PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THI ĐẤU - Trung Tâm Bóng đá Nam Việt

PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THI ĐẤU MỘT GIẢI BÓNG ĐÁ

I. CÔNG TÁC TỔ CHỨC THI ĐẤU :

1. Công tác chuẩn bị trước giải

Khi tiến hành công tác chuẩn bị, đơn vị  tổ chức thi đấu phải căn cứ vào tính chất, quy mô và nhiệm vụ của giải để triệu tâp các bên hữu quan nhằm thành lập ra ban tổ chức và Ban trù bị để thảo luận về những vấn đề như; phương án tổ chức, quy mô và địa điểm thi đấu , kế hoạch thi đấu, cơ cấu tổ chức…

  1. Lập phương án tổ chức:

Đơn vị tổ chức phải căn cứ vào quy mô, kế hoạch nhiệm vụ và tính chất của giải để lập ra phương án  tổ chức với các nội dung chủ yếu sau:

”   Tên gọi, mục đích và nhiệm vụ của giải.

”   Quy mô của giải: Phải căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ của giải để quyết định thành phần tham dự chủ yếu bao gồm các VĐV của đơn vị tổ chức chính và các VĐV của các đơn vị khác. Bên cạnh đó còn phải đề cập tới các vấn đề như địa điểm, thời gian thi đấu…

”   Cơ cấu tổ chức của giải thi đấu : Phải căn cứ vào tình hình thực tế để lập ra các ủy ban và các tổ chức có liên quan nhằm giúp BTC giải hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, Khi đề cập tới vấ đề này nhất thiết phải bàn tới các nội dung như hình thức tổ chức , những bộ phận chủ yếu và số lượng các thành viên tham gia, tên tuổi  và chức vụ của người phụ trách các tiểu ban và tổ chức đó.

”   Dự trù kinh phí: Phải lên kế hoạch cân đối giữa nguồn thu và nguồn chi. Nguồn thu chủ yếu do cấp trên cấp cộng với tiền tài trợ và nguồn thu từ các hoạt động quảng cáo…

”   Các khoản chi bao gồm: Tiền sửa chữa sân bải, mua sắm trang thiết bị dụng cụ, tiền thưởng, tiền thuê sân bãi, đi lại, ăn ở, tiếp đón, thuốc men và những đồ dùng vật dụng cần thiết cho các thành viên tham gia.

  1. Lập cơ cấu tổ chức giải.

Cơ cấu tổ chức giải phải phù hợp với quy mô và tình hình thực tế của giải thi đấu. Ví dụ các giai thi đấu quốc gia phải do UBTDTT quốc gia tổ chức , các giải thi đấu cấp tỉnh, thành sẽ do các sở TDTT tổ chức và các giải thi đấu với quy mô nhỏ hơn  sẽ do các đơ n vị cơ sở tổ chức,.

  1. Phân công chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong BTC giải.

Các bộ phận phải căn cứ vào kế hoạch tổ chức giải và chức năng, nhiệm vụ đã được phân công để hợp tác và tương trợ lẫn nhau trong công việc nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ đã được giao.

Đối với các giải thi đấu có quy mô vừa và nhỏ thì thông thường cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận thường được bố trí như sau:

”   Ban tổ chức.

Phụ trách công tác chuẩn bị trưốc giải, ban hành điều lệ và các tài liệu  có liên quan, liên lạc đối ngoại và phụ trách toàn diện về các mặt như ;

+ Đặt ra và quán triệt nhiệm vụ, mục tiêu của giải.

+ Thảo luận và thông qua kế hoạch tổ chức giải.

+ Thông qua kế hiạch công tác của các bộ phận chức năng.

+ Thảo luận và giải quyết các vấn đề có liên quan đến công tác tổ chức giải

+ Thường xuyên kiểm tra công tác của các bộ phận chức năngtrong suốt thời gian tiến hành giải, đồng thời nghiên cứu và sử lý những vấn đề nảy sinh trong thi đấu.

”   Ban thư ký.

+ Căn cứ vào quyết định của BTC tiến hành sắp xếp, bố trí nhân sự vào các bộ phận chức năng.

+ Lập kế hoạch làm việc và thực hiện các công việc như:

–    Tổ chức các cuộc họp  của BTC.

–    Nhận các báo cáo của trọng tài.

–    Sắp xếp thời gian đi lại.

–    Kiểm tra sân bãi thi đấu, và các trang thiết bị cần thiết.

