PHƯƠNG PHÁP THUỶ CANH CÂY TRỒNG - Free Download PDF

Search
  • Categories
  • Top Downloads
  • Login
  • Register
  • Search
  • Home
  • PHƯƠNG PHÁP THUỶ CANH CÂY TRỒNG
PHƯƠNG PHÁP THUỶ CANH CÂY TRỒNG January 2, 2018 | Author: fantasyforever2003 | Category: N/A DOWNLOAD PDF - 823.5KB Share Embed Donate Report this link

Short Description

Download PHƯƠNG PHÁP THUỶ CANH CÂY TRỒNG...

Description

Ứng dụng công nghệ sinh học trong kỹ thuật trồng rau và hoa PHƯƠNG PHÁP THUỶ CANH CÂY TRỒNG I. KỸ THUẬT THỦY CANH 1. Thuỷ canh là gì ? - Thuỷ canh là kỹ thuật trồng cây không dùng đất mà trồng trực tiếp vào dung dịch dinh dưỡng hoặc các giá thể mà không phải là đất. Các giá thể đó có thể là cát, trấu, vỏ xơ dừa, than bùn... - Kỹ thuật thuỷ canh là một trong những kỹ thuật tiến bộ của nghề làm vườn hiện đại. Chọn lựa môi trường tự nhiên cần thiết cho cây phát triển là sự sử dụng những chất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây tránh được sự phát triển của cỏ dại, côn trùng và bệnh lây nhiễm từ đất. Hình: thuỷ canh cay trồng Ưu điểm: - Ngày nay, thủy canh được xem như là giải pháp của nền nông nghiệp tương lai. Nó là phương thức canh tác có ý nghĩa lớn về môi trường, kinh tế và xã hội. Những ưu điểm của kỹ thuật thủy canh có thể kể đến như sau: • Không cần đất, chỉ cần không gian để đất hộp dụng cụ cây trồng, do vây có thể triển khai ở những vùng đất như hải đảo, vùng núi xa xôi, cũng như tại gia đình trên sân thượng, balcon… • Không phải làm đất, không có cỏ dại , không cần tưới. • Trồng được nhiều vụ, có thể trồng trái vụ. • Không phải sử dụng thuốc trừ sâu bệnh và các hóa chất độc hại khác. • Năng suất cao, vì có thể chủ động mùa vụ và trồng liên tục • Sản phẩm hoàn toàn sạch và đồng nhất, giàu dinh dưỡng và tươi ngon. Ứng dụng công nghệ sinh học trong kỹ thuật trồng rau và hoa • Không tích lũy chất độc, không gây ô nhiễm môi trường. • Không đòi hỏi lao động nặng nhọc, người già, trẻ em đều có thể tham gia hiệu quả. Nhược điểm: • Chi phí đầu tư và giá thành sản xuất còn cao. • Chỉ trồng được các loại rau quả, hoa ngắn ngày. ( nguồn: Thuỷ canh cây trồng-Võ Thị Bạch Mai ) 2. Chất ding dưỡng – môi trường nuôi trồng thuỷ canh - Những nhuyên tố cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển thích hợp là O, H, N, C, S, Mg, Mn, Fe, Cu, Zn, Bo, Mo. Một số nguyên tố thì chỉ cần với số lượng rất ít , tuy nhiên một trong các nguyên tố đó có thể trở thành một nhân tố giới hạn đối với sự lành mạnh của cây . Nhiền nguyên tố được tìm thấy trong các enzyme và co-enzymes (Các chất này lại là nhân tố điều chỉnh các hoạt động sinh hóa), trong khi những chất khác thì quan trọng đối với sự tích trữ thức ăn . Sự thiếu hụt bất kỳ một nguyên tố nào đều thể hiện ra với những triệu chứng và đặc thù riêng , có thể cho ta biết là cây đang thiếu loại nguyên tố nào . - Carbon và Oxy được cung cấp bởi không khí ở dạng CO2 . Mặc dù tỷ lệ khí CO2 trong khí quyển thấp (0.03%) nhưng lượng này trong khí quyển cũng đã là rất lớn. Ngay cả khi thực vật đã tiêu thụ một lượng lớn , nhưng lượng này vẫn luôn được giữ không đổi . Khí CO2 được xâm nhập vào cơ thể thực vật qua quang hợp hay hòa tan trong nước . Cách pha chế và sử dụng dung dịch dinh dưỡng: - Một khi giá thể không đóng góp gì vào sinh trưởng và sản lượng thu hoạch , thì tất cả các chất dinh dưỡng đều phải thêm vào trong nước . Bản thân nước cung cấp cho cây cũng có chứa một vài chất khoáng hòa tan có ích cho cây . Các chất khoáng được sử dụng trong môi trường bắt buộc phải được hòa tan hoàn toàn trong nước , nếu thêm bất kỳ chất nào mà không tan được trong nước thì không có tác dụng gì đối với cây . - Trong thủy canh tất cả các chất cần thiết cung cấp cho cây đều được sử dụng dưới dạng các muối khoáng vô cơ được hòa tan trong dung môi là nước . Nhiều công thức dinh dưỡng được công bố và