi cho phỏng vấn sau:- Phiếu hỏi phỏng vấn qua bưu điện. - Phiếu hỏi phỏng vấn trực tiếp. - Phiếu hỏi phỏng vấn sâu. - Bệnh án mẫu, phiếu nghiên cứu… Số liệu được thu thập bằng cách người điều tra hỏi và ghi chép trực tiếp vào phiếu hỏi. Có thể kết hợp giữa hỏi, quan sát, thăm khám, xét nghiệm để lấy số liệu.3.2.2. Phương pháp sử dụng bảng câu hỏi - trả lờiBảng câu hỏi là một loạt các câu hỏi được viết hay thiết kế bởi người nghiên cứu để gởi cho người trả lời phỏng vấn trả lời và gởi lại bảng trả lời câu hỏi qua thư bưu điện cho người nghiên cứu.Sử dụng bảng câu hỏi là phương pháp phổ biến để thu thập các thông tin từ người trả lời các câu hỏi đơn giản.* Các yếu tố cần cân nhắc khi thiết kế câu hỏi:- Mục đích nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu.- Các giả thuyết nghiên cứu.- Các chỉ số, biến số, thông tin cần thu thập.- Kế hoạch phân tích số liệu.- Các nguồn lực hiện có.- Đặc điểm quần thể nghiên cứu.* Các loại câu hỏi:- Câu hỏi mở: là dạng câu hỏi có số liệu thu thập không có cấu trúc hay số liệu khó được mã hóa. Câu hỏi cho phép câu trả lời mở và có các diễn tả, suy nghĩ khác nhau hơn là ép hoặc định hướng cho người trả lời.Ví dụ: Theo anh/chị, các thói quen nào có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch? ............................................................................................- Câu hỏi đóng: là dạng câu hỏi có số liệu thu thập có thể tương đối dễ dàng phân tích, mã hóa nhưng nó giới hạn sự trả lời.Ví dụ: Gia đình anh/chị thường dùng loại nước nào sau đây để ăn uống: 1.Nước máy 2. Nước giếng 3. Nước mưa 4. Nước sông/suối 5. Nước ao hồ- Câu hỏi mở cuối: là dạng kết hợp 2 loại trên.Ví dụ: Theo anh/chị yếu tố nào sau đây làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch:- Hút thuốc lá.
- Uống cà phê.
- Béo phì.
- Khác (ghi rõ)……………………………
- Nước máy 2. Nước giếng 3. Nước mưa
Tác giả bài viết: TS.BS Võ Bảo Dũng
Nguồn tin: Phòng Kế hoạch tổng hợp - Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định
Tác giả bài viết :
Nguồn tin :
Bài viết khác Xem tất cả
Thông tin khoa học 3195 lượt xemCác báo cáo mô tả các biến thể Guillain-Barre 'bất thường' sau khi tiêm vaccine COVID-19
01/07/2021 | 3195 Thông tin khoa học 2136 lượt xemNghiên cứu khoa học, ứng dụng vào công tác điều trị ở BVĐK tỉnh Nhiều thành tựu xuất sắc
03/11/2018 | 2136 Thông tin khoa học 5393 lượt xemDự án mới, hy vọng mới
29/03/2018 | 5393 Thông tin khoa học 5522 lượt xemHội chứng ruột kích thích: Bệnh từ yếu tố tâm lý
14/03/2018 | 5522 Thông tin khoa học 2195 lượt xemXử lý gắp dị vật thực quản qua nội soi
28/02/2018 | 2195 Thông tin khoa học 2848 lượt xemCan thiệp lấy huyết khối động mạch não: Tăng cơ hội hồi phục cho bệnh nhân đột quỵ
28/10/2017 | 2848Văn bản mới
Nghị định Số: 06/2023/NĐ-CP 21/02/2023 Quyết định số 115/QĐ-BNV 24/02/2022 Số 39/QĐ-UBND 05/01/2021 Quyết đinh số: 4946/QĐ-BYT 26/11/2020 Thông tư 13/2019/TT-BYT ngày 05/7/2019 của Bộ Y tế 05/7/2019 Quyết định số: 7435/QĐ-BYT 14/12/2018 Thông tư Số: 39/2018/TT-BYT 30/11/2018 Quyết định số: 98/QĐ-BV 08/01/2019Tin mới nhất
Công văn Số: 3733/BVĐKT-VTTBYT về việc Yêu cầu báo giá LỄ THĂM HỎI, ĐỘNG VIÊN MÔ HÌNH TIÊU BIỂU, NỔI BẬT NĂM 2024 TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH ĐỊNH Lịch trực toàn bệnh viện từ ngày 30/12/2024 đến ngày 05/01/2025 Thông báo Số: 983/TB-BVĐKT về việc lựa chọn Tổ chức đấu giá tài sản Thông báo Số: 3724/BVĐKT-KD về việc điều chỉnh thông tin trúng thầu Thông báo Số: 3720/BVĐKT-KD về việc bổ sung thông tin thuốc trúng thầu (Glucophage XR 1000mg; Glucophage XR 750mg)Đối tác
Video
Mạng xã hội
Thống kê truy cập
Đang online: 8
Hôm nay: 65
Hôm qua: 858
Tổng: 380607
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH ĐỊNH
Địa chỉ: 106 Nguyễn Huệ, Tp. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Email: bvdakhoatinh@syt.binhdinh.gov.vn
Điện thoại: 0256.3822184
Fax: 0256. 3825455
Bản quyền thuộc về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định.
Từ khóa » Thu Thập Dữ Liệu Thống Kê Là Gì
-
Chương 2: Thu Thập Dữ Liệu Thống Kê By - Prezi
-
Thống Kê – Wikipedia Tiếng Việt
-
[PDF] LÝ THUYẾT THỐNG KÊ - Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
-
Thống Kê Là Gì? Phương Pháp Thống Kê Như Thế Nào?
-
Các Loại Thông Tin Cần Thu Thập Trong Thống Kê
-
Thống Kê Là Gì? Khái Niệm, Chức Năng Và Phương Pháp Thống Kê?
-
[PDF] CHƯƠNG 3 THU THẬP THÔNG TIN DỮ LIỆU
-
Các Phương Pháp Thu Thập Dữ Liệu Trong Nghiên Cứu Marketing
-
Cách Phân Tích Số Liệu & Thu Thập Dữ Liệu - Chạy định Lượng
-
Các Phương Pháp Thu Thập Dữ Liệu Phổ Biến Nhất Hiện Nay
-
Chuyên Mục Hỏi - Đáp Về Thống Kê Thongkevinhphuc
-
Phương Pháp Thu Thập Dữ Liệu Sơ Cấp Và Dữ Liệu Thứ Cấp
-
[PDF] Chuyên đề 16 KỸ NĂNG THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN 1. KHÁI ...