–    Giúp BTC thực hiện và tổ chức tốt lễ khai mạc, bế mạc.

–    Tổ chức tốt các cuộc họp với Lãnh đạo các đội bóng.

–    Tổ chức tốt các hội nghị liên tịch giữa trọng tài và HLV

–    Kiểm tra y tế

–    Tổng kết đánh giá giai đoạn và toàn giải.

+ Đặt ra các chế độ và ban hành điều lệ giải.

+ Phụ trách vấn đề đối ngoại.

+ Tổ chức các cuộc họp để giải quyết những vấn đề có liên quan tới các bộ phận chức năng.

”   Ban tuyên truyền:

+ Phụ trách công tác tuyên truyền. Quảng cáo và đưa tin trước giải thi đấu.

+ Kịp thời thông báo kết quả và các vấn đề có liên quan trong thời gian tổ chức giải, tổ chức các cuộc họp báo để công bố các thông tin cần thiết.

+ Đặt ra các tiêu chuẩn để bình chọn tập thể, cá nhân xuất sắc và phụ trách công tác bình chọn.

+ Tổ chức các hoạt động tham gia và giải trí cho các thành viên tham gia.

”   Ban giám sát:

+ Kiểm tra tình hình chuẩn bị sân bãi và các trang thiết bị khác.

+ Lập – kiểm tra kế hoạch công tác và tình trạng thể lực của Trọng tài.

+ Tổ chức các cuộc họp để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thi đấu.

+ Sắp xếp thời gian tập luyện và sân bãi cho các đội.

”   Ban hành chính tổng hợp:

+ Lập dự trù kinh phí trong thời gian tổ chức giải.

+ Tổ chức hoạt động quảng cáo trên sân thi đấu và liên hệ tài trợ.

+ Phụ trách vấn đề đi lại, ăn ở, y tế và mua sắm các trang  thiết bị cần thiết cho các thành viên tham gia.

+ Phụ trách, quản ly sinh hoạt của tât cả các thành viên tham dự và tổ chức các cuộc họp dể giải quyết về những vấn đề có liên quan.

”   Ban trọng tài:

+ Nhiệm vụ quan trọng nhất  là điều khiển một cách công bằng các trận đấu.

+ Sử lý tất cả những lỗi hoặc những vi phạm về các điều luật, điều lệ giải của các đội, các cầu thủ, chỉ đạo viên, huấn luyện viên… bằng hình thức như phạt, cảnh cáo, truất quyền thi đấu…

+ Cùng với các bộ phận chức năng ban hành điều lệ thi đấu.

  1. Ban hành điều lệ giải:

+ Điều lệ giải là văn kiện chỉ đạo cho tất cả các đơn vị tham gia thi đấu.

+ Đơn vị tổ chức chính phải ban hành và phát cho tất cả các đơn vị tham gia trước khi giải được tiến hành.

+ Điều lệ giải chủ yếu bao gồm những nội dung sau:

–    Tên gọi.

–  Ý nghĩa – Mục đích – nhiệm vụ của giải.

–    Đơn vị tổ chức.

–    Đối tượng tham dự.

–    Quy định tham dự.

–    Thời gian địa, điểm thi đấu.

–    Kế hoạch tổ chức thi đấu

–    Hình thức thi đấu – cách tính điểm – xếp hạn g.

–    Luật.

–    Giải thưởng ( Khen thưởng – kỷ luật)

–    Những quy định khác

+ Mục đích chủ yếu của điều lệ giải là nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị tham gia chấp hành nghiêm túc điều luật bóng đá đã được ban hànhvà đưa ra những quy định cụ thể giúp BTC thực hiện tốt công việc của mình.

+ Điều lệ phai đảm bảo tính công bằng trong thi đấu, phải thống nhất với các điều luật Bóng đá, và phải phù hợp với tình hình thực tế…Quy mô của giải càng lớn thì điều lệ giải càng chặt chẽ.