sử dụng thàng công cho nhiều đối tượng cây trồng như cải xà lách , cải ngọt , bông cải, dâu tây , nho và các loại hoa .... - Điều đáng chú ý là sử dụng các môi trường dinh dưỡng dưới dạng nước thì phải nắm rõ nguyên tắc pha chế để chúng không bị kết tủa làm mất tác dụng của hóa chất . Ứng dụng công nghệ sinh học trong kỹ thuật trồng rau và hoa VD: Ca và P nằm gần nhau thì bị kết tủa , Fe phải được pha riêng . Trong thủy canh ,các muối khoáng sử dụng phải có độ hòa tan cao , tránh lẫn các tạp chất . Môi trường dinh dưỡng đạt yêu cầu cao khi có sự cân bằng về nồng độ ion khoáng sử dụng trong môi trường để đảm bảo độ pH ổn định trong khoản tử 5,5 – 6,0 độ ,là độ pH mà đa số cây trồng sing trưởng và phát triển tốt. - Sự thành công hay thất bại của việc trồng thủy canh phụ thuộc vào việc xử lý chất dinh dưỡng , điều này có thể đạt được tùy thuộc vào độ pH , nhiệt độ và độ dẫn điện của môi trường ... Hai yếu tố cần được xem xét để nghiên cứu một dung dịch bổ sung : - Thành phần dung dịch . - Nồng độ dung dịch . - Trong thời gian sinh trưởng và phát triển của cây , cây sẽ sử dụng các chất dinh dưỡng theo nhu cầu đòi hỏi của chúng .Đối với loại cây có thời gian sinh trưởng tương đối dài thì việc bổ sung dinh dưỡng là rất cần thiết .Trong nghiên cứu người ta có thể dựa vào giá trị của độ dẫn điện (EC : electro-conductivity ); sự phân hủy các muối khoáng (TDS : Total dissolved salts) hoặc nhân tố hòa tan (CF: conductivity factor) của các máy đo để điều chỉnh bổ sung chất dinh dưỡng vào môi trường nuôi trồng thủy canh . Thành phần dung dịch (tỷ lệ các chất dinh dưỡng khoáng): được xác định bởi các chất mà cây đòi hỏi . việc phân tích phiến lá dựa trên nồng độ dinh dưỡng khoáng có trong mô lá , vì lá là nơi xảy ra quá trình quang hợp và do đó lượng emzym trong mô lá cao nhất . Nồng độ dinh dưỡng khoáng trung bình trong toàn cây thường ít hơn nồng độ trong lá ,vì vậy trong dụng dịch bổ sung căn bản phải dựa trên nồng độ các chất có trong mô lá mà chúng sẽ cung cấp cho thân , hạt và trái . - Các cây còn nhỏ dễ dàng thiếu hụt chất dinh dưỡng nhưng hiếm khi nào tạo ra chất độc . Chính vì vậy , tác giả sử dụng dung dịch ban đầu có nồng độ cao . Tuy nhiên dung dịch bổ sung có đầy đủ chất dinh dưỡng này chỉ thích hợp cho cây ở giai đoạn đầu ( thích hợp cho sự tạo lá – sau giai đoạn nảy mầm ) ,và nó sẽ trở nên quá đậm đặc khi thân và lá phát triển . Cho nên tác giả đã thay đổi thành phần của dung dịch bổ sung theo từng thời kỳ phát triển của cây nhằm ngăn cản sự tích lũy dinh dưỡng khoáng trong dung dịch . Chu trình sống được chia thành 3 giai đoạn sau đây (tương ứng với 3 loại dung dịch bổ sung ); - Giai đoạn đầu của sự phát triển cây : thường là mô lá (starter solution). - Giai đoạn phát triển : trong suốt giai đoạn phát triển thân và lá phát triển như nhau (vegetative refill solution). Ứng dụng công nghệ sinh học trong kỹ thuật trồng rau và hoa -Giai đoạn trưởng thành ; giai đoạn trưởng thành, lá phát triển tối thiểu , chất dinh dưỡng được huy động vào trong hạt và trái (seed refill solution). Sự phát triển của rễ xảy ra chủ yếu ở giai đoạn đầu và ít quan trọng hơn ở giai đoạn sau . Trong suốt giai đoạn trưởng thành , rễ rất ít phát triển và dường như ngừng hẳn . ( nguồn: Thủy canh cây trồng – Võ Thị Bạch Mai ) 3. Các yếu tố ảnh hưởng lên sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng thuỷ canh 3.1 Ảnh hưởng nồng độ CO2 - CO2cùng H2O tham gia tổng hợp chất hữu cơ. CO2 tác dụng với nước cho H2CO3 trong nước giảm thì bicarbonat hoà tan trong nước phân giải thành carbonat kết tủa, CO2 và H2O. - Khi hàm lượng CO2 cao hơn ngưỡng thì một phần CO2 trở thành hoạt hoá và kết hợp với carbonat chuyển thành dạng bicarbonat hoà tan làm cho độ cứng của nước tăng lên. - Khi hàm lượng CO2 trong nước tăng lên một ít thì làm tăng cường độ quang hợp, quá