  1. Lập kế họach công tác:

Các bộ phận chức năng phải căn cứ vào kế hoạch tổ chức, quy  mô của giải và chức năng nhiệm vụ của mình để đặt ra kế hoạch công tác cụ thể cho phù hợp với tình hình thực tế…

2.  Hoạt động của các bộ phận chức năng trong thời gian thi đấu:

  1. Các bộ phận chức năng và trọng tài nên thâm nhập vào các đội bóng và trưng cầu ý kiến của họ để không ngừng cải tiến cũng như nâng cao hiệu quả công tác và kịp thời nghiên cứu giải quyết những vấn đề phát sinh.
  2. Trước mỗi trận đấu tổ trọng tài phải hội ý và sau khi kết thúc trận đấu phải kịp thời nộp kết quả thi đấu cho bộ phận chức năng, đồng thời tiến hành tổng kết rút kinh nghiệm trận đấu và làm nốt những công việc liên quan.
  3. Ban thi đấu phải kịp thời báo cáo thành tích thi đấu trong từng ngày và làm tốt thống kê các số liệu liên quan như số thẻ vàng, thẻ đỏ.
  4. Ban giám sát phải thường xuyên tiến hành kiểm tra sân bãi, bảo vệ và quản lý trang thiết bị, để đảm bảo cho việc thi đấu được tiến hành thuận lợi.
  5. Trong hoàn cảnh đặc biệt cần phải thay đổi ngày, thời gian và sân thi đấu thì ban tổ chức phải kịp thời thông báo cho các bộ phận và các đội càng sớm càng tốt.
  6. Ban hành chính – tổng hợp phải thường xuyên đảm bảo các điều kiện như ăn, ở, đi lại và duy trì tốt trật tự trên sân trong thời gian có trận đấu.

3.  Hoạt động của các bộ phận chức năng khi kết thúc giải:

  1. Các bộ phận chức năng phải tổng kết công tác của mình sau khi kết thúc giải.
  2. Tổ chức lễ bế mạc, làm báo cáo tổng kết, tuyên bố thành tích thi đấu và trao giải thưởng.
  3. Tổ chức sắp xếp phương tiện đi lại cho các đội bóng và các thành viên tham gia.
  4. Sử lý sân bãi và các trang thiết bị thi đấu, in ấn và công bố thành tích thi đấu, quyết toán kinh phí. Kiểm kê vật tư tài sản.
  5. Ban tổ chức hoàn tất công việc và báo cáo kết quả của quá trình tổ chức giải lên cấp trên ( Tổng kết giải bằng văn bản).

II. THỂ THỨC THI ĐẤU VÀ PHƯƠNG THỨC TÍNH ĐIỂM XẾP HẠNG

Trong thi đấu bóng đá thường áp dụng 3 hình thức thi đấu chủ yếu là:

  • Vòng tròn tính điểm( một lượt hoặc hai lượt.)
  • Đấu loại trực tiếp.( một lần thua hoặc hai lần thua)
  • Thi đấu theo thể thức hỗn hợp( Kết hợp giữa hai loại trên) Chia bảng, vòng loại thi đấu vòng tròn, vòng chung kết thi đấu loại trực tiếp.

Ban tổ chức phải căn cứ vào yêu cầu, ,nhiệm vụ quy mô, kế hoạch tổ chức giải thi đấu và tình hình thực tế để lựa chọn thể thức thi đấu sao cho phù hợp.

1.Thể thức thi đấu vòng tròn tính điểm:

Ap dụng thể thức thi đấu vòng tròn số trận đấu sẽ tăng lên rất nhiều vì vậy chỉ phù hợp với số đội tham gia ít.( Nếu số đội tham gia nhiều mà thời gian bị hạn chế thì phương thức chia nhóm là tốt nhất).  song rất có lợi cho việc các đội có cơ hội cọ sát, học tập lẫn nhau để nâng cao trình độ, đồng thời việc sắp xếp thứ tự cũng tương đối khách quan.

  1. Phương pháp tổ chức theo thể thức thi đấu vòng tròn.

Thi đấu vòng tròn một lượt là tất cả những đội tham gia thi đấu chi gặp nhau một lần và căn cứ vào số điểm đạt được của các đội trong quá trình thi đấu để sắp xếp thứ tự.

  a.1.   Cách tính tổng số trận đấu và số ngày thi đấu:

  • Tổng số trận đấu được tính theo công thức.

Trong đó:      X    Là tổng số trận đấu

A    Là số đội tham gia

Điều kiện:   Nếu A lẻ thì tổng số ngày thi đấu bằng tổng số đội tham gia.

Nếu A chẵn thì A – 1.

Ví dụ: A = 6

Tổng số trận đấu  =  =    = 15 Trận

Tổng số ngày thi đấu = 6 – 1 = 5 ngày

Nếu theo thể thức thi đấu vòng tròn 2 lượt thì tổng số trận đấu bằng 2 lần tổng số trận đấu vòng tròn một lượt.