trình phát triển của bộ phận trên không thuận lợi nhưng khi CO2 trong nước tăng thì ảnh hưởng lớn đến hô hấp của hệ rễ. - Hệ thống carbonat không chỉ nguồn dinh dưỡng mà là chất đệm để giữ nồng độ hydro trong môi trường nước ở gần với giá trị trung tính. 3.2 Ảnh hưởng của độ thoáng khí đến sự hút chất dinh dưỡng - Trừ nhóm sinh vật kị khí bắt buộc, còn lại các sinh vật khác đều cần oxy để hô hấp. - Trong thành phần khí quyển, oxy chiếm khoảng 21% thể tích, trong không khí và oxy có khối lượng lớn dễ được sinh vật hấp thu. - Trong khi đó trong đất và trong nước việc hấp thu O2 khó hơn, nó phụ thuộc vào cấu trúc của đất, chế độ canh tác, hệ vi sinh vật… - Nguồn O2 trong nước là do O2 khuếch tán từ không khí (sự chuyển động của nước), nhưng bằng cách này O2 khuếch tán vào nước chậm. Hoà tan ít vào trong nước là thuộc tính của O2. - Các nghiên cứu đã thấy sự hút các chất khoáng đạt mức cao nhất ở môi trường có nồng độ O2 từ 2 – 3%. Khi nồng độ O2 dưới 2% tốc độ hút khoáng giảm. Nhưng nếu tăng nồng độ O 2 từ 3 – 10% thì tốc độ hút khoáng cũng không thay đổi. - Ảnh hưởng của nồng độ CO2, N2, H2S và pH môi trường: Sự tích luỹ N2, H2S và các khí khác trong đất ngập úng có tác động ức chế hoạt động hút khoáng của hệ rễ. Ứng dụng công nghệ sinh học trong kỹ thuật trồng rau và hoa 3.3 Ảnh hưởng của sự ngập úng đối với hệ rễ - Sự thiếu O2 trong vùng rễ xảy ra khi đất thoát nước kém sau cơn mưa hoặc sau khi tưới, gây giảm tăng trưởng và giảm năng suất ở cây trên cạn. - Các tế bào vùng sinh mô ngọn rễ cần phải sống để có sự phát triển tiếp tục những thay đổi biến dưỡng trong điều kiện thiếu O2 giúp di trì sự sống tế bào bằng cách sản sinh ATP trong điều kiện kị khí và giảm tối thiểu axit hoá tế bào chất. - Mặc dù mọi thực vật bậc cao cần có nước tự do, nhưng nếu quá nhiều nước trong môi trường, rễ cây trên cạn có thể bị tổn hại thậm chí gây chết vì nó ngăn cản sự trao đổi di chuyển của oxy và các khí khác, giữa đất và khí quyển. - Khi bị ngập thời gian ngắn, rễ cây bị thiếu O2 do O2 hoà tan vận chuyển chậm trong những khe đất đầy nước. Khi đất ấm lên sự hô hấp của vi sinh vật được kích thích thì O2 có thể bị cạn kiệt hoàn toàn trong vòng 24 giờ và rễ chuyển từ điều kiện thông khí sang môi trường kị khí. Người ta đã biết về những ảnh hưởng bất lợi của sự ngập nước trên sụ phát triển cũng như năng suất của nhiều cây trồng. Trong khi đó những loài ưa nước lại phát triển tươi tốt trong điều kiện thiếu O2 như vậy. Phải chăng có một sự khác biệt căn bản về sinh hoá học giữa những loài “chịu ngập” và những loài “không chịu ngập”. Nên sự hiểu biết khác biệt này có thể khai thác qua con đường sinh học phân tử chọn cây trồng, phát triển nuôi trồng những thực vật mà nó có thể chịu được những thời gian thiếu O2 lâu hơn. 3.4 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự hút khoáng. - Tất cả mọi quá trình sống đều có sự phụ thuộc vào nhiệt độ cho nên không thể tách riêng tác dụng của nhiệt độ lên quá trình hút chất khoáng ở rễ. Theo wall, 1931 thì nhiệt độ ảnh hưởng đến quang chu kỳ, nếu nhiệt độ tăng từ 15.5 – 21.1oC thì độ dài của quang chu kỳ cũng tăng lên. Nhiệt độ cao thường làm giảm khả năng đậu quả. 3.5 Ảnh hưởng của ánh sáng đến sự hút khoáng. - Ánh sáng ảnh hưởng mạnh đến sự hút khoáng. Nếu để cây bắp trong tối 4 ngày thì khả năng hấp thụ P không xảy ra, và khả năng này sẽ phục hồi dần khi đưa cây bắp ra ngoài ánh sáng. Ánh sáng ảnh hưởng mạnh đến khả năng hấp thu NH4-, SO42- tăng mạnh trong khi đó sự hấp thu Ca và Mg ít thay đổi. Nhìn chung tác động của ánh sáng liên quan đến quang hợp, trao đổi nước và tính thẩm thấu của chất nguyên sinh. Ứng dụng công nghệ sinh học trong kỹ thuật trồng rau và hoa 3.6 Ảnh hưởng của nấm bệnh trong dung dịch thuỷ canh. - Nấm là loại bệnh nghiêm trọng mà chúng ta gặp trong hệ thống này, rất hiếm khi thấy bệnh, khi tất cả các phần trong hệ thống được giữ gìn sạch sẽ. Các nhà nghiên cứu bệnh lý học thực vật cho rằng điều kiện vệ sinh như là một phương thức điều khiển tốt nhất. - Nhiếu tác giả cũng nhận thấy nếu lượng Mn bị thiếu hụt sẽ làm cây dễ bị nhiễm nấm. một thí nghiệm ngẫu nhiên đã sử dụng MnCl2 thay cho MgCl2 trong dung dịch vi lượng. - Trong suốt thời gian thí nghiệm có một vài hệ thống nhiễm nấm nhưng các hệ thống tương tự không bao giờ nhiễm khi có đủ Mn. Co (cobalt) cũng có khả năng đàn áp sự phát triển của vi khuẩn nhưng nếu tăng lượng Co sẽ gây độc tố cho cây. Mangan và Zn cũng có khả năng này nhưng ít gây độc hơn. Để giảm thiểu sự phát triển của nấm bệnh cần tăng lượng Mn cao hơn mức tối thiểu cần cho cây phát triển. 3.7 Ảnh hưởng của các giá thể nuôi trồng thuỷ canh. - Giá thể trồng cây phải có nhiều tính chất giống đất, phải có chỗ dựa cho hệ thống rễ, tạo điều kiện cho rễ mọc dài ra để tìm nước và chất dinh dưỡng cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. - Có nhiều vật liệu thích hợp có thể sử dụng làm giá thể trong thuỷ canh. Việc lựa chọn một giá thể nào đó phụ thuộc vào các yếu tố bao gồm giá tiền, hiệu quả, cân nặng, tỉ lệ xốp, tính đồng đều và bền vững, tính vô trùng cao, bền và có khả năng tái sử dụng được. Giá thể phải không chứa các vật thể gây độc có thể gây ảnh hưởng tới môi trường dinh dưỡng, và độ pH của môi trường. - Khả năng hút nhiệt cũng là một tính quan trọng. Giá thể có màu đen bị nóng nhanh hơn khi phơi ngoài sáng, làm cho nhiệt độ tăng lên ở xung quanh rễ. Giá thể như Perlite, vermiculite và đất sét là những vật liệu cách nhiệt, tăng và giảm nhiệt độ chậm hơn so với sỏi. - Người ta sử dụng nhiều cơ chất khác nhau trong nuôi trồng thuỷ canh. Tuy nhiên một trong số những đòi hỏi duy nhất của việc nghiên cứu đó là rễ cây phải dễ dàng tách ra khỏi môi trường. Than bùn, perlite và vermiculite là những cơ chất tốt, nhưng rễ thường đâm sâu trong môi trường nên sẽ gặp khó khăn trong việc nghiên cứu kích thước, hình thái của rễ. Đối với môi trường cát, ta dễ dàng lấy rễ ra nhưng rễ phát triển trong cát thường ngắn và ốm hơn trong môi trường thuỷ canh vì cát chặt hơn. Cây phát triển trong cát ít tốn hơn trong những cơ chất khác, có lẽ vì sự Phát triển kém. Trong nhiều năm qua, người ta thường dùng đất nung (hay còn gọi là Turface, Profil, Arcillite) Để nghiên cứu thuỷ canh vì loại nó ra khỏi đất rất dễ. Tuy nhiên đất có hai bất lợi: Ứng dụng công nghệ sinh học trong kỹ thuật trồng rau và hoa - Không có tính trơ về mặt hoá học. Những loại đất nung khác nhau cho ra những dinh dưỡng khoáng khác nhau và điếu này làm cho kết quả nghiên cứu không còn chính xác. Có thể dùng dung dịch để rữa những chất không mong muốn, nhưng tốn kém. - Đất nung có kích cở không giống nhau và khả năng hấp thu nước tuỳ thuộc vào kích thước, cho nên tính đồng nhất không giống nhau. - Gần đây, một sản phẩm mới đựơc đóng ép gọi là isolite. Isolite được khai thác ở vùng biển Nhật bản là nơi duy nhất có loại này, nó được trộn với đất sét 5% (đóng vai trò như chất kết dính). Ngoài ra trong thành phần của nó còn có SiO2 (Dioxid Silic). SiO2 có tính trơ cao về mặt vật lý và hoá học. Isolite có kích cỡ từ 1–10 mm đường kính. Các thí nghiệm cho thấy isolite có tính trơ cao về mặt hoá học và tính giữ nước tốt. Tuy nhiên, điểm bất lợi của nó là giá cả của nó khá cao. Một số giá thể hữu cơ được sử dụng:  Than bùn: - Đây là chất tốt nhất trong các giá thể hữu cơ có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng cao hơn các loại giá thể hữu cơ khác.Than bùn có chứa nhiều khoáng như: N, P, Ca, Mg và một số nguyên tố vi lượng trong đó có silic. - Thông thường trong nuôi trồng thuỷ canh, than bùn được dùng để nuôi trồng các loại cây cho quả như: cà chua, dưa leo, ớt tây, dâu tây… - Than bùn cần thanh trùng trước khi sử dụng.  