Nếu chia bảng đấu vòng tròn thì tổng số trận đấu sẽ bằng tổng những trận đấu ở các bảng đấu.

 

a.2.     Phương pháp xếp lịch thi đấu:

BTC phải căn cứ vào số đội tham gia để xác định số ngày thi đấu và xếp lịch thi đấu.

Khi xếp lịch thi đấu bất kể số đội tham gia thi đấu chẵn hay lẻ thi cũng phải sắp xếp theo số chẵn. Nếu số đội tham gia lẻ thì phải thêm số ( O).

Số (O) thay thế cho một đội để biến số đội thành số chẵn, và các đội khi gặp số (O) sẽ được nghỉ.

Khi xếp lịch thi đấu , trước hết phải chia số đội tham gia thi đấu thành hai nửa, trong ngày đầu tiên nửa trước bắt đầu từ số (O) nếu đội tham gia lẻ, hoặc số 1 nếu đội tham gia chẵn, đánh từ trên xuống ở bên trái, nửa sau đánh từ dưới lên trên ở bên phải. Hai đội cùng ngang nhau sẽ là hai đội gặp nhau trong ngày thứ nhất.

Từ ngày thứ hai trở đi số (O) hoặc số 1 giữ nguyên vị trí cũ còn các đội khác dịch chuyển 1 vị trí theo chiều ngược kim đồng hồ để xác định số trận thi đấu cua ngày tiếp theo.

Ví dụ: Xếp lịch thi đấu cho 7 đội hoặc 6 đội.

LỊCH THI ĐẤU VÒNG TRÒN TÍNH ĐIỂM A = 7

( 7 ĐỘI)

Ngày 1 2 3 4 5 6 7
1-0

2-7

3-6

4-5

1-7

0-6

2-5

3-4

1-6

7-5

0-4

2-3

1-5

6-4

7-3

0-2

1-4

5-3

6-2

7-0

1-3

4-2

5-0

6-7

1-2

3-0

4-7

5-6

 

LỊCH THI ĐẤU VÒNG TRÒN TÍNH ĐIỂM A = 6

(6 ĐỘI)

Ngày 1 2 3 4 5
1-6

2-5

3-4

1-5

6-4

2-3

1-4

5-3

6-2

1-3

4-2

5-6

1-2

3-6

4-5

”   Thi đấu vòng tròn hai lượt là những đội tham gia thi đấu trong giải sẻ gặp nhau 2 lần ( Lượt đi và về), và cũng căn cứ vào số điểm mà các đội đạt được trong quá trình thi đấu để xếp thứ tự.

”   Chia bảng đấu vòng tròn là chia các đội tham gia thi đấu ra thành nhiều bảng đấu, các bảng tiến hành thi đấu một lượt hoặc hai lượt đấu tùy theo quy định của điều lệ giải, để sắp xếp theo thứ tự và chọn các đội có số điểm cao vào thi đấu ở giai đoạn tiếp theo.

Để đảm công bằng số thứ tự của các đội sẽ được thực hiện bằng cách rút thăm:

”   Tuy nhiên khi xếp lịch thi đấu phải chú ý tới thời gian nghỉ giữa hai trận đấu của mỗi đội và phải bảo đảm số lần thi đấu các buổi thi đấu cho mỗi đội tương đương nhau.

”   Khi số đội tham gia thi đấu quá lớn thì nên áp dụng hình thức chia bảng đấu vòng tròn. Khi chia bảng cần chú ý tới trình độ của các đội vì vậy cần phải áp dụng phương pháp phân chia theo: “đội hạt gống” hoặc theo ” hình con rắn”

”   Khi chia nhóm theo ” Đội hạt giống” cần căn cứ vào kết quả thi đấu của giải trước và trình độ của các đội tham gia lần này để đưa thảo luận tại cuộc họp với lãnh đạo các đội bóng  nhằm xác định ” Đội hạt giống”( Số “đội hạt giống” phải bằng hoặc là bội số của số nhóm). Tiếp đó cũng lại dùng phương pháp rút thăm để phân chia các đội còn lại vào các nhóm.

”   Chia nhóm theo “hình con rắn ” là dựa vào kết quả thi đấu cuả giải trước để tiến hành chia nhóm. Ví dụ nếu co 12 đội thì sẽ chia thành 3 nhóm và sắp xếp theo như

BẢNG CHIA NHÓM THEO “ HÌNH CON RẮN”

(12 DỘI)

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3
1

6

7

12

2

5

8

11

3

4

9

10

* Cách tính điểm và xếp hạng theo thể thức thi đấu vòng tròn tính điểm.