Mùn cưa: - Mùn cưa, cát và hổn hợp hai vật liệu đó được dùng có kết quả để sản xuất dưa chuột. Một hỗn hợp có khoảng 25% cát có lợi là phân bố độ ẩm đồng đều hơn khi dùng mùn cưa. - Cần phải chú ý không phải mùn cưa nào cũng thích hợp như nhau, một số mùn cưa có chất độc khi còn tươi, có thể gây ảnh hưởng môi trường dinh dưỡng.  Vỏ cây, xơ dừa: - Đây là vật liệu tương đối rẻ tiền, có khả năng chống phân huỷ do vi khuẩn cao. Phần lớn các nghiên cứu dùng vỏ cây hoặc xơ dừa, cần phải cho dòng nước chảy chậm để lôi cuốn hợp chất tanin có trong vỏ cây và xơ dừa.  Cát: - Cát là một trong những giá thể rẻ nhất có thể sử dụng. Tuy nhiên, cần phải kiểm tra để chắc chắn rằng nó không bị ô nhiễm bởi đất và nó thích hợp khi trồng thuỷ canh. Cát không nên quá nhỏ cũng không nên quá thô, kích thích hạt thay đổi tốt nhất từ 0.1 – 1.00mm, với mức độ trung bình từ 0.25 – Ứng dụng công nghệ sinh học trong kỹ thuật trồng rau và hoa 0.50 mm. Cát có nguồn gốc từ biển, cần phải loại bỏ hoàn toàn muối. Vỏ sò nhỏ phần lớn chứa đá vôi và nếu bỏ trong dung dịch nó sẽ làm cho pH tăng lên. Độ kiềm tăng giữ chặt Fe lại trong dung dịch, gây hiện tượng thiếu hụt Fe cho cây.  Sỏi: - Cũng giống như cát, hạt sỏi không chứa đá vôi, do đó không gây ảnh hưởng đến độ pH. Sử dụng sỏi có nhiều thuận lợi, vấn đề giữ nước có thể giảm đến mức tối thiểu bằng cách sử dụng hổn hợp gồm 40% perlite và 60% sỏi về thể tích.  Scoria (xỉ nham thạch): - Đây là một loại đá trên bề mặt núi lửa, có khả năng giữ nước rất tốt. Scoria có một số tính chất lý tưởng để để làm giá thể như: - So với sỏi và cát nó nhẹ hơn. Tỷ trọng khoảng 600 – 1000 kg/m3. - Vì được hình thành nơi có nhiệt độ rất cao nên nó trơ, khô, có nhiều kích thước khác nhau. - Rất xốp, có nhiều lỗ khí và túi khí. - Khả năng giữ nước khoảng 250 –350 kg/m3. - Cách nhiệt tốt, không dẫn điện từ thành nhựa của vỏ chậu vào giá thể.  Vermiculite: - Vermiculite là một loại magiê-nhôm silicate ngậm nước dưới dạng tinh thể dẹt. Sau khi được xử lý, vermiculite là một vật liệu nhẹ có tỷ trọng trung bình khoảng 80 kg/m3. Đôi khi nó phải ứng kiềm do sự có mặt của đá vôi magiê trong quặng nguyên thuỷ. Có khả năng trao đổi lẫn khả năng giữ nước cao. Tuy nhiên, sau một thời gian kéo dài, cấu trúc của vermiculite có chiều hướng thoái hoá và vật liệu chuyên hoá về mặt vật lý để trở lại trạng thái ban đầu tạo thành.  Perlite: - Perlite là một dẫn xuất của đá núi lửa chứa silic. Vật liệu có khoảng 2 – 5 % ẩm, và sau khi nghiền và gia nhiệt tới vào khoảng 10000C, sẽ nở ra, tạo thành một vật liệu có tỷ trọng nhẹ theo thể tích 130 – 180 kg/m3. Vật liêu có một cấu trúc chặt chẽ, khả năng giữ nước tốt, có tính ổn định vật lý, và đối với phần lớn các sử dụng có tính trơ hoá học. Tuy nhiên, nó chứa 6.9 % nhôm và một phần nhôm có thể giải phóng trong dung dịch pH thấp gây ra những hậu quả bất lợi cho sự sinh trưởng của cây. Ứng dụng công nghệ sinh học trong kỹ thuật trồng rau và hoa 3.8 Chất lượng nước - Chất lượng nước thích hợp cho con người sử dụng thì sẽ thích hợp cho việc nuôi trồng thuỷ canh. Nước máy hay nước giếng thông thường có chứa một lượng lớn Ca và Mg được gọi là nước cứng. SO42+ và Na+ thường làm tăng tính dẫn điện. - Trước khi tiến hành thuỷ canh với một phạm vi rộng lớn, chúng ta phải biết được thành phần các chất khoáng có trong nước sử dụng. Phân tích chỉ ra rằng có một sự thay đổi rất lớn giữa các mùa trong năm. Giữa mùa khô và mùa mưa có một sự khác biệt rất lớn về lượng muối có trong nước. - Nước mưa cũng là một nguồn nước có thể sử dụng được. Tuy nhiên, nhiều phân tích cho thấy nước mưa từ mái nhà và được giữ trong những thùng mạ kẽm thì không tốt, Zn dần dần được giải phóng ra từ thành của thùng chứa sau một thời gian, nếu quá nhiều Zn gây ra triệu chứng như sự thiếu hụt Fe. 4. Các loại hình thuỷ canh - Hiện nay có nhiều loại hình thuỷ canh, nhưng qui tụ lại có 3 hệ thống thuỷ canh chủ yếu được sử dụng trên thế giới. 4.1 Hệ thống thuỷ canh không hồi lưu (thuỷ canh tĩnh) - Là hệ thống có dung dịch dinh dưỡng đặt trong hộp xốp hoặc các vật chứa cách nhiệt khác, dung dịch dinh dưỡng nằm nguyên trong hộp chứa từ lúc trồng đến lúc thu hoạch. đòi hỏi phải có chất dinh dưỡng tự điều chỉnh được độ axit (pH) của dung dịch. - Phương pháp này tương đối đơn giản đang được áp dụng phổ biến ở nước ta và thích hợp với qui mô gia đình ở các nước kém phát triển. Hình: Cà chua thuỷ canh Ứng dụng công nghệ sinh học trong kỹ thuật trồng rau và hoa 4.2 Hệ thống thuỷ canh hồi lưu - Dịch dinh dưỡng được máy bơm tuần hoàn phân phối để đưa đến các bộ rễ nuôi cây, sau đó trở về thùng chứa. Việc tuần hoàn giúp đảm bảo dinh dưỡng khoáng và hàm lượng oxi tạo điều kiện thuận lợi cho cây phát triển. - Hệ thống này có hiệu quả kinh tế cao hơn, không đòi hỏi chất dinh dưỡng có cơ chế tự điều chỉnh độ axit, thích hợp với qui mô sản xuất lớn, Tuy nhiên, để lắp đặt mô hình thủy canh hồi lưu, đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu cao hơn khi trồng rau trên đất hoặc thủy canh tĩnh. Hình: Thuỷ canh hồi lưu 4.2.1 Kỹ thuật thuỷ canh màng mỏng dinh dưỡng NFT: - Dạng các hệ thống trồng thuỷ canh được phát triển cao nhất ngày nay là kỹ thuật màng mỏng dinh dưỡng (NFT – Nutrien Film Technique) được Doctor Allen Cooper phát triển vào những năm 1960 ở Anh. Nó là một biến thể của dòng chảy sâu. Nó cũng là dạng thuỷ canh hấp dẫn nhất đối với cộng đồng do tính chất và dáng vẻ bên ngoài của nó. Chất dinh dưỡng được nó cho ăn vào các ống trồng (growtube) nơi mà các rễ rút nó lên. Phần dư rút xuống do trọng lực trở lại bể chứa. Một lớp màng mỏng dinh dưỡng cho phép các rễ có tiếp xúc ổn định với chất dinh dưỡng và lớp khí phía trên cùng lúc. Hình: Hệ thống thuỷ canh hồi lưu 4.3 Hệ thống khí canh ( nguồn: Thủy canh cây trồng – Võ Thị Bạch Mai ) Ứng dụng công nghệ sinh học trong kỹ thuật trồng rau và hoa - Đây là hệ thống thuỷ canh cải tiến khi rễ cây không nhúng trực tiếp vào dung dịch dinh dưỡng mà phải qua hệ thống bơm phun sương định kỳ, nhờ vậy tiết kiệm được dinh dưỡng và bộ rễ được thở tối đa. - Để trồng theo phương pháp khí canh, cây trồng được cố định trên một giá đỡ. Định kỳ, cây sẽ được phun nước dạng sương. Việc bón phân cũng tương tự: Phân được hòa vào nước và tưới kiểu phun sương. Với phương pháp khí canh, bộ rễ cây trồng được để trong môi trường thoáng khí nên cây dễ hô hấp và hấp thụ dinh dưỡng. Từ đó, cây sinh trưởng nhanh hơn khi trồng dưới đất. - Đối với khoai tây, 1 cây có giống/tháng, 1m2 tạo ra Hình: Trồng cây theo phương pháp khí canh thể tạo ra 8 cây hàng nghìn cây giống/tháng. Cái lợi của phương pháp khí canh ở đây là tạo ra nguồn giống sạch bệnh, chi phí sản xuất cây giống thấp hơn nhiều so với phương pháp nuôi cấy mô nhờ đầu tư ban đầu nhỏ. - Vẫn theo GS-TS Thạch, phương pháp khí canh không chỉ mở ra một nền nông nghiệp công nghệ cao mới với năng suất cao, cho sản phẩm sạch, mà còn là hướng mới cho nền nông nghiệp đô thị vốn ít đất đai, không gian. Việc trồng cây theo phương pháp này cho phép bố trí ở góc vườn, sân thượng… vừa thu được rau củ quả sạch, vừa tạo cảnh quan xanh, mát mẻ, gần gũi với thiên nhiên cho mỗi gia đình. ( nguồn: Nguyễn Quang Thạch-ĐHNN Hà Nội ) Ứng dụng công nghệ sinh học trong kỹ thuật trồng rau và hoa II. PHƯƠNG PHÁP THỦY CANH CÂY DƯA LEO ( KHÔNG HỒI LƯU ) 1. Vật liệu 1.1. Hộc thủy canh - Hộc thủy canh dưa leo có thể làm bằng gạch, hộp xốp đựng trái cây hoặc những vật liệu tương tự. - Hộc có bề dày từ 5 – 6 cm để giữ cho nhiệt độ dung dịch được thấp. 1.2. Nắp hộc - Nắp hộc (nắp đậy) là nơi đặt giá thể trồng cây, nắp hộc được đục lổ tròn tương ứng với kích thước của rọ nhựa. - Vật liệu sử dụng nhẹ như tấm xốp, hoặc nhựa tổng hợp,… Hình: thủy canh dưa leo 1.3. Túi để cây (rọ nhựa) - Giá thể được sử dụng là vỏ trấu hoặc vermiculite. - Rọ nhựa có đục lổ cho rễ mọc ra và để chìm trong dung dịch dinh dưỡng chừng 1 – 3 mm để giữ ẩm cho giá thể, tạo điều kiện cho cây hô hấp. 1.4. Lưới bao quanh hệ thống thủy canh - Cây trồng thủy canh được bố trí trong nhà lưới đảm bảo hạn chế tối đa ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh như mưa gió, sâu bọ, côn trùng gây hại,… 1.5. Thiết bị tự động điều khiển mực nước - Thiết bị phao nổi: Dung dịch dinh dưỡng được chứa trong hộc hoặc thùng xốp (50 x 35 x 35cm). Dung dịch dinh dưỡng được cung cấp đầy đủ bên trong thùng xốp, rễ cây được hoàn toàn chìm trong đó. Phao nổi được đặc cách mặt thùng từ 3-4 cm, để khi dung dịch đã giảm đi vài centimet, nước sẽ được cung cấp tự động từ nguồn nước để khôi phục lại mực nước ban đầu. - Thiết bị phao nổi là một giải pháp để khắc phục nhược điểm của hệ thống thủy canh không hồi lưu. 1.6. Môi trường thủy canh - Khoáng vi lượng - Khoáng đa lượng NO3¬ 7% Cu 0,05% NH4+ 1% Fe 0,20% P2O5 16% Mn 0,10% K2O 36% Mo 0,01% B 0,05% Zn 0,05% Ứng dụng công nghệ sinh học trong kỹ thuật trồng rau và hoa 1.7. Hạt giống - Dưa leo chỉ cần 2 tuần để nẩy mầm từ hạt. Kể từ khi cấy đến khi tạo quả là 30 ngày. Thời gian thu hoạch là 90 ngày sau đó. - Khi gieo, tốt nhất nên để hạt nằm sâu trong giá thể nhưng không nên quá sâu làm cản trở sự nẩy mầm của hạt. Trước khi gieo, hạt nên được bao quanh bởi mẩu giấy hoặc bông thấm nước, nó sẽ giúp nhiệt độ quanh hạt được ổn định. Nhiệt độ tốt nhất để hạt nẩy mầm là 24oC (29oC hạt sẽ chết). 2. Cách tiến hành: 2.1 Chuẩn bị mặt bằng, giá đỡ: Có thể đặt thùng thủy canh trực tiếp trên nền xi măng, ban công, sân nhà...hoặc làm giá bằng tre, gỗ, nhựa và cũng có thể bằng xốp. Tuy nhiên khi chọn địa điểm để trồng nên chọn nơi có ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt. 2.2 Chuẩn bị hộc trồng: Hộc trồng hoặc hộp xốp phải có sơn đen bên trong hoặc lót ni long đen để đựng dung dịch (nhằm tránh ánh sáng khuết tán tác động lên bộ rễ). 2.3 Khoan lổ nắp đậy: Dùng ống nước bằng nhựa (có đường kính tương đương miệng rọ) đục lổ trên nắp hộp khoảng cách các lổ khoảng 5-10cm. Hình: thùng chứa dd dinh dưỡng và nắp đậy Ứng dụng công nghệ sinh học trong kỹ thuật trồng rau và hoa 2.4 Chuẩn bị rọ gieo hạt: Dùng xơ dừa nhồi dưới đáy rọ, nhồi tro trấu bên trên, đặt rọ vào các lổ đã đục trên nắp hộp Hình: rọ nhựa gieo hạt 2.6 Pha dung dịch dinh dưỡng: Dinh dưỡng cô đặc đựng trong chai, lắc thật đều đổ vào thùng xốp, thêm đủ lượng nước theo hướng dẫn, sau đó khuấy đều. Mực nước cách miệng thùng ít nhất 2 cm. Hình: pha dd dinh dưỡng 2.5 Gieo hạt: 2-3 hạt vào mỗi rọ ở độ sâu khoảng 1cm hoặc cấy cây con vào Ứng dụng công nghệ sinh học trong kỹ thuật trồng rau và hoa Hình: Gieo hạt và cấy cây con 2.7 Kết thúc: Đặt nắp hộp có sẵn rọ nhựa đã gieo hạt lên trên hộp xốp chứa dụng dịch dinh dưỡng, sao cho đáy rọ nhựa ngập trong dung dịch từ 1-2 cm. Chú ý: lắp thêm ống thông hơi để đảm bảo thông thoáng cho hệ rễ của cây, theo dõi mực nước trong hộp xốp, cần pha dinh dưỡng thêm vào khi mực nước thấp hơn bộ rễ. Hình: kiểm tra mực nước Theo dõi và chăm sóc: - Từ khi gieo đến khi rễ cây có khả năng hút dung dịch cần chú ý phun tưới thường xuyên để giữ đủ ẩm cho hạt nảy mầm. Nếu trời quá lạnh, có xương muối hoặc quá nắng nóng đều phải che phủ cho cây. - Khi cây bắt đầu bén rễ có khả năng hút dinh dưỡng thì có thể bổ sung dinh dưỡng vào thùng, khuấy cho dinh dưỡng phân tán. Ứng dụng công nghệ sinh học trong kỹ thuật trồng rau và hoa - Nếu có điều kiện mỗi tuần một lần tiến hành sục khí làm thoáng dung dịch khi cây còn nhỏ và 4-5 ngày khi cây lớn, cây sẽ phát triển tốt hơn. Cần chú ý không để bong bóng khí quá lớn có thể gây tổn tương rễ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. - Trong suốt quá trình phát triển của cây cần thường xuyên thăm lom quan sát tình hình sâu bệnh hại để phát hiện và có biện pháp phòng trừ sớm. - Trong quá trình chăm sóc rau chúng ta phải thường xuyên kiểm tra hộp trồng rau để tránh rò rỉ dung dịch dinh dưỡng; cần bổ sung nước sạch cho đến khi thu hoạch, cần bổ sung thêm lượng dinh dưỡng bằng 30% lượng dinh dưỡng dung dịch mẹ cho ban đầu sau mỗi lần thu hoạch; theo dõi hàng ngày nếu có sâu thì bắt bằng phương pháp cơ học; bổ sung và thay thế những cây xấu, kém, những cây chết, chuyển đổi vị trí cho rau đủ ánh sáng và dinh dưỡng; cắt bỏ lá gốc, lá vàng, tỉa nhánh rễ, vệ sinh hộp sau mỗi lần thu hoạch, mùa hè cần che nắng bằng lưới đen từ 10 giờ đến 16 giờ. III. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ: - Kỹ thuật trồng cây theo phương pháp thủy canh đạt hiệu quả lớn về nhiều mặt. Cái lợi đầu tiên là không cần đất và sản xuất đạt mật độ lớn, tăng được diện tích gieo trồng do trên một hàng trụ cột có thể lắp đặt được nhiều tầng ống; cái lợi thứ hai là người sản xuất hoàn toàn chủ động được việc quản lý, chăm sóc cây trồng vì điều tiết được nguồn dinh dưỡng, ánh sáng, độ ẩm, sâu bệnh…Và cũng từ những ưu điểm này mà phương pháp thuỷ canh không những cho ra các sản phẩm nông nghiệp hoàn toàn sạch mà không gây ô nhiễm môi trường. Do không phải đầu tư nước, phân bón và giảm tối thiểu việc phun thuốc trừ sâu bệnh nên giảm được rất nhiều chi phí trong mỗi mùa vụ; ngoài ra hiệu Ứng dụng công nghệ sinh học trong kỹ thuật trồng rau và hoa quả kinh tế đạt cao còn nhờ giảm công chăm sóc, năng suất luôn đạt cao bình quân gấp 1,5 lần so với trồng trên mặt đất và giá sản phẩm cũng cao hơn do chất lượng cao hơn, sạch hơn. - Chính vì những lợi ích mà phương pháp này mang lại, chúng ta cần phải tìm hiểu, tích cực nghiên cứu nhiều hơn nữa và áp dụng rộng rãi phương pháp sản xuất này vào trong nông nghiệp nhằm góp phần nâng cao năng suất lao động, phát triển ngành nông nghiệp hiện đại. IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO: Võ Thị Bạch Mai – Thủy Canh Cây Trồng http://www.cuctrongtrot.gov.vn/Tech_Science.aspx?index=detail&type=a&idtin=448 http://www.newfarm.com.vn/kien-thuc/25-danh-cho-nguoi-moi-bat-dau/87-so-tay-thuy-canh.html. http://maivang.nld.com.vn/2009041510384806p0c1038/rau-sach-tu-cong-nghe-thuy-canh.htm http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/AutomaticMethodsForHydroponicsCompletedInVietnam_G Minh-20080318.html. http://maivang.nld.com.vn/2009041510384806p0c1038/rau-sach-tu-cong-nghe-thuy-canh.htm http://vietchinabusiness.vn/cong-nghip/nong-nghip/449-thuy-canh-cai-tien-nong-nghiep-thich-ungvoi-do-thi-va-thuc-pham-sieu-sach.html. http://ttvnol.com/forum/f_257/1229640.ttvn?v=inl5t2sit0pa5niuo96j View more...

Comments

Report "PHƯƠNG PHÁP THUỶ CANH CÂY TRỒNG"

Please fill this form, we will try to respond as soon as possible.

Your name Email Reason -Select Reason- Pornographic Defamatory Illegal/Unlawful Spam Other Terms Of Service Violation File a copyright complaint Description Close Submit Share & Embed "PHƯƠNG PHÁP THUỶ CANH CÂY TRỒNG"

Please copy and paste this embed script to where you want to embed

Embed Script Size (px) 750x600 750x500 600x500 600x400 URL Close Copyright ©2017 KUPDF Inc. SUPPORT KUPDF

We need your help!

Thank you for interesting in our services. We are a non-profit group that run this website to share documents. We need your help to maintenance this website.

  • Donate
  • Sharing
paypal donate

To keep our site running, we need your help to cover our server cost (about $400/m), a small donation will help us a lot.

  • Share on Facebook
  • Share on Google+
  • Tweet
  • Pin it
  • Share on LinkedIn
  • Send email

Please help us to share our service with your friends.

No, thanks! Close the box.

Từ khóa » Trồng Cây Pdf