”   Cách tính điểm trong thể thức thi đấu cần phải được quy định rõ ràng trong điều lệ thi đấu. Ví dụ thắng 3 hòa 1 thua 0.Vị trí của các độisẽ được quyết định dựa vào tổng số điểm, đội nào nhiều điểm hơn sẽ đựơc xếp lên trên. Nếu có hai hoặc nhiều đội bằng điểm nhau thì có thể sử dụng cách tính hiệu số bàn thắng, bàn thua hoặc kết qủa giữa các lần  đối đầu trực tiếp, nếu cuối cùng kết qủa vẫn bằng nhau, thì có thể tiến hành rút thăm để quyết định thứ tự.

  1. Thể thức thi đấu loại trực tiếp.
  • Loaị trực tiếp một lần thua:

Thường sử dụng trong thi đấu giải Cúp

”   Cách tính tổng số trận và số ngày thi đấu :

Tổng số trận thi đấu theo thể thức thi đấu loại trực tiếp một lần thua = Tổng số đội tham gia thi đấu  – 1.

Nêú tổng số đội tham gia thi đấu là 2n ( n là số nguyên dương bất kỳ) thì số ngày thi đấu = n. Trong trường hợp số đội tham gia thi đấu không bằng 2 n  thì n phải được lựa chọn sao cho 2n có giá trị lớn hơn nhưng gần với tổng  số đội tham gia thi đấu nhất.

Ví dụ 8 đội tham gia thi đấu thì tổng số trận đấu sẽ là 8 – 1 = 7 trận, số ngày thi đấu là 3 ngày (8 = 23).

 

 

XẾP LỊCH CHO 8 ĐỘI THAM GIA THI ĐẤU

 

Trong trừơng hợp tổng số đội tham gia thi đấu là số lẻ thì phải áp dụng công thức  tính đặc biệt để xác định tổng số đội tham gia thi đấu thi đấu ngày đầu hoặc nghỉ ngày thi đấu ngày đầu, sao cho số đội còn lại trong ngày thi đấu thứ 2 = 2n : Ta có công thức tính tổng số đội phải tham gia thi đấu ngày đầu như sau:

Công thức: X = ( A – 2 n )2

Trong đó : X: là số đội tham gia thi đấu  ngày đầu

A: là tổng số đội tham gia thi đấu.

n: là số nguyên dương bất kỳ sao cho 2n có giá trị < A.

Công thức tính số đội phải thi đấu trước, khi số đội không phải là: 2n ( 4,8,16,32…)

Ví dụ: Có 11 đội tham gia thi đấu.

X = ( 11 – 8 ) x 2 = 6 đội thi đấu trước.

–    Các đội hạt giống là các đội đạt thứ hạng cao của giải Cúp năm trước hoặc ở hạng cao hơn.

Các mã số: 1 – 4 – 7 – 11 là các mã số dành cho các đội ưu tiên hạt giống.

HƯỚNG DẪN LỄ TRAO GIẢI THƯỞNG

  1. Công tác chuẩn bị:
  2. Lập danh sách và thứ tự trao giải thưởng:
TT GIẢI THƯỞNG ĐƠN VỊ HOẶC NGƯỜI NHẬN GIẢI THƯỞNG TÊN NGƯỜI TRAO GIẢI CHỨC VỤ HIỆN VẬT GHI CHÚ
1 Giải vua phá lưới Nguyễn văn A
  1. Kiểm tra lại giải thưởng và xếp theo thứ tự trên.
  2. Chuẩn bị bục trao thưởng. bàn để giải thưởng. Khay và khăn để giải thưởng.
  3. Bộ phận phục vụ trao thưởng: Tổ trưởng + 2 đến 4 nhân viên.
  4. Trao giải:
  5. Người điều khiển đọc danh sách trên. Đồng thời tổ trưởng bộ phận phục vụ chuyển giải thưởng cho người trao giải, cũng căn cứ vào danh sách đó để sắp xếp giải thưởng( Tránh được sự nhầm lẫn ).
  6. Lưu ý:

–    Trao giải thưởng từ có giá trị từ thấp tới cao nhất.

–    Bục trao giải nên để ở trong sân, cách đường biên dọc 5m, tạo khoảng cách cho các phóng viên hoạt động.

Chia sẻ

Từ khóa » Cách Xếp Lịch Thi đấu Vòng Tròn 